Mất nguồn cung dồi dào từ Úc, ngành thép Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng sang các mỏ sắt của châu Phi

Thanh Hải

Tờ Epoch Times cho hay, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã gọi điện cho Tổng thống Sierra Leone, hứa sẽ giúp quốc gia Tây Phi này trong cuộc chiến chống đại dịch. Ông nhấn mạnh rằng hai bên cần “mở rộng hợp tác cùng có lợi”. Các nhà phân tích suy đoán rằng động thái này có liên quan đến nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú ở Sierra Leone mà Trung Quốc đang cần.

Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do chất lượng và số lượng quặng sắt trong nước thấp không đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, nên 80% quặng được nhập khẩu, chủ yếu từ Australia và Brazil.

Năm ngoái, chính phủ Úc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID-19, Sau đó Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách bắt đầu một cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Để loại bỏ sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Úc, Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm không chính thức, thúc giục ngành thép Trung Quốc chuyển sang quặng sắt Brazil, mặc dù chất lượng tương đối thấp.

Tuy nhiên, các mỏ của Brazil đã gặp phải những trận mưa lớn trong năm nay, dẫn đến lượng hàng xuất xưởng giảm và nguồn cung tại các mỏ quặng sắt không đủ. Vì lý do này, Trung Quốc đã quay sang Ấn Độ, cũng như Châu Phi, nơi giàu tài nguyên khoáng sản.

Trung Quốc muốn lấy được quặng sắt ở châu Phi bằng mọi giá

Cuối năm ngoái, cả Congo và Cameroon đã rút quyền khai thác của công ty Sundance của Australia đối với 5,64 tỷ tấn quặng sắt của dự án Mbalam-Nabeba, và chuyển một phần mỏ cho các công ty Trung Quốc.

Ngay từ năm 2012 và 2014, Công ty Sundance đã ký thỏa thuận với chính phủ Cameroon và Congo để khai thác quặng sắt. Vào thời điểm đó, công ty đã lên kế hoạch đầu tư 8,7 tỷ USD cho việc xây dựng tuyến đường sắt dài 360 dặm và nhà ga quặng sắt.

Sierra Leone, nằm trên bờ biển phía tây của châu Phi, nơi rất giàu quặng sắt. Các công ty Trung Quốc đã hoạt động ở đó khoảng 10 năm, và đã khởi động lại một dự án bị đình chỉ vào năm ngoái.

Công ty sắt thép Sơn Đông thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quặng sắt Tonkolili và xuất khẩu quặng này sang Trung Quốc vào năm 2011. Sản lượng xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2014 là 19,03 triệu tấn. Sau năm 2017, do dịch Ebola và giá quặng sắt thấp, dự án Tonkolili đã phải tạm dừng. Xuất khẩu quặng sắt hàng năm của Sierra Leone sang Trung Quốc sau đó giảm mạnh xuống dưới 1 triệu tấn vào năm 2018 và về 0 vào năm 2020.

Công ty Trung Quốc, Qinghua Investment Co., Ltd., đã tiếp quản quặng sắt vào ngày 23 tháng 9 năm 2020 và tiếp tục hoạt động. Chuyến hàng đầu tiên đến Trung Quốc vào ngày 29 tháng 1 năm nay.

Ngoài ra, Trung Quốc đã đầu tư 14 tỷ đô la vào Guinea để có được quyền khai thác mỏ Simandou, một mỏ khổng lồ với trữ lượng quặng sắt hơn 2,25 tỷ tấn nằm ở một vùng núi hẻo lánh. Các công ty Trung Quốc hiện đang xây dựng đường sắt ở Guinea để chuẩn bị cho dự án Simandou. Người ta ước tính rằng phải mất ít nhất 5-7 năm nữa mỏ mới có thể bắt đầu sản xuất.

Một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm ngoái của Viện Lowy, một tổ chức tư vấn của Úc về các chính sách quốc tế, đã chỉ ra rằng chiến lược khai thác quặng sắt của Trung Quốc ở châu Phi là lâu dài, và bằng mọi giá.

Báo cáo nêu rõ: “Trung Quốc có các lựa chọn ở châu Phi, và ngay cả khi các mỏ quặng sắt châu Phi mới được khai thác phải mất vài năm và rót vốn ồ ạt để phát triển, thì điều này sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc, người biết cách chơi trò chơi lâu dài”. 

Tương tự, Trung tâm Nghiên cứu Thương mại Trung Quốc-Châu Phi, một tổ chức tư vấn của Trung Quốc, nhấn mạnh trong một báo cáo công bố ngày 20/4, rằng Bắc Kinh có nhiều lựa chọn ở Châu Phi, do đó, “ngay cả khi các mỏ sắt Châu Phi mới được đầu tư cần vài năm phát triển và với số vốn đầu tư khổng lồ, các quốc gia này sẽ không ngăn chặn đầu tư của Trung Quốc”.

Li Yanming, một chuyên gia tại Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng việc Tập Cận Bình tham gia nói chuyện với các nhà lãnh đạo của các quốc gia châu Phi này cho thấy quyết tâm thoát khỏi sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Australia. Điều đó cũng chỉ ra rằng nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Bắc Kinh hy vọng rằng làm việc với các nước châu Phi này sẽ là một lựa chọn thay thế, để cứu mình khỏi tình trạng khó khăn nghiêm trọng.

Related posts