Anna Karenina, Người Tình Bất Hạnh

Văn hào Nga Leo Tolstoy – Lev Nikolayevich Tolstoy (1828 –1910) là một trong những tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất thế giới từ thế kỷ XIX cho đến nay. Tác phẩm Chiến Tranh & Hòa Bình là bộ tiểu thuyết sử thi gồm 17 quyển, in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Tác phẩm mô tả bối cảnh trong giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, trong mọi khía cạnh của cuộc sống, tạo thành bức tranh toàn diện của đất nước. Cuộc chiến tương tàn và thảm khốc xảy ra, bên cạnh những đổ vỡđau thương đó, tình cảm của con người đối với nhau để xoa dịu nỗi đau…  Tác phẩm nầy được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới.

Nhưng tác phẩm Anna Karenia ấn hành năm 1887, thân phận Anna Kerenia thấp thoáng như nàng Kiều của Nguyễn Du, tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc mệnh… được dịch ra nhiều thứ tiếng, được mọi người biết đến với chuyện tình thật lãng mạn lẫn bi thương. Nhiều ấn bản tiếng Anh, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Nauy, Phần Lan, Italy, Thuỵ Điển, Hà Lan, tiếng Nhật, tiếng Hoa, tiếng Myanmar, tiếng Ấn Độ, tiếng Việt… Hiện nay cuốn sách cũng được các nhà xuất bản trên thế giới tái bản theo yêu cầu của công chúng.

Tiểu thuyết Anna Karenina của đại văn hào Nga Lev Tolstoy gồm 8 quyển, 204 chương đã được chuyển thể câu chuyện thành phim hơn 30 lần trong một thế kỷ. Câu chuyện tình bi thảm này được dựng phim không chỉ ở Nga mà còn ở Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Argentina, Ai Cập, Ấn Độ…

Lần đầu tiên, Anna Karenina được chuyển thể điện ảnh ở Đức vào năm 1910. Rất tiếc, bộ phim câm này đến nay không còn nữa. cũng vào thời điểm đó, ở Moscow (Mạc Tư Khoa) đạo diễn Maurice Maître cũng làm phim Anna Karenina. Vai Anna do nữ diễn viên Sorochtina, còn vai bá tước Vronsky do Nikiolai Vasilyev. Lần thứ hai ở Nga, tác phẩm của Tolstoy được hãng Timan & Reyngardt chuyển thể năm 1914. Vai Anna do diễn viên sân khấu Maria Germanova.

Hình ảnh Anna Karenina đã đi vào Nghệ Thuật Thứ Bảy với những minh tinh nổi tiếng theo thời gian.

Năm 1948, người Anh quốc thực hiện phim Anna Karenina. Vivien Leigh nữ diễn viên nổi tiếng từng đoạt giải Oscar với vai nữ xuất sắc nhất trong phim Cuốn Theo Chiều Gió, qua hình ảnh Anna thu hồn khán giả…

Tác phẩm lọt vào mắt đạo diễn Mỹ, Anna Karenina với Sophie Danièle Sylvie Marceau năm 1997. Cuốn phim một thời gây tranh cãi nhất, (không hiểu đạo diễn muốn khán giả tò mò để quảng bá?) vì không đúng theo tinh thần của cuốn tiểu thuyết nhưng khán giả lại yêu thích bộ phim này vì bối cảnh đẹp, trang phục, âm nhạc sang trọng và diễn viên Sophie Danièle Sylvie Marceau.

Năm 2008, Anna Karenina với Tatyana Drubich. Năm 2012, Anna Karenina với Keira Knightley…

*

Tolstoy bắt đầu viết tiểu thuyết này vào năm 1870 bỏ một thời gian, sau viết lại, với rất nhiều bản khác nhau qua 12 lần chỉnh sửa. Ban đầu, Tolstoy đặt tên tác phẩm là Một Bà Trẻ Trung. Từ bản thứ ba, khi đưa thêm Levin vào trong tác phẩm, đổi tên thành Hai Đám Cưới. Từ bản thứ tư, tác phẩm mới có tên Anna Karenina. Loe Tolstoy cho đăng nhiều kỳ trên tờ đặc san Rousky Vestnik. Nhân vật chính Anna Karenina được gợi hứng một phần từ Maria Hartung (1832-1919), con gái của thi hào Pushkin (1799-1837). Tolstoy găp cô trong một bữa tiệc, sau đó Tolstoy đọc văn của Pushkin và lấy được một số các tính cách để xây dựng nhân vật của mình. Leo Tolstoy rất ngưỡng mộ Pushkin nên từ câu chuyện thực phác họa thành nhân vật hư cấu. Maria đẹp từ thân xác lẫn tâm hồn. Lấy chồng, hạnh phúc trong cuộc tình rồi khi người chồng tự sát oan uổng, Maria thay đổi cuộc sống trong hoàn cảnh đáng thương. Cảm nhận câu chuyện của Pushkin đã gợi ý cho Leo Tolstoy tạo dựng nhân vật hư cấu Anna Karenina.

