Clive Palmer chi $60 triệu để vận động tranh cử?

Thượng nghị sĩ Brian Burston đã “tiết lộ” trên đài ABC rằng ông Clive Palmer, lãnh tụ đảng United Australia Party (UAP) sẽ chi đến $60 triệu để vận động tranh cử.

Tuyên bố trong chương trình 7.30 vào tối thứ Hai, ông Burston khẳng định: “Cho đến nay chúng tôi đã đăng 60,000 quảng cáo trên truyền hình và sẽ tăng lên thêm khoảng 90,000, do đó nó sẽ tạo ra ý nghĩa rất lớn”.

Theo Tiến sĩ Andrew Hughes, một chuyên gia về quảng cáo chính trị tại Đại học Quốc gia Úc, thì con số quảng cáo trên có thể đạt tới phí tổn gần $50 triệu. Cũng theo chuyên gia này thì trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, tổng chi phí quảng cáo của hai đảng Tự Do và Lao Động chỉ vào khoảng $30 triệu,

Theo chuyên gia này thì cách quảng cáo của ông Palmer giống cách quảng cáo của các công ty thương mại, đặc biệt là các đại công ty về thức ăn nhanh hay các sản phẩm tiêu phụ lớn.

Cựu lãnh tụ đảng Tự Do Quốc gia Queensland (Liberal National Party (LNP), ông Tim Nicholls, thì cho rằng dù tiêu tốn rất nhiều tiền, ông Palmer lại thiếu cởi mở với cử tri, ra lệnh cho các ứng cử viên của đảng trao đổi với truyền thông. Riêng ông ta thì từ chối yêu cầu phỏng vấn và không trả lời câu hỏi của các ký giả trong các cuộc họp báo. Ông nhận xét: “Có vẻ như ông ta đang cố đắc cử mà không bị cử tri xét nét, thẩm tra mà chúng ta mong đợi như thường lệ. Bởi thể có một kiểu vận động khác ở đây và nó được hậu thuẫn bởi gia sản khổng lộ đã tích lũy qua năm trời kinh doanh”.

Năm năm trước ông Palmer từng giữ một vị trí đầy quyền lực khi đảng Palmer United Party (PUP) của ông ta nắm cán cân quyền lực tại Thượng Viện với 4 lá phiếu. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau thì quyền lực này sụp đổ khi hai TNS của PUP từ chức còn ông Palmer thì bị vướng vào tranh cãi khi công ty Nickel tại Queensland phá sản nhưng không chịu xuất tiền giải quyết quyền lợi của công nhân!

Ông Jeremey Davey, nguyên là ứng cử viên của đảng PUP tại Queensland nhớ lại: “Vô tổ chức một cách kinh khủng, Tôi nghĩ công ty Working Dog có thể tạo ra một phim hài nhiều tập dựa trên chuyện này khi họ kết thúc phim tập Utopia. Ông Clive ghé mắt vào mọi thứ. Tôi nhớ ngày nọ cần mua $100 đồng tiền tem nhưng không ai có thể thể duyệt chi mà phải chờ đến lúc ông ta đến văn phòng”.

TNS Burston

TNS Burston hiện là ứng cử viên sáng giá nhất của PAP. Ông này trước đây theo đảng One Nation nhưng do bất đồng trong chính sách thuế với bà Paulin Hanson nên tháng Sáu năm ngoái bỏ đảng. Lúc đó bà Hanson tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận với chính phủ, không ủng hộ đạo luật giảm thuế cho các công ty. Tuy nhiên TNS Burston lại thách thức bà, tuyên bố trên truyền thông rằng ông sẽ bỏ phiếu ủng hộ.

