Con người của Lý Tống

1. Nhập

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả, trả vay,

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”

Bốn câu thơ trên của Nguyễn Công Trứ trong chương trình giáo dục thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt  Nam Cộng Hòa (VNCH) đã in nét sâu đậm trong cuộc đời của thế hệ thanh thiếu niên được thừa hưởng nền giáo dục này. Trong đó có Lý Tống.

2. Thế giới nói gì về Lý Tống?

Cuộc đời hào hùng của Lý Tống không những đối với người Việt mà còn cho cả thế giới qua 17 ngôn ngữ. Sau đây chúng ta thử lượt qua những bài viết bằng giấy trắng mực đen về Lý Tống.

          2.1. Bắt đầu là bức thư của Tổng Thống Ronald Regan, để ngày 12          tháng 12 năm 1984

          “Mr Ly Tong

          1717 Canal Street

          New Orleans, Louisiana 70112       

          “Dear Mr Tong:

          “The articles you enclosed make it clear that your daring escape from         captivity in Vietnam and Cambodia is truly the stuff of legend. For you, to live in freedom with dignity was well worth the excruciating         cost in bodily suffering and mental anguish that you underwent for       more than five years. I was particularly edified by your determination           to turn adversity into an occasion for strength and hope. With Daniel,        you walked through the lions’ den, sustained by your faith in God, and   emerged victorious. Your courage is an example and inspiration to all         who would know the price of freedom”.

          God bless you.” *

          Sincerely

          Ronald Regan

-1-

          2.2. Một nhà sử học Hoa kỳ, Stephen Ambrose, còn so sánh Lý Tống      với Tổng Thống Eisenhower, người hùng của cuộc đổ bộ Normandy    tái chiếm Âu Châu khỏi cuộc chiếm đóng của Đức Quóc Xã trong thế     chiến thứ Hai (Đệ Nhị Thế Chiến).

          “Like Eisenhower, a father for freedom, a hero from another war”*.

          Stephen E. Ambrose, Historian (USA).

          2.3. Tại nhà tù ở Tân Gia Ba, sau khi phỏng vấn để nhập trại, Julian,      Trưởng phòng phản gián Singapore*, đã so sánh Lý Tống, với nhân vật nổi tiếng thế giới trong chuyện vượt ngục trốn tù, Papillion, “Lý    Tống lả bậc thầy của Papillon“.

          2.4. Còn tờ Reader Digest, vào năm 1984 phát hành 17 ngôn ngữ trên toàn thế giới đã nhận xét: “Hành trình tìm tự do của Lý Tống vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta”.

          “His flight has become one of the great escape sagas of our time.”

          Anthony Paul, Reader’s Digest (circulated in 17 languages)*

Trên đây chỉ tóm lược qua về một số lời bình phẩm về những hành động anh hùng của Lý Tống, trải qua những lần trốn trại tù từ Việt Nam, đến Thái Lan; những lần rải truyền đơn ở Việt Nam và Cuba thì ai cũng biết.

Tuy nhiên một anh hùng cũng có đời sống như một người bình thường, với “hỉ, nộ, ái, ố và dục”. Điều quan trọng là không thần tượng che giấu, đúc tượng để “quảng cáo” hay đem vảo “chùa quốc doanh” ở Bình Dương và nhiều nơi khác tại Việt Nam, như đảng Cộng Sản Việt Nam đã và đang làm cho Hồ Chí Minh.

Có lẽ độc giả sẽ không nắm vững hết ý của cố Tổng Thống Regan nếu không biết được câu: “With Daniel, you walked through the lions’ den, sustained by your faith in God, and emerged victorious. Your courage is an example and inspiration to all who would know the price of freedom”.

Câu chuyện như thế này: Trong lần bị giam ở nhà tù Thái Lan, sau khi rải truyền đơn tại Việt Nam anh bị cùm (koòng), cai tù mở cùm cho anh và dự tính chuyển anh đến trại Panat-Nikhom, sau bốn tháng, như những trại viên khác, nhưng viên đại tá Thái Lan, trưởng trại nghe tin tiếp tục cùm anh. Lý Tống tuyệt thực. Sau nhiều ngày cai tù năn nỉ, anh vẫn tiếp tục không ăn. Tổ chức ICRC (tỵ nạn) biệt phái một cô Y tá, tên Daniel (lý do trong bức thư

-2-

cố TT Reagan đề cập tên Daniel là như vậy),  xuống chăm sóc sức khỏe cho anh, cô ta thuyết phục anh: “Anh nên ăn lại đi, anh cần phải sống. Cuộc đời bên ngoài còn bao nhiêu điều tốt đẹp để anh thưởng ngoạn. Anh còn trẻ, đời còn dài…” *.

Lý Tống rắn mắt “tán” nàng “[Giờ] phút này anh chỉ còn một hạnh phúc duy nhất là nhìn em mỗi ngày ngồi cạnh anh. Vì vậy anh phải tiếp tục tuyệt thực để được hưởng cái hạnh phúc tuyệt vời đó“.

Lý Tống là như vậy!

          2.5 Những tổ chức đấu tranh chính trị của người Việt trong ngoài   nước và Lý Tống.

          Người viết có hỏi Lý Tống anh nhận xét thế nào về các tổ chức đấu          tranh chính trị của chúng ta trong và ngoài nước, anh cho biết: ““Moi”     không thể sinh hoạt trong các tổ chức chính trị vì có nhiều nguyên tấc         mà mình phải tuân theo. Riêng “Moi” muốn hành động theo ý mình,         nhưng “Moi” tôn trọng những tổ chức này.”Moi” thấy những gì sai    trái là “Moi” hành động chống lại. “Toi” thấy như “Moi” bắn tụi cướp         ở Mỹ”.

Lý Tống xưng “Toi”, “Moi” với người viết còn người viết thì “Ông, Tôi”.

3. Kết

Xuyên suốt câu chuyện về cuộc đời Lý Tống, chúng ta thấy những hành động của anh xuất phát từ nền giáo dục của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH. Biết cách áp dụng (tri hành hợp nhất).

Đọc sách Thánh Hiền luôn luôn có tiến có thoái, hệ thống chính trị, muốn có dân chủ, luôn luôn có đối lập (đa đảng). Nên ghi nhớ là ý thức dân chủ đầu tiên trên thế giới phát xuất từ Á Châu. Việt Nam từ ngàn xưa có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.

Nếu chúng ta nhìn một số hành động của Lý Tống, có lúc thấy anh là một người lãng mạn (romantic) trong tình yêu. Nhưng anh nắm rất vững về nguyên tắc dân chủ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài. Những cuộc rải truyền đơn tại Việt Nam và Cuba, tại những nước cộng sản, độc đảng, thì chúng ta sẽ hiểu được Lý Tống.

Bài viết này để tưởng niệm Ó Đen Lý Tống, nhớ lại lần thăm tù ở Thái Lan, những lần thảo luận, tâm sự tại nhà của người viết và những trao đổi trước vụ rải truyền đơn trên quê hương chúng ta.

KQ Võ Minh Cương

-3-

Chú thích:

* Theo sách “Giặc Lái Ó Đen” của Lý Tống, xuất bản lần thứ nhì, nâm 1998

Related posts