Bến Ninh Kiều Cần Thơ: Bóng Thời Gian

Bs thú y Nguyễn Thượng Chánh DVM

Bến Ninh Kiều, Cần Thơ đã ghi lại trong tôi biết bao là kỷ niệm vui buồn từ khi tôi mới bắt đầu xuống dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 1967 … 

Chính tại nơi đây, năm 1978, cũng vì khát khao hai chữ tự do, nên tôi đã liều mạng lôi cả gia đình xuống “cá nhỏ” để ra “cá lớn” đậu ngoài khơi vàm, không mấy xa chợ Cần Thơ. Nhưng than ôi, khi leo qua cá lớn thì bị dưa luôn về Chấp Pháp, trên đường vô Cái Răng.

Mưu sự  tại nhân, thành sự tại Thiên.

https://lh6.googleusercontent.com/-8NngHGojAOg/VNnnVVeHpMI/AAAAAAAAUBY/drFQG9TCojU/s800/cantho_xua_cho_xua.jpg%2520copy.jpg

 Cần Thơ những năm trước 1975

Cần Thơ Ngày Cũ
blank
BƯU ĐIỆN CTHƠ GÓC PHAN Đ PHÙNG/NGÔ QUYỀN

blank
BS thú y Nguyễn Thượng Chánh, 1973 (30 tuổi)

blank
CÁC THẦY: VT XUÂN đeo kính ngồi bìa chót- N P THIỆN-NT CHÁNH (X)- VÀ H HUY HOÀNG -1973 -Họp mặt sinh hoạt với sinh viên Nông Nghiệp Cần Thơ, thời VNCH với cố Viện trưởng Nguyễn Duy Xuân

Chợ búa bếp núc là chuyện của đàn bà con gái

Ngày xưa tại quê nhà, chuyện chợ búa, bếp núc, lo cơm nước, rửa chén là chuyện của đàn bà con gái. Đàn ông con trai ít ai dám xía vô lắm. Có thương vợ cũng hổng dám nhảy vô để giúp vì sợ bị gia đình và thiên hạ dèm pha xỉa xói.

Lỡ kẹt lắm thì nình ông mới xách giỏ đi chợ, dĩ nhiên là theo…lệnh bà xã. Bà đưa tiền và dặn phải mua cái nầy cái nọ thì mình phải làm y như vậy đúng theo “lệnh bà” để tránh chiến tranh.

Thuở đó, xách giỏ vô chợ mắc cở thấy mồ, đôi khi còn bị mấy con nhỏ bạn hàng trêu ghẹo chế ngạo nữa.Tụi nó nói là đàn ông mà đi chợ, là đàn ông gì mà trả giá kỳ kèo còn hơn đàn bà con gái nữa, v.v…Tiền bạc đưa ra, thối lại đều theo lối tính rợ, chớ có xài  máy  tính, có receipt gì đâu nên dễ bị thối thiếu lắm. Nhứt là đàn ông con trai thì lại càng dễ bị gạt hơn. Chẳng lẽ mình đứng đó mà đếm tới đếm lui hoài sao, coi sao cho đặng…Thôi,  họ thối bao nhiêu thì họ biết, mình mau mau thồn hết vào túi rồi vọt lẹ cho rồi, để tránh cái cười…nhạo báng của con nhỏ bán hàng quê lắm. Họ ăn gian thì họ mang tội.

Đôi khi, tiền còn dư được chút đỉnh thì mình giữ lấy, kể như tiền tip, đủ uống ly nước mía hay làm một cái cà phê phé nại hoặc xây chừng bên lề đường. Nếu hổng đủ tiền lẻ thì làm một cái lưng chừng cũng đỡ ghiền…(phé nại: cà phê sữa, lưng chừng:1/2 ly cà phê đen nhỏ, xây chừng: cà phê đen nhỏ nguyên ly).

 Nụ cười tươi mát của cô chủ quán và nước trà free, uống bao nhiêu, ngồi bao lâu cũng được. 

http://img.webme.com/pic/t/thnlscantho-4/NT%20Chanh%20-%20Can%20Tho%203.png
Bến Ninh Kiều/Cần Thơ trước 75 (photo PTG Dương Minh Trị)

http://img.webme.com/pic/t/thnlscantho-4/NT%20Chanh%20-%20Can%20Tho%204.png
Quanh chợ Cần Thơ ngày xa xưa (Photo canthoclub.com)

Bến Ninh Kiều sau 75

blank
1978-Gia đình Nguyễn T Chánh & Nguyễn N Lan tại bến Ninh Kiều Cthơ

Mấy năm đầu sau 75, đồ đạc trong nhà đem bán bớt hết nên ít có nhà nào còn xài tủ lạnh. Mỗi ngày mấy bà, mấy cô, mấy dì, mấy mợ,  mấy  thím, mấy chị, mấy em gái thường hay xách giỏ đi chợ, mua đồ đủ ăn trong ngày chớ ít ai có cái lệ mua trữ để ăn cả tuần như tại hải ngoại. Cánh đàn ông con trai thì ở nhà làm chuyện khác hay phì phà điếu thuốc mơ tưởng chuyện vượt biên…

 Mà các bạn có biết không, chợ là nơi để mấy bà gặp nhau mỗi ngày, nhỏ to tâm sự, “tám”, chem chép với nhau, bàn chuyện đàn bà, chuyện đánh ghen, chuyện con mẹ kia chài thằng cha nọ, chuyện con nhỏ nầy sao  nó ngựa quá thấy mà phát ghét, v.v… Rồi thì sẵn dịp ngồi xề xuống sạp làm bậy một tô bánh canh giò heo, cháo lòng, hoặc một tràng bánh hỏi thịt nướng thơm phức để rồi còn có sức mà… nói tiếp nữa chứ.

