Cập nhật tin tức thế giới sáng thứ Ba 14/3

Nga – Trung Quốc siết chặt biên giới chống làn sóng virus corona thứ hai

Biên giới phía Đông Bắc giữa Nga và Trung Quốc đã được siết chặt nhằm chống dịch virus corona tái bùng phát, sau khi các ca nhiễm mới hàng ngày ở Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tuần qua, với hơn 90% các ca nhiễm là người nước ngoài, theo Reuters.

Trung Quốc sáng nay báo cáo có 108 ca nhiễm mới. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói rằng có 98 ca nhiễm mới là các trường hợp nhập cảnh, trong đó có 49 người quốc tịch Trung Quốc vào tỉnh Hắc Long Giang từ Nga.

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng kỷ lục

Giới chức Nga hôm nay xác nhận 2.558 ca nhiễm mới virus corona trong một ngày, nâng tổng số ca mắc Covid-19 chính thức của nước này lên 18.328. Đây là mức tăng kỷ lục trong ngày về các ca nhiễm mới, theo ghi nhận của tờ The Moscow Times.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin đã ban bố các biện pháp đóng cửa bổ sung từ ngày 13 – 19/4 để làm giảm sự lây lan của virus Vũ Hán. Theo lệnh này, các hoạt động và kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa. Các cửa hàng tạp hóa, nhà thuốc, bệnh viện, cơ quan chính phủ, các nhà sản xuất đồ bảo hộ vẫn được mở cửa. Dịch vụ cho thuê xe cũng bị đình chỉ.

Nam Hàn sắp gửi 600,000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 tới Mỹ

Hàn Quốc sẽ gửi lô hàng đầu tiên gồm 600.000 kit xét nghiệm tới Mỹ hôm nay theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Reuters dẫn tin từ một quan chức Seoul cho biết.

Theo vị quan chức này, Tổng thống Donald Trump trong cuộc điện đàm với ông chủ Nhà Xanh Moon Jae-in vào hôm 25/3 đã đề nghị chuyển các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19 tới Mỹ trong bối cảnh đại dịch virus corona đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước này.

Pháp tiếp tục bị phong tỏa

Bất chấp lệnh phong tỏa y tế vì dịch Covid-19, người dân tranh thủ trời đẹp đi dạo bên bờ Kênh Ourcq, quận 19, Paris, Pháp, ngày 12/04/2020 REUTERS – CHARLES PLATIAU

Tối 13/04/2020, Tổng thống Emmanuel Macron thông báo quyết định triển hạn lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh là cuộc chiến chống virus corona còn lâu mới chấm dứt, mặc dù các số liệu của những ngày qua cho thấy tình hình dịch bệnh bắt đầu có vẻ khả quan.

Lệnh phong tỏa toàn quốc đã được ban hành ngày 16/03 và đã từng được triển hạn cho đến ngày 15/04 và một lần nữa Tổng thống Macron thông báo quyết định triển hạn lệnh phong tỏa này đến tháng Năm, có thể là đến một thời điểm sau những ngày nghỉ bắc cầu 8-10/05. Ngay từ thứ Ba vừa qua, Thủ tướng Edouard Philippe đã chuẩn bị tinh thần cho dân Pháp, khi báo trước là thời gian phong tỏa sẽ kéo dài.

Nhưng công luận Pháp cũng đang chờ đợi xem tổng thống Macron có kế hoạch nào để khởi động lại nước Pháp sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy vậy, gần như chắc chắn là nước Pháp sẽ không trở lại hoạt động bình thường ngay sau khi hết phong tỏa, vì các cơ sở kinh doanh và các trường học sẽ không sớm mở cửa trở lại.

Theo AFP, trong bài phát biểu tối nay, tổng thống Macron còn phải thuyết phục mọi người về khả năng của ông xử lý khủng hoảng y tế, vào lúc mà theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận, dân Pháp rất bất bình về cách đối phó của chính phủ với dịch Covid-19, nhất là về vấn đề khẩu trang. Chính phủ Pháp đã không nhập về kịp số lượng khẩu trang đã hứa cho các nhân viên y tế, đồng thời cho tới nay vẫn chủ trương không khuyến cáo toàn dân đeo khẩu trang, trong khi một số nước châu Âu đã làm như vậy.

