Tản Mạn Thơ Văn, Âm Nhạc và Hội Họa

Tản Mạ̣n Thơ Văn, Âm Nhạc và Hội Họa là một đóng góp mới của Việt Luận do Thu Tuyết và Tamar Le đảm trách. Những bài viết trên trang này là những rung cảm nhẹ nhàng về đời sống thường ngày hay những hoài niệm đã qua, để lại dư âm đẹp cho tâm hồn của người viết. Vì là “Tản Mạn” nên đây không phải là một diễn đàn để phân tích hay tranh luận. Xin cám ơn.

Cô Bé Ngày Xưa – Tamar Lê  (Melbourne)

Ngày xửa ngày xưa, trong những năm đầu dạy học trong trường Đại Học Sư Phạm của Tasmania, tôi có một vài học trò ‘cưng’. Người thì chơi thể thao quá giỏi, như Gino, được gửi đi thi cử tạ̣ Olympic thế giới, người thì tự dóng tàu mộ̣t mình đi vòng quanh địa cầu, nhưng phải nói, Kathy là một học trò mà tôi quý mến vô cùng.

Vào tháng cuối khóa họ̣c, sinh viên năm thứ 4 sư phạm tụ̣ tậ̣p tạ̣i một giảng đường lớn để nghe Bộ Giáo Dục đến đọ̣c danh sách những sinh viên được Bộ tuyển dụ̣̣ng dạ̣y các trường ở Tasmania. Thỉnh thoảng có người ré to vì mừng được Bộ cho dạ̣y ở một trường tại thành phố .

Lúc đi qua giảng đường, tôi thấy một cô bé chạy nhanh ra khỏi giảng đường, nét mặt rất buồn và thất vọng. Tôi nhậ̣n ra đó là Kathy, cô học trò cưng của tôi, luôn luôn đứng ̣đầu lớp trong tất cả các môn, và có ý định qua Oxford tiếp tục học lên.

Thấy Kathy cúi mặt vừa chạy vừa cố cầm nước mắt trên gương mặ̣t buồn phiền. Tôi đi theo Kathy và cuối cùng đuổi kịp cô bé.

– Kathy, em sao vậ̣y?

Cô bé gục đầu vào vai tôi rồi khóc nức nở. Tôi vổ nhẹ lên vai Kathy, cố gấng an ủi dù chẳng biết chuyện gì đã xẩy ra.
Sau một hồi im lặ̣ng, Kathy cố gạ̣t nước mắt rồi nói:

– Thật không ngờ, bị̣ đưa ̣đi dạ̣y ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tasmania. (Rồi Kathy tiếp tục khóc trên vai tôi).

Đợi Kathy lấy được một chút bình thản, tôi nhỏ nhẹ nói:

– Kathy biết không, hồi tôi còn bé, sống ở một làng xa xôi miền trung Vietnam, tôi mơ một ngày nào đó, tôi sẽ du học thật xa, và trong trí tưởng tượng của tôi là Paris, London, New York hay Vienna. Cái tên Tasmania không bao giờ nằm trong ký ức của tôi. Vậ̣y mà hòn đảo xa xôi hẻo lánh Tasmania này đã trở thành quê nhà yêu quý của tôi sau này. Tas là linh hồn của gia đình tôi. Nếu không có nơi này, không biết tương lai của tôi sẻ đi về đâu; Kathy hãy cho mình một cơ hội để khám phá tiềm năng của đời mình.

Hơn ba mươi năm sau, một hôm đi bộ̣ dọ̣c theo dòng sông Tamar lãng mạn và hiền hòa, tôi ghé vào một quán cafe bên bờ sông Tamar, vừa nhấm nháp ly cafe nóng, vừa thoáng nhìn màn hình TV, tôi thậ́y Virginia Trioli và Michael Rowland trong chương trình News Breakfast của ABC đang háo hức phỏng vấn một tiểu thuyết gia đẹp, nụ cười duyên, và rất nổi tiếng trên thế giới về sự nghiệp và cuộc đời của cô ta.

Tôi bàng hoàng, xúc độ̣ng không biết mình đang tỉnh hay mơ. Phải nói ly cafe bên giòng sông xanh dể mang lại cho tôi ảo ảnh của cuộc đời. Tôi ḍụ̣i mắt mấy lần, nhưng cuối cùng thực tế đánh thức tôi dậy.Vâng, trước mắt tôi là ‘cô bé ngày xưa’, vẫn duyên dáng, thông minh, nhanh nhẹ̣n, với nụ cười tươi tắn, không còn những giọt nước mắt buồn bã của một thời đã qua.

