Kỷ lục đáng xấu hổ của ông Tập Cận Bình được thiết lập

Phụng Minh

Kể từ khi bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào năm 2020, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã không đi thăm nước ngoài trong gần hai năm, trong khi lãnh đạo các nước lớn khác bắt đầu đi thăm nước ngoài và tham gia các hội nghị quốc tế. Những khó khăn cả trong lẫn ngoài và sự cô lập chưa từng có của Trung Quốc đã làm dấy lên mối quan tâm từ thế giới bên ngoài.

Theo bản tin của BBC ngày 30/9, lần cuối cùng ông Tập Cận Bình ra nước ngoài là chuyến thăm cấp nhà nước tới Myanmar vào ngày 17/1/2020. Tân Hoa Xã đưa tin rằng năm đó ông Tập Cận Bình đã tham dự 12 sự kiện và ký kết 29 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Nhưng chỉ 6 ngày sau, Vũ Hán tuyên bố đóng cửa thành phố, đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát và lây lan ra toàn thế giới. Và kể từ đó, ông Tập không ra nước ngoài nữa.

Tính đến ngày 30/9, ông Tập Cận Bình đã không đặt chân ra nước ngoài trong 620 ngày liên tục. Nếu so sánh, thời gian ông Biden không đi thăm nước ngoài là 102 ngày, còn Tổng thống Nga Putin là 104 ngày.

Mã Chiêu, phó giáo sư Khoa Đông Á tại Đại học Washington ở St. Louis, tin rằng những rủi ro về sức khỏe do dịch bệnh phải là một cân nhắc quan trọng đối với ông Tập Cận Bình và chính quyền Trung Quốc.

Ông Trần Kiệt, phó giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Tây Úc, tin rằng nguyên nhân của dịch bệnh ngày càng ít được xác định là lý do để các nhà lãnh đạo của các nước phương Tây lớn không đi thăm các nước trong năm nay.

Vào tháng 4 năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đến thăm Hoa Kỳ và hội đàm với Tổng thống Biden, ông là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Hoa Kỳ kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Vào tháng 6 năm nay, Tổng thống Mỹ Biden đã bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức, trước tiên ông đến Anh để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7, sau đó hội đàm với các nhà lãnh đạo NATO và EU ở châu Âu, đồng thời gặp nhà lãnh đạo Nga Putin. 

Mới tuần trước, ông Biden cùng Thủ tướng Australia Morrison, Thủ tướng Nhật Bản Suga và Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Đối thoại An ninh Bộ Tứ tại Tòa Bạch Ốc.

Giáo sư Trần Kiệt tin rằng Tập Cận Bình đã không đến thăm quá lâu vì xử lý một số việc không thuận lợi, bao gồm cả sự lên án rộng rãi của quốc tế đối với ĐCSTQ vì đã che đậy đại dịch ban đầu, sự đàn áp ở Hồng Kông và nhân quyền ở Tân Cương. Xét về tình hình chung, việc không ra nước ngoài trong thời gian dài phản ánh sự kém cỏi của ĐCSTQ về địa chính trị và không có đồng minh. Hầu hết các chuyến thăm thường xuyên của các quan chức Mỹ là tới các nước đồng minh thân thiết của họ hoặc các chuyến thăm trao đổi.

Nhà bình luận chính trị Đường Tĩnh Viễn tin rằng chính sách ngoại giao sói chiến của ĐCSTQ đã khiến ông bị cô lập chưa từng có. 

Thế giới bên ngoài đã chú ý rằng kể từ tháng 3/2019, ông Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu tại lễ khai giảng các khóa đào tạo cán bộ trẻ và trung niên tại Trường Đảng của Trung ương ĐCSTQ. Vào tháng 9/2019, ông đã đề cập đến “đấu tranh” 58 lần trong bài phát biểu của mình tại Trường Đảng của Ban Chấp hành Trung ương, và đề cập đến sự cần thiết của “tinh thần đấu tranh” trong tất cả các lĩnh vực như “nội chính, ngoại giao và quốc phòng.”

Trang web tiếng Trung của BBC trích dẫn quan điểm của các nhà phân tích và báo cáo rằng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và phương Tây sẽ ngày càng gia tăng, khi các nhà ngoại giao của ĐCSTQ tiếp tục gây hấn theo kiểu “sói chiến” trong nhiều lần “đấu tranh” này. 

Sau khi quan hệ Trung-Mỹ xuống mức thấp lịch sử, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đề cập đến tinh thần đấu tranh trong công việc ngoại giao của mình. Trong những năm gần đây, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ thường xuyên thể hiện phong thái như sói trên trường quốc tế, điều này đã khiến cho mối quan hệ giữa ĐCSTQ và các nước phương Tây ngày càng căng thẳng.

Trong khi mối quan hệ của ĐCSTQ với thế giới phương Tây tiếp tục căng thẳng, hình ảnh quốc tế của ĐCSTQ tiếp tục suy giảm. Dữ liệu khảo sát dư luận của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 30/6 năm nay cho thấy trong số hơn 18.000 người được hỏi về 17 nền kinh tế trên bốn châu lục, tỷ lệ ấn tượng tiêu cực về Trung Quốc trung bình là 69%, đây được xem là mức cao kỷ lục trong hai năm qua.

Related posts