Mặt thật Trung Cộng 中共的真面目 – Nợ ‘không thống kê’ mà Trung Quốc bẫy các nước nghèo vượt xa quả bom nợ Evergrande

Thuỷ Tiên

Hơn 40 quốc gia có mức nợ đối với Bắc Kinh lớn hơn 10% GDP của họ. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phải gánh “những khoản nợ tiềm ẩn” mà chính họ không lường trường được với tổng trị giá 385 tỷ USD, vượt xa mức nợ 305 tỷ USD của quả bom nợ BĐS Evergrande đang treo trên đầu Bắc Kinh.

Tạp chí Financial Times vừa công bố một nghiên cứu mới cho thấy: Các khoản nợ của nhiều quốc gia liên quan đến sáng kiến về ​​chính sách đối ngoại Vành đai và Con đường (BRI) nổi bật của Chủ tịch Tập Cận Bình đã được báo cáo một cách thiếu hệ thống trong nhiều năm. Điều này đã dẫn đến việc gia tăng “các khoản nợ ẩn”, hoặc các khoản nợ không được tiết lộ mà các chính phủ có thể có nghĩa vụ phải trả, nhưng hiện họ hoàn toàn không biết gì.

Phát hiện này là một phần của báo cáo mới được công bố bởi AidData, một phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển quốc tế có trụ sở tại Đại học William & Mary ở Virginia, đã phân tích hơn 13.000 dự án viện trợ và vay nợ trị giá hơn 843 tỷ USD trên 165 quốc gia qua hơn 18 năm tính đến hết năm 2017.

Các nhà nghiên cứu của AidData ước tính rằng các khoản nợ hiện có bắt nguồn từ việc Trung Quốc cho vay “nhiều hơn đáng kể” so với cách hiểu trước đây của các cơ quan xếp hạng tín dụng và các tổ chức liên chính phủ khác có trách nhiệm giám sát.

Brad Parks, giám đốc điều hành của nhóm AidData, nói với Financial Times: “Tôi thực sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra [con số 385 tỷ USD] đó.

Tốc độ cho vay liên quan đến các dự án BRI đã chậm lại trong 2 năm qua. Và năm nay, Mỹ đã dẫn đầu một nỗ lực của G7 nhằm chống lại sự thống trị của Bắc Kinh trong lĩnh vực tài chính phát triển quốc tế.

Nhưng báo cáo nhấn mạnh những ảnh hưởng lâu dài của một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ kể từ khi ông Tập đưa ra kế hoạch BRI vào năm 2013.

Nơi mà việc Trung Quốc cho vay trước đây chủ yếu hướng đến những người đi vay có chủ quyền như các ngân hàng trung ương, thì giờ đây, gần 70% nợ nước ngoài của Trung Quốc được phát hành cho các công ty nhà nước, ngân hàng quốc doanh, công ty phục vụ mục đích đặc biệt, liên doanh, và các tổ chức khu vực tư nhân.

Hơn 40 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) hiện có mức nợ đối với Trung Quốc cao hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội của họ, AidData ước tính.

Và chính phủ của các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình đang báo cáo các nghĩa vụ trả nợ đối với Trung Quốc tương đương gần 6% GDP.

“Những khoản nợ này phần lớn không xuất hiện trên bảng cân đối của chính phủ ở các nước đang phát triển. Điều quan trọng là chủ nợ [Trung Quốc] được hưởng lợi từ hình thức bảo vệ và trách nhiệm pháp lý rõ ràng hoặc ít nhất là cam kết ngầm của chính quyền sở tại rằng nhà nước sẽ thay mặt doanh nghiệp trả các khoản nợ này cho Trung Quốc. Về cơ bản, điều đó đang xoá nhoà sự khác biệt giữa nợ tưnợ công”, ông Parks nói.

Báo cáo được công bố trong bối cảnh các cuộc tranh luận quốc tế diễn ra sôi nổi vì lo ngại rằng Trung Quốc đã đẩy các nước đang phát triển vào cái gọi là bẫy nợ mà cuối cùng có thể dẫn đến việc Bắc Kinh tịch thu tài sản khi các khoản nợ không được hoàn trả.

Một số nhà phê bình cho rằng những lo ngại ‘bẫy nợ’ đã bị thổi phồng quá mức bất chấp sự thật là ngày càng có nhiều lo ngại về việc mở rộng lợi ích của Trung Quốc ra nước ngoài dưới thời ông Tập. Dẫn chứng cho nhận định này, các nhà phê bình đều lấy một báo cáo hồi năm 2020 về BRI ở Châu Phi tại Đại học Johns Hopkins cho thấy từ năm 2000 đến 2019, Trung Quốc đã hủy khoản nợ 3,4 tỷ USD ở châu Phi và 15 tỷ USD nữa được tái cơ cấu hoặc tái cấp vốn. Không có tài sản nào bị thu giữ.

Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và con số xoá nợ quá nhỏ bé so với hàng chục ngàn tỷ nợ chính thức và không chính thức trong BRI không nói lên điều đó. Ông Parks cho biết, trong khi “các thao túng truyền thông đã phát triển câu chuyện theo thời gian là người Trung Quốc thích thế chấp bằng tài sản vật chất, kém thanh khoản”, nghiên cứu mới nhất cho thấy việc thế chấp bằng tài sản lưu động là phổ biến.

Ông nói: “Đúng là các công ty cho vay thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc rất ưa chuộng tài sản thế chấp: chúng tôi nhận thấy 44% danh mục cho vay tổng thể là có tài sản thế chấp và khi đó quyền lực đối với khoản nợ là rất cao, khi rủi ro cao hơn thì phần nợ còn lại sẽ đòi hỏi thêm tài sản thế chấp”.

“Điều đang xảy ra là ngân hàng quốc doanh Trung Quốc bắt buộc người đi vay phải duy trì số dư tiền mặt tối thiểu trong tài khoản ngân hàng nước ngoài, hoặc tài khoản bảo chứng mà chính người cho vay kiểm soát”.

Ông Parks cho biết các khoản nợ tiềm ẩn như vậy từ các khoản nợ tiềm ẩn “gần như là một mối đe dọa ma quái” đối với nhiều quốc gia.

“Nếu bạn đang làm việc trong một Bộ tài chính của một nước đang phát triển, thách thức đối với việc quản lý nợ tiềm ẩn của Trung Quốc không phải là việc biết bạn sẽ cần phải trả các khoản nợ không được tiết lộ với giá trị tiền tệ đã biết cho Trung Quốc mà là không biết về giá trị tiền tệ của các khoản nợ đối với Trung Quốc mà bạn có thể phải hoặc không phải trả trong tương lai”, ông Parks nói.

T.T.

Theo Financial Times

Related posts