Mộ̣t ngày đẹp trời vào thu, khi lá thu vàng bắt đầu khoe mình trên những hàng cây trên sân trường đại học, lúc bước xuống văn phòng, Tracey, cô thư ký hiền lành, luôn luôn nở một nụ cười thân thiện nói đùa: “There are so many love letters for you today.”

Tự nhiên tay tôi hơi run run và mắt tôi như hoa lên khi chập chờn nhận ra nét chữ quen thuộc của cô học trò ngày xưa.

“…Tôi định viết thơ cho Th sớm hơn nhưng hôm nay không đi dạy nên bớt bận rộn. Tự̣ dưng tôi nhớ là mình chưa viết lá thư nào cho anh từ ngày mình gặp lần cuối trên sân trường đại học và tôi đã làm anh lo lắng với những giọt nước mắt buồn phiền của mình chỉ vì lúc đó còn ở cái tuổi bồng bột mộng mơ….”

Đọc đi đọc lại bức thư của Kathy, tôi hình dung được nụ cười thoải mái, ánh mắt long lanh và tiếng thở dài hạnh phủc của cô bé với niềm vui mới tràn trề như Alice trong wonderland. Kathy kể từng li từng tí về học trò ngoan ngoãn, đồng nghiệp vui tính, và luôn luôn được thiên nhiên che chở đời sống mới của mình. Ở đây, Kathy tìm lại được tâm hồn nhẹ nhàng của mình, những cảm xúc thương nhớ đong đầy của thời đi học.

Ấn Tượng:Trong khoa học, ‘lạ’ là động lực của phát minh, trong thiên nhiên ‘lạ’ là biểu tượng cho nét đẹp mà Thượng Đế làm món quà cho nhân loại, và trong mổi con người ‘lạ’ là bông hoa huyền bí ẩn hiện trong nội tâm. Einstein còn tìm thấy ‘lạ’ trong trí tưởng tượng của mình (I am enough of an artist to draw freely upon my imagination). Trong bài thơ ‘Lạ’, Thu Tuyết chia sẻ cái thi vị ‘lạ’ trong tâm hồn mình.

LẠ   – Thu Tuyết

Bỗng dưng tôi thấy lạ

Mùa xuân đi qua như cơn gió vô tình thổi vào mặt người mang theo một mùi hương lạ

Và những cánh hoa khập khiễng rơi như người thương binh đang khập khiễng trên con đường lạ đầy hoang sơ của cây cỏ bên lề

Nắng hôm nay cũng lạ, không như nắng Sài Gòn của mùa khô làm cỏ cây nhọc nhằn tồn tại

Nắng Melbourne nhàn nhạt tưới rộng trên sông, trên muôn loài sau mùa đông cành gốc cô đơn, trơ trọi buồn với cái lạnh buốt da

Và như một phép lạ mà Thượng đế ban cho loài người để vượt qua những gian nan, để sống, để yêu; là nắng làm xuân rực rỡ, làm thế giới đầy sắc màu, làm biển xanh hơn và gió cũng thơm hơn

Trái tim tôi hôm nay cũng lạ, rộn ràng hơn bởi vẻ đẹp ấm áp, nồng nàn của một không gian yên bình nhưng khắc khoải những thoáng buồn

Tôi tìm kiếm chung quanh những khuôn mặt người thân, nhưng thật lạ! Dường như họ chỉ ẩn hiện trên nền trời xanh pha chút xám buồn như vài cụm mây còn sót lại sau mùa đông giá rét

Đôi lúc lòng người cũng rất lạ. Phải chăng thời gian và không gian là chiếc đũa thần gõ vào hư không nhưng đầy quyền lực mang theo sự thay đổi của con người và thế giới với hai mảng màu sáng, tối.

Tôi ngơ ngác uống từng giọt lạ rơi rớt vào hồn, vào tim để hạnh phúc với những thanh thoát còn sót lại của cuộc đời, để nuôi dưỡng sức chịu đựng, để vượt qua những biến động và để thì thầm với thế gian rằng: “Lạ đem đến cho ta cái đẹp mạnh mẽ như cánh hoa vươn mình rực rỡ trên đống đổ nát hoang tàn sau một cơn động đất”. 

 

Related posts