Tuy nhiên, cũng theo AFP, ông Macron sẽ không đưa ra những quyết định rất cụ thể về phòng chống dịch Covid-19 : việc đeo khẩu trang, phương pháp xét nghiệm, định vị các bệnh nhân. Đó là những quyết định mà thường tổng thống Pháp để cho thủ tướng hoặc bộ trưởng Y Tế thông báo.

Theo các số liệu do Tổng Cục Y Tế công bố hôm qua, cho đến nay đã có 14.393 người chết vì dịch Covid-19 tại Pháp, trong đó có hơn 9.000 ca tử vong trong các bệnh viện, số còn lại chủ yếu là trong các viện dưỡng lão. Như vậy trong vòng 24 tiếng đồng hồ chỉ có thêm 310 người chết trong các bệnh viện, thấp hơn nhiều so với con số 603 được thông báo hôm thứ hai tuần trước, số tử vong cao nhất được ghi nhận cho tới nay tại Pháp. Ngoài ra, trong ngày thứ tư liên tiếp, số bệnh nhân phải nằm trong phòng hồi sức đã giảm thêm, tuy là giảm chút ít, tức là bớt đi 35 bệnh nhân, xuống còn 6.845 người.

Tuy nhiên, Tổng cục Y tế nhấn mạnh là dân Pháp « vẫn phải rất cảnh giác, bởi vì các bệnh viện và nhất là các khoa hồi sức đang phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân ».

Giới nghiên cứu Pháp chế tạo khẩu trang có thể dùng 100 lần

Sản xuất khẩu trang tại nhà máy Valmy, Mably, miền trung nước Pháp. Ảnh chụp ngày 28/02/2020 AFP – PHILIPPE DESMAZES


Tại Pháp, một nhóm chuyên gia nghiên cứu đã hợp tác với giới sản xuất công nghiệp để chế tạo một loại khẩu trang đặc biệt. Ngoài công dụng phòng ngừa về mặt y tế cũng như chống bụi mịn, loại khẩu trang này được bán với 5 bộ lọc gồm nhiều lớp có thể giặt sạch và như vậy khẩu trang có thể được dùng đến 100 lần.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu Pháp làm việc tại Grenoble cho Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (Commissariat à l’Énergie Atomique gọi tắt là CEA), họ đã hợp tác với tập đoàn Pháp Michelin chuyên sản xuất bánh xe hơi (trụ sở đặt tại Clermont-Ferrand) để chế tạo loại khẩu trang có thể tái sử dụng. Khẩu trang này có cấu tạo công phu, cho nên có thể dùng đi dùng lại mà vẫn giữ được độ bền và nhất là công dụng được bảo đảm.

Ý tưởng chế tạo khẩu trang đã được đề xuất cách đây ba tuần. Một đoàn thể ở Grenoble gồm khoảng 40 nhà nghiên cứu đã dùng những kinh nghiệm khoa học của họ trong lãnh vực trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm, để lao vào việc chế tạo khẩu trang y tế. Đoàn thể này có tên là VOC-Cov (Volonté d’organiser contre le Covid-19) nhằm đề ra những sáng kiến chống dịch do virus corona gây ra. Ủy ban Năng lượng Nguyên tử CEA Grenoble cho biết đã cung cấp cơ sở nghiên cứu và các kết quả thử nghiệm của mình, trong khi công ty Michelin bắt tay vào việc chế tạo bản thiết kế nguyên mẫu.

Đợt khẩu trang đầu tiên, theo hãng tin AFP,  được tung ra trong tuần này và do công ty Ouvry SAS thực hiện. Đây là một doanh nghiệp sản xuất có trụ sở đặt tại thành phố Lyon, trước đây chuyên sản xuất các trang thiết bị bảo hộ cá nhân dành cho giới chuyên viên. Các loại thiết bị đều gắn nhãn hiệu bảo đảm của các ngành NRBC (chữ viết tắt của hạt nhân, X quang, sinh học và hóa học).

