Miễn ‘yêu’ là được rồi – Tamar Lê

Miễn ‘yêu’ là được rồi

Hồi xưa khi học Anh Văn, thầy cô dạy văn phạm trước và dạy nói sau. Thật vậy, tôi học Anh Văn từ đệ thất, đệ lục, đến đệ tứ, đệ tam, nhưng khi gặp một người Mỹ đầu tiên, thì hoảng hồn, ngại ngùng không biết ‘nói năng chi’. Học trò thường biết nhiều về văn phạm, ngay cả ông giáo người Mỹ cũng ngạc nhiên khâm phục.

Học văn phạm cũng có cái hay của nó vì văn phạm phản ánh bản chất con người. Theo Chomsky, nhà tư tưởng lớn hiện đại, ‘văn phạm toàn diện’ (universal grammar) hiện diện trong tất cả ngôn ngữ loài người, và ông đi xa hơn, cho rằng, khi được sinh ra, bất kỳ ở đâu trên thế giới, các em bé được sinh (???) với ‘universal grammar’; nhờ vậy các em học tiếng mẹ đẻ (mothertongue) đầu tiên rất dễ dàng. Cứ mang baby của bạn qua Iran sống 3 năm, thì thấy liền, bé nói tiếng Iran như gió.

Chomsky dựa theo sự suy luận của trường phái ‘chủ trí’ (rationalism) của triết gia Descartes để chứng tỏ rằng nghiên cứu ngữ học nói chung và grammar nói riêng mở rộng nhiều hướng đi trong tâm lý, giáo dục, văn học và triết học; (xin đọc cuộc tranh luận giữa Foucault và Chomsky về đề tài này). Chomsky muốn liên hệ trường phái chủ trí (rationalism) thế kỷ 18 với ý niệm tự do (freedom) và sáng tạo (creativity). Hình như từ ‘Grammar School’ nói lên sự liên hệ sâu xa này. Không phải trường Grammar School chỉ dạy grammar thôi.

Điều mà tôi thích nhất là khi học grammar các tiếng khác, lúc đầu thấy hơi ‘gai mắt’ nhưng rồi mới thấy cái hay của mỗi thứ tiếng. Thí dụ như trong tiếng Pháp, ‘I love Melbourne’ là ‘J’aime Melbourne’ (subject verb object, SVO), nhưng ‘I love you’ thì lại khác ‘Je vous aime’ (Subject Object Verb, SOV).

Tiếng Anh, Pháp, Đức, Việt thuộc loại SVO, nhưng có rất nhiều ngôn ngữ khác thuộc SOV như Korean, Kurdish, Burmese, Japanese. Nếu không theo SOV thì họ dùng cấu trúc khác như thụ động (passive voice). Trong ngôn ngữ SOV, muốn diễn tả câu ‘Tom ăn phở’ thì phải theo thứ tự ‘Tom phở ăn’.

Thật ra, học văn phạm cũng hay thật như Subject Verb Object hay trái ngược, nhưng trong khía cạnh tình cảm, ‘tôi yêu em, ‘em yêu tôi’, ‘mình yêu nhau’ có khác gì đâu, miễn ‘yêu’ là được rồi… hehehe

Related posts