Trong hồi ký của Sonya, vợ Tolstoy có ghi lại chuyện một bà tên Anna bì tình nhân ruồng bỏ để lấy một cô trẻ hơn, bà ta  đã lao đầu vào xe lửa tự tử trên đường rầy tại nhà ga Lassenki. Anna ở gần sát gia trang Tolstoy và có quen biết gia đình ông. Tác giả  đã chứng kiến thể xác tan nát của nạn nhân khi có mặt trong lúc khám nghiệm tử thi, rất xúc động, ông nói sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về sự sa đoạ của các bà mệnh phu nhân, giới quí tộc tại kinh thành Petersburg. Trong tác phẩm ông chỉ kể chuyện cuộc đời người đàn bà sa ngã nhưng không kết án nàng.

Anna Karenira xinh đẹp, thông minh, trang trọng nhưng không may bố mẹ mất sớm, nàng buộc phải lấy bá tước Alexei Karenin. Karenin là một con người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt. Anna lấy Karenin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị. Trong hoàn cảnh đó “lấy chồng không phải vì tình yêu hoặc không hề biết đến tình yêu”, đành chấp nhận một nếp sống “yên ổn nhưng buồn tẻ, sang trọng nhưng u uất”. Tám năm trời đằng đẵng bên người chồng quyền quý nhưng vô vị, chưa lúc nào cảm nhận ngọn lửa sống nhiệt thành có thể lụi tắt trong tâm hồn nàng. Vì vậy, tận đáy lòng, nàng đã tự nhủ về quyền được hưởng hạnh phúc cho bản thân.

Anna về thăm gia đình người anh ruột ở Moscow. Mối tình của Anna với Vronsky trong buổi khiêu vũ, trái tim nàng đã xao động và nhen nhóm khát vọng yêu đương. Buổi đầu nàng cố cưỡng lại vì đang bị ràng buộc bởi quy ước khắt khe của lễ giáo phong kiến và nhà thờ. Anna cảm thấy có lỗi nên gặp Vronsky để yêu cầu chấm dứt nhưng tình yêu đã giành phần thắng. Tình yêu vụng trộm đó, Anna có thai với Vronsky và suýt chết trong khi sinh nở. Kể từ đây, nàng chấp nhận hy sinh cho tình yêu, gạt bỏ hết mọi ràng buộc lễ giáo và tự tìm cho mình cuộc sống.

Thế rồi xã hội thượng lưu đã khoét sâu hơn mối bất hòa giữa hai người và đẩy Anna vào tình trạng tuyệt vọng. Áp lực khắt khe buộc người mẹ phải chọn giữa tình yêu và tình mẫu tử và chúng đã thắng bởi Anna không thể chọn lựa mà không bị đau đớn giày vò. Anna không thể ly dị chồng để đến với Vronsky. Karenin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vronsky. Cái giả phải trả giữa con (Xeripja) và người tình (Vronsky), Anna không chấp nhận phải xa con. Bi kịch của Amma ở chỗ nàng không thể có cả hai và mất một trong hai! Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu quý, để cùng Vronsky và đứa con gái nhỏ ra nước ngoài.

Mối tình của Anna với Levin cũng vấp phải mâu thuận bởi xã hội bấy giờ. Levin thẳng thắn, nhạy cảm, bất mãn với hiện thực xã hội nên muốn tìm hiểu chân lý và hạnh phúc trong cuộc sống. Nhưng Levin không thể thoát ra cái quỹ đạo khắt khe bị ràng buộc đó.

Levin là người duy nhất đã nhận ra vẻ đẹp sâu sắc trong tâm hồn bí ẩn của Anna và lo sợ rằng kẻ nông cạn, hời hợt như Vronsky không thể làm nàng hạnh phúc. Levin cũng là người đàn ông rất có trách nhiệm, trân trọng bổn phận với gia đình, coi chuyện hôn nhân là quan trọng. Nhưng trái tim khi đã rung động, đồng cảm thì khó tránh được.

Leo Tolstoy gởi gắm hình ảnh bản thân nên khắc họa chân dung tư tưởng của chính mình, Levin là nhân vật tế nhị, nhiều trăn trở băn khoăn, dằn vặt nhất. Đó là con người không ngừng vận động tư tưởng, con người của tinh thần phong phú, tinh tế và sâu sắc.

Với Anna Karenina, người đàn bà muốn tìm khát vọng, lẽ sống đẹp trong tình yêu nhưng hạnh phúc ban đầu nàng theo đuổi tan vỡ. Nàng mong tìm hình ảnh khác để xoa dịu dằn vặt, nỗi buồn, cô đơn… rồi rơi vào cơn tuyệt vọng và tìm đến cái chết. Cái chết của Anna nói lên khát vọng tình yêu!

Anna nhiều lúc đã hy sinh từ cuộc sống để mong tìm hạnh phúc trọn vẹn như nàng khao khát nhưng định mệnh lại khắc nghiệt để mang đến khổ đau bởi ghen tuông, ích kỷ tầm thường, bởi xung đột trong cuộc sống. Anna nhận ra sự khổ đau và nỗi bất hạnh của đời mình nên tuyệt vọng.

Sau khi Anna chết, Vronsky vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào quân đội tình nguyện giúp người Serbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Levin và vợ Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh phúc ở nông thôn và sinh được một cậu con trai.

Little Saigon, April 23, 2019

Vương Trùng Dương

__._,_.___

Related posts