Trước mắt, công ty này sản xuất 130.000 khẩu trang theo đơn đặt hàng của tập đoàn Michelin, số khẩu trang này được dự trù quyên tặng cho các cơ sở y tế địa phương, vốn đang ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Còn mục tiêu trung hạn là đạt tới mức sản xuất ít nhất là 1 triệu chiếc khẩu trang mỗi tuần trong tháng 5/2020 và như vậy tới  tháng 6, công ty này có thể cung cấp 5 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng, tương đương với  500 triệu khẩu trang loại chỉ dùng một lần.

Loại khẩu trang đặc biệt này sẽ có gắn nhãn hiệu ‘‘OCOV®’’ và được bảo vệ bởi bằng phát minh. Khẩu trang này được bán với giá ban đầu là 28 euro mỗi chiếc, tức cao gần gấp 5 lần loại khẩu trang FFP2 (Face Filter P2) dành cho giới chuyên viên. Đổi lại, loại khẩu trang mới có thể được sử dụng lâu hơn, người dùng sau khi xài xong 5 bộ lọc, có thể mua thêm các lớp lọc khác để thay thế, mà không cần phải vứt bỏ khẩu trang.

Tỷ lệ ‘‘thất thoát’’ của loại khẩu trang ‘‘OCOV®’’ cũng thấp hơn gấp 5 lần so với khẩu trang có tiêu chuẩn FFP2. Tỷ lệ thất thoát của bộ lọc càng thấp, thì công dụng khẩu trang càng tốt. Điều đó chủ yếu nhờ vào bộ lọc không khí tinh vi được cấu tạo với nhiều lớp lưới dày kín, kể cả các lớp lọc bụi cực mịn, lớp than hoạt tính dùng để lọc hóa chất. Khẩu trang này sau thử nghiệm của giới chuyên gia vẫn tạo cho người đeo cảm thấy dễ thở nhưng vẫn có lưới lọc dày đặc chứ không thưa, ngăn không cho bụi mịn lọt qua dù có đường kính cực nhỏ.  

Với giá thành tương đối cao, có thể nói là trong thời gian đầu, loại khẩu trang này chưa chắc gì sẽ được sản xuất một cách đại trà, nhằm phổ biến rộng rãi trên thị trường, dành cho mọi đối tượng. Công dụng của loại khẩu trang này trước hết nhắm vào giới chuyên ngành y tế. Cho dù có đạt tới đỉnh điểm trong tháng Tư, nhưng thời gian giảm dần các biện pháp phong tỏa sẽ kéo dài và giới chuyên viên ngành y tế sẽ vẫn phải đối phó với các làn sóng bệnh nhân tiếp tục được đưa vào khoa cấp cứu hay hồi sức, dù số bệnh nhân có thể giảm bớt.

Trong tình huống này, các bệnh viện công trong vùng Grenoble và Lyon Alpes, các cơ quan y tế trong các tỉnh Auvergne và Rhône-Alpes (AURA), cũng như Hiệp hội các bác sĩ chuyên về dịch bệnh hay thiên tai SFMC đã đồng ý hợp tác với nhóm chuyên gia nghiên cứu của đoàn thể VOC-Cov, chẳng những để hoàn thiện việc phòng chống dịch Covid-19 qua việc bảo đảm an toàn nhiều hơn nữa cho giới bác sĩ y tá, mà còn để chuẩn bị các biện pháp ứng phó cho thời kỳ hậu phong tỏa.

Hội nghị G20 sẽ thảo luận về đại dịch virus corona

Tờ The National hôm nay cho biết, hội nghị G20 giữa các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương sẽ họp trong tuần này để thảo luận và thực hiện các hành động chung khẩn cấp nhằm giải quyết tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà hoạch định chính sách tài chính từ nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tham dự cuộc họp qua video vào ngày 15/4 dưới sự chủ tọa của Ả Rập Xê Út. Cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới bên lề G20 năm nay cũng được tổ chức qua video.