Việc này khiến bà Hanson mất thế để thương lượng với chính phủ. Đảng One Nation có ba phiếu tại thượng viện, rất quan trọng vì nắm thế cân bằng nhưng với thái độ của ông Burston, đảng chỉ còn hai phiếu và kém thế đi. Đây là tai tiếng mới nhất làm xáo trộn One Nation sau khi đảng này mất hai thượng nghị sĩ: Rod Culleton vì phạm pháp khi ra ứng cử và Malcolm Roberts vì có lưỡng tịch. Đảng này đã chọn ông Fraser Anning để thay thế ông Robert tuy nhiên những bất hòa trong việc chọn nhân viên văn phòng đã khiến ông Anning bị bỏ rơi và ông này đang theo một đảng cực hữu khác.

Bị ông Burston “đâm sau lưng’, bà Hanson đã viết thư cho ông này, tuyên bố: “Tôi không còn tín nhiệm ông trong vai trò một thành viên trong đảng One Nation của Paulin Hanson. Ông đã từng bày tỏ sự trung thành với tôi, và bây giờ tôi yêu cầu ông chứng tỏ sự trung thành ấy bằng cách từ chức khỏi thế Thượng nghị sĩ để tôi bổ nhiệm người khác”.

Tuy nhiên ông Burston lạnh lùng từ chối, tuyên bố trên đài 2GB rằng ông sẽ không ra khỏi quốc hội “để Pauline đưa một tay chân chỉ biết vâng dạ vào thay. Tôi sẽ không bỏ đảng và từ chức thượng nghị sĩ trừ phi bà Hanson khai trừ tôi hay đuổi tôi”.

Năm 2015 ngoái ông Burston đã bị cáo giác là “lừa dối quốc hội” khi tuyên bố trong bài diễn văn ra mắt rằng ông từng là một giảng viên của Đại học Newcastle.

Trong bài diễn văn nói trên, ông ta cảnh cáo rằng nền văn hóa “Anglo” đang bị tràn ngập và kể lại “câu chuyện đời tôi: “Cuộc đời tôi là một cuộc hành trình từ cảnh nghèo khó đến với chính trị. Năm 15 tuổi tôi đã đi làm việc tập sự tại BHP để trở thành công nhân sản xuất nồi nước nón [và rồi sau đó] là giảng viên ngành sư phạm tại Đại học”.

Trước đó, trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, ông ta cũng xưng tụng việc này trong các bích chuông cổ động hay các cuộc phỏng vấn, đây là một trong những yếu tố giúp ông thắng cử.

Tuy nhiên sau đó chí đã đồng loạt phanh phui rằng ông ta chưa hề là giảng viên của đại học và thực chất ông ta chỉ có bằng diploma của trường TAFE. Sau đó, ngày 2.2.2018 nữ phát ngôn viên của đại học lên tiếng bác bỏ “hồ sơ lưu trữ của Đại học Newcastle cho thấy ông Brian Burston chưa khi nào làm việc tại đây”.

Giữa bà Hanson và ông Buston còng có chuyện lùm xùm quanh việc thay mặt đảng One Nation dự lễ nhậm chức của Donald Trump.

Theo thông tin chính thức thì Lãnh tụ Hanson đã được mời dự lễ nhậm chức của Donald Trump vào ngày 20.1.2017, tuy nhiên bà ta đã từ chối “vinh dự” này và cử TNS Brian Burston thay mặt.

Trên thực tế thì vé mời này không đến thẳng từ ông Trump hay Ban tổ chức lễ nhậm chức của ông Trump. Vé mời này là do ông Darren Brady Nelson “xoay xở” được. Ông Nelson từng là thành viên trong ban cố vấn của ông Trump và sau trờ thành nguyên cố vấn của TNS Malcolm Roberts thuộc đảng One Nation.

Bấy nhiêu đó cũng đủ để bà Hanson ba hoa về sự “gần gũi” của bà với ông Trump. Tuy nhiên bà cho rằng vì “có quá nhiều điều xảy ra tại Úc mà bà không thể bỏ qua, bà đành phải cử đại diện thay thế!”

Vé mời này gồm có hai người, chỉ là vé để vào cửa dự lễ, không bao chi phí đi lại và ăn ở. TNS Burston phải xuất tiền túi để mua vé máy bay và trả cho cho phí khách sạn.

Related posts