Ngày đó, bà xã tui thường đạp xe mini đi chợ một mình. Ngày cuối tuần, người gõ lấy xe honda  hai bánh chở vợ đi chợ. 

Tới nơi, hai đứa thường tìm cái gì lót bụng trước đã… Sau đó tìm chỗ đậu xe, và bả dặn tài xế ra chờ tại ngã tư Phan đình  Phùng/Nguyễn an Ninh, ở đó tha hồ mà nhìn ngắm các cô đi qua các bà đi lại để giết thời giờ. Khỏi cần biểu, cưng ơi!

Thời điểm đó, hai vợ chồng sống tại thị xã Cần Thơ.  Nhà lồng chợ nằm ở dưới bến Ninh Kiều. Quanh quẩn chỉ có mấy con đường xung quanh chợ như Phan đình Phùng, Nguyễn An Ninh, và đường mé sông … được xem là nhộn nhịp và “dui” mà thôi. 

Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân

Cuộc đời luống những phù vân

Trở về bến cũ cố nhân xa rời

(Lê Hồng-Ninh Kiều xưa và nay)

Mỗi buổi sáng, ôi thôi, bạn hàng buôn bán ì xèo, loạn xà ngầu cả dưới bến lẫn ngay trên bờ xung quanh chợ. 

Bà xã kể rằng bả đi chợ quá thường xuyên, mua dễ nên bạn hàng quen mặt và rất thích nên mỗi khi thấy mặt bả là họ kêu réo um xùm mời cô  Tư mua mở hàng dùm…

http://img.webme.com/pic/t/thnlscantho-4/NT%20Chanh%20-%20Can%20Tho%205.png
Bánh cống, món ngon tại Bến Ninh Kiều


 Chiều chiều, thì bến Ninh kiều trở thành nơi chốn bán đồ nhậu, bánh xèo, bánh cống, mì cháo, sò huyết, ốc len.v,v…

Dọc theo mé  sông là công viên có nhiều băng đá hay bờ lề ciment cho khách ngồi hứng mát hay trai gái tỉ tê tâm sự hứa lèo hứa cuội với nhau . 

Mía ghim và đậu phọng rang là hai món chánh thường thấy mấy cô bé trẻ tuổi đến mời mọc, nài ép mình mua.Từ chối thì tụi nó bỏ đại vài ba gói đậu phọng cạnh bên chổ mình ngồi rồi bỏ đi…một hồi trở lại lấy tiền.

Cơm nước xong, hai vợ chồng thường ra bến Ninh Kiều ngồi “hứng gió” chớ còn biết đi đâu bây giờ. Ngồi nhìn bâng quơ ra ngoài sông, mơ tưởng đến một vùng trời tự do nào đó…

Chán lắm cảnh cá chậu chim lồng, tương lai mù mịt…

Bến Ninh Kiều vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975

Sáng ngày 28/4/75, anh Trung úy tùy viên cho ông tá chỉ huy trưởng một đơn một vị chuyên ngành (đối diện Trung Tâm Nhập Ngủ số 4 Cần Thơ), chở trên xe jeep một con chó berger khá to đến  phòng mạch thú y nằm ngay trong khu đại học, cạnh bên đài phát thanh Cần Thơ trên đường đi Sóc Trăng.

Anh Trung úy nói là ông Tá muốn nhờ Bs cho nó một mũi giải phóng. Người gõ đã hiểu tại sao rồi. Thế là cho 2 hũ thuốc mê Nesdonal (thiopental sodium) vào mạch, kim vừa rút ra thì con chó cũng thở hắc ra một cái rồi êm ru bà rù luôn. Xác nó được anh trung úy đem đi….

Ngày hôm sau, tình cờ mình gặp lại anh Trung úy ngay  tại bến Ninh Kiều.  Anh ta có vẻ buồn xo, mặt xuống sắc thấy rõ và anh cho biết: anh Chánh ơi, ổng vọt mất rồi! 

Người gõ chỉ còn biết đứng đó thở dài,ngẩn ngơ mà thôi…Người ta sao mà sướng thiệt! Tương lai mình rồi sẽ ra sao đây?

Nín thở qua sông. Mãi đến  năm 1980 người gõ và vợ con mới thoát đi được từ ngõ Sông Ông Đốc Cà Mau…

Đó là chuyện của những ngày xưa thân ái ở quê nhà, lúc  hai đứa còn đang ở vào lứa tuổi 30.

Nay thì hai vợ chồng đã bước vào thất thâp cổ lai hy,  và có cháu nội, cháu ngoại hết rồi.

Thời gian qua mau thật phải không các bạn?

blank
  • Merci Canada

MONTREAL

Related posts