Tòa Bạch Ốc: ĐCSTQ phát tán thông tin sai lệch ngay từ đầu 

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, thành viên Lực lượng Đặc nhiệm chống dịch Covid-19 của Tòa Bạch Ốc,
bác sĩ Anthony Fauci trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 6/4

Bác sĩ TS Anthony Fauci, thành viên của Lực lượng đặc nhiệm chống virus corona của Tòa Bạch Ốc cho biết, chính quyền Trung Quốc đã cố tình đánh lừa thế giới từ nhiều tháng trước, khi họ nói rằng virus này chỉ lây truyền từ động vật sang người, mặc dù có rất nhiều trường hợp lây truyền từ người sang người, theo The Epoch Times ngày 12/4.

Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Hoa Kỳ, cho biết sau khi đại dịch giảm, Mỹ sẽ điều tra những tuyên bố ban đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Khi Covid-19 rốt cục đã thâm nhập vào nước Mỹ, sự việc càng trở nên rõ ràng khi chúng ta bắt đầu xem xét [những gì] đã diễn ra. Thông tin sai lệch đã được phát tán ngay từ đầu”, ông Fauci trao đổi với Fox News hôm thứ Bảy (11/4). “Vậy đây là lỗi của ai, bạn biết đấy, chúng tôi sẽ dành thời gian điều tra việc này khi dịch bệnh kết thúc”.

BS Fauci nói thêm rằng ĐCSTQ “rõ ràng đã không cung cấp thông tin chính xác cho chúng tôi ngay từ đầu”.

“Kết quả là, chúng ta đã không nhận được thông tin chính xác, mà thay vào đó những thông tin sai lệch đã được họ lan truyền ngay từ đầu, bởi vì, bạn biết đấy, khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác định, tôi nghĩ vào ngày 31/12 tại Trung Quốc, thì chúng tôi đã chú ý đến căn bệnh này. Họ nói nó chỉ là lây truyền từ động vật sang người. Bây giờ, suy nghĩ lại, chúng tôi cho rằng đã có sự lây truyền liên tục từ người sang người ở Trung Quốc, có lẽ ít nhất vài tuần trước 31/12”, bác sĩ Fauci nhận định.

Virus Vũ Hán trên thực tế là một căn bệnh rất dễ lây lan, tiềm ẩn trong các du khách Trung Quốc và được mang tới châu Âu và Mỹ vào giữa tháng 1.

“Khi chúng ta biết rằng bệnh này không chỉ lây truyền từ người sang người một cách dễ dàng mà còn rất, rất dễ lây lan trên diện rộng, và nó cũng có mức độ nguy hiểm và tử vong cao. Khi đó, chúng biết rõ chúng ta đang gặp phải một vấn đề không nhỏ bởi vì chúng ta đang tiếp nhận rất nhiều khách du lịch từ Trung Quốc”, ông Fauci nói thêm. “Mặc dù chúng ta đã cấm nhập cảnh đối với du khách từ Trung Quốc khá nhanh chóng, nhưng một khi virus đã được gieo mầm ở đất nước này, thì nó sẽ làm được điều mà bất kỳ loại virus truyền nhiễm nào sẽ làm, như có thể thấy”.

Bộ Giao thông vận tải Đài Loan sẵn sàng đổi tên hãng hàng không ‘China Airlines’ để tránh gây nhầm lẫn về xuất xứ

Người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải Đài Loan hôm 11/4 cho biết ông sẵn sàng hỗ trợ đổi tên hãng hàng không quốc gia Đài Loan China Airlines nếu cổ đông và công chúng chấp thuận khi tên gọi của hãng hàng không này khiến cộng đồng quốc tế nhầm lẫn về xuất xứ của hãng.

Trong những tháng gần đây, China Airlines đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế trong việc hồi hương các công dân Đài Loan bị mắc kẹt ở Trung Quốc vì dịch Covid-19, cũng như gửi khẩu trang và các vật tư y tế khác mà chính phủ Đài Loan viện trợ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, vì tên của hãng hàng không này có chữ “Trung Quốc” (China), nên cộng đồng quốc tế thắc mắc liệu Đài Loan hay Trung Quốc đã viện trợ các nước khác.

