Hết Trọng tới Ngân

Suốt mấy tháng qua, từ khi Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nhà nước không còn xuất hiện vì hậu quả bị bạo bệnh trong chuyến du hành tỉnh Kiên Giang (và như mọi người đều tin rằng ông ta trên thực tế đã bị bại liệt không thể đi lại được nữa) thì vai trò của Chủ tịch QH, Nguyễn Thị Kim Ngân, và Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc có phần tăng lên, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại và các chuyến công du.

Hồi tháng 4 năm nay, Kim Ngân đã tiếp phái đoàn Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ thăm Việt Nam. Đầu tháng 7, thì bà ta – chứ không phải Chủ tịch hay Phó Chủ tịch nhà nước- tiếp Đại sứ Trung Cộng và hôm 8/7 vừa rồi thì cầm đầu 1 phái đoàn đi thăm Trung Cộng.
Truyền thông nhà nước CSVN loan tin rằng “đây là chuyến thăm chính thức của Chủ tịch QHCSVN và phái đoàn từ ngày 8 đến 12/7/2019 để thúc đẩy mối quan hệ song phương, gồm cả quan hệ của 2 Quốc hội tới an ninh, quốc phòng, giáo dục văn hóa và phụ nữ.” Và dù Chủ tịch QHCSVN tiếng là “sang thăm theo lời mời của Lật Chiến Thư, Chủ tịch Quốc hội Trung Cộng” nhưng trong phái đoàn có nhiều quan chức các ngành.
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng và nhà nước CSVN thì nói “chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và tăng cường tin cậy chính trị” giữa hai bên.

Lần cuối cùng Nguyễn Phú Trọng trong vai trò đứng đầu cả đảng và nhà nước sang Trung Cộng là tháng 1/2017, gọi là “để tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trungphát triển lành mạnh, ổn định”.
Chuyến đi này của Chủ tịch QH Kim Ngân, theo nhận định của các nhà quan sát, khi nói là để “tăng cường tin cậy chính trị” giữa hai bên là điều đáng chú ý vì nhiều ly do.
Mối quan hệ giữa 2 chế độ CS ở Hoa Lục và VN nay đã tới mức càng ngày càng ‘bất bình đẳng” theo kiểu “chủ tớ”, “thiên triều và phiên thuộc”.
Nhìn ra biển Đông, tham vọng độc chiếm của Trung Cộng càng ngày càng công khai ra mặt. Liên tiếp mấy tháng qua, Trung Cộng đã chính thức đưa phi cơ phản lực chiến đấu ra đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa chiếm của VNCH từ năm 1974 với sự đồng lõa chấp nhận của chế độ CS Bắc Việt lúc ấy);, tăng cường vũ khí trên các đảo san hô và đảo nhận tạo thuộc quần đảo Trường Sa, công khai tập trận Hải quân bắn đạn thật, bắn hỏa tiễn đối hạm từ 29/6 đến 3/7 vừa rồi … và tiếp tục đưa hàng đoàn thuyền đánh cá (thực chất là đoàn tàu thuyền bán quân sự) tràn ngập biển Đông, sát vùng biển chủ quyền kinh tế của Việt nam (chỉ 12 hải lý) vừa để thám thích, quấy nhiễu và khiêu khích mọi tàu thuyền quốc tế qua lại, vừa để triệt nguồn sống của ngư dân Việt Nam.
Trên bộ, từ biên giới Hoa-Việt cho đến tận Cà Mau, Rạch Giá Hà Tiên, không nơi nào không có mặt người Trung Cộng, dưới đủ mọi hình thức, từ làm ăn quy mô theo kiểu dự án đầu tư 100% vốn bên ngoài, dự án liên doanh (trên hình thức, vì đối tác tro ng nước hầu hết cũng chỉ là người mang quố tịch Việt đứng tên cho có vì) cho đến các dịch vụ, thương nghiệp của người Hoa lục chính gốc …Chưa kể đến hàng trăm, hàng ngàn công trình xây dựng các loại, đủ cỡ do nhà thầu Trung Cộng được chỉ định, lôi theo hằng hà sa số nhân công -tiếng là công nhân chuyên môn nhưng chỉ toàn là lao động chân tay- tự tung tự tác như chốn không người, bất chấp luật lệ của chính chế độ CSVN cầm quyền…

Càng ngày càng thấy mọi đường lối, chính sách của chế độ CSVN (từ chính trị, quân sự, ngoại giao đến pháp luật, xã hội …) chỉ là phiên bản copy tồi tệ từ mẫu mực Bắc Kinh.
Vì thế, những cuộc tiếp xúc của giới lãnh đạo CSVN với thế giới bên ngoài đều không ra khỏi ranh giới khuôn phép mà Bắc Kinh đề ra. Cứ theo dõi các lời phát biểu của giới chức nhà nước CSVN, từ Thủ tướng chính phủ đến các Bộ trưởng, ở các hội nghị quan trọng cấp quốc tế hay khu vực thì đều thấy rõ.
Vì thế chuyến đi của Chủ tịch QHCSVN lần này cũng chỉ là một chuyến đi có mục đích nhận lệnh hoặc thỉnh thị ý kiến của quan thầy mà thôi.
Như kế hoạch gọi là ‘xây dựng đường xe lửa cao tốc Bắc Nam” chẳng hạn. Bất chấp mọi can gián, ý kiến trình bày chuyên môn của những chuyên viên cao cấp trong nội bộ chế độ -chưa nói đến ý chí phản đối của toàn dân- nhà cầm quyền CSVN vẫn tìm đủ mọi cách để cố làm bằng được chuyện “giao cho nhà thầu Trung Cộng”.

Trong khi kế hoạch làm đoạn đường tàu điện nổi trên không Cát Linh-Hà Nội đã kéo dài mười mấy năm, với tổn phí càng ngày càng gia tăng không biết giới hạn đến đâu và bao giờ mới hoàn tất sờ sờ trước mắt; cùng với biết bao công trình nhiệt điện, nhà máy lỗi thời, gây ô nhiễm nhiều hơn kết quả sản xuất có lợi, là những thí dụ cụ thể của nạn ’Trung Cộng đổ rác thải’ cho VN nhưng đảng và nhà nước CSVN vẫn nhắm măt bịt tai và cương quyết chọn nhà thầu Trung Cộng.
Sau chuyến đi của Chủ tịch QHCVSN Kim Ngân, người dân VN sẽ chỉ còn biết câm lặng chấp nhận thêm một núi rác công nghiệp trước mắt và món nợ khổng lồ đè lên đầu bao thế hệ con cháu sau này.
Nhiều người nói đến “cuộc thương chiến Mỹ-Trung Cộng đang là cơ hội bằng vàng để giúp VN có thể phần nào rũ bớt gánh nặng lệ thuộc Trung Cộng và từng bước xậy dựng lại vị thế của mình” nhưng đó cũng chỉ là một ảo tưởng mà thôi.
Dù là Trọng, Phúc hay Ngân, bộ mặt nào trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN cũng chỉ là những con rối trên bàn cờ Bắc Kinh đã xếp!

Việt Luận

Related posts