Vào ngày 3/2, một tổ chức độc lập có tên gọi “Văn phòng Nhà nước Đài Loan” đã kêu gọi đổi tên hãng hàng không thành ” “Formosa Airlines” hoặc “Yushan Airlines”. Vào ngày 20/2, Hiệp hội người Mỹ gốc Đài đã đăng một bản kiến nghị trên trang web Change.org kêu gọi đổi tên “China Airlines” thành “Taiwan Airlines”.

Trong một bài đăng trên Facebook hôm 11/4, Bộ trưởng Giao thông vận tải Lin Chia-lung cho biết ông rất sẵn lòng hỗ trợ việc đổi tên của hãng hàng không China Airlines trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, ông nói rằng đổi tên là một quyết định lớn liên quan đến các quyền lợi và tuyến hàng không. Hơn nữa, vì China Airlines là một công ty niêm yết nên cần sự chấp thuận của cổ đông và người dân Đài Loan. Ông Lin hy vọng công chúng sẽ đồng ý với việc đổi tên này.

Bài đăng trên Facebook của Bộ trưởng Lin Chia-lung nhận được hơn 8.000 lượt thích, hơn 600 bình luận tính đến ngày 13/4.

Ông Lin cho biết thêm, mặc dù số lượng chuyến bay hàng không giảm mạnh, nhưng các phi hành đoàn của China Airlines vẫn ở trên tuyến đầu đảm nhận trách nhiệm đưa người Đài Loan trở về nước, như chuyến bay của China Airlines vào ngày 21/2 đã hồi hương 19 hành khách Đài Loan khỏi tàu du lịch Diamond Princess. Khi Đài Loan viện trợ vật tư y tế cho các nước, China Airlines như một đặc phái viên ngoại giao của hòn đảo khi hãng hàng không này gửi khẩu trang do Đài Loan sản xuất đi khắp thế giới. “Những đóng góp của China Airlines xứng đáng được chúng ta ghi nhận”, ông Lin viết.

Tàu Trung Quốc, Mỹ tăng cường tuần tra xung quanh Đài Loan

Tàu Trung Quốc, Mỹ tăng cường tuần tra xung quanh Đài Loan

Tờ Taiwan News ngày 13/4 đưa tin, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được phát hiện đang lảng vảng tại vùng biển phía đông Đài Loan vào hôm thứ Bảy (11/4), cùng lúc một tàu khu trục của Mỹ đang tuần tra tại eo biển Đài Loan, phía Tây hòn đảo này.

Bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) hôm Chủ nhật (12/4) tuyên bố họ đã phát hiện tàu Liêu Ninh cùng năm tàu khác đang tiến vào khu vực phía đông Đài Loan một ngày trước đó. Lực lượng tự vệ Nhật Bản lần đầu phát hiện nhóm tàu chiến Trung Quốc gồm sáu tàu đi qua biển Hoa Đông hướng về phía đảo Okinawa hôm thứ Sáu (ngày 10/4).

Hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo họ đã phát hiện tàu Liêu Ninh cùng với hai chiến hạm hạng nhì, hai tàu khu trục và một tàu tiếp tế, đi ngang qua đảo Okinawa thông qua eo biển Miyako vào thứ Bảy (11/4). Bộ Quốc phòng nước này cho biết các tàu chiến sau đó đã hướng về phía nam và di chuyển qua vùng biển phía đông Đài Loan, trên đường đến Biển Đông để “tham gia huấn luyện đường dài trên biển”, Storm Media đưa tin.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng quân đội nước này đã sử dụng hệ thống giám sát để theo dõi các động thái của tàu vận chuyển Trung Quốc. Bộ trấn an công chúng rằng các tàu chiến đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và không cần phải lo lắng.

Sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc gần Đài Loan theo sau các động thái tuần tra gần đây quanh hòn đảo này của tàu chiến và máy bay Mỹ. Hôm thứ bảy, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke, USS Barry (DDG 52) đã đi qua eo biển Đài Loan. Cùng ngày, một máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử của Hoa Kỳ EP-3E đã bay tới phía nam Đài Loan. Vào thứ Sáu, một máy bay trinh sát Boeing RC-135 đã bay qua vùng Biển Đông.

Trước đó vào thứ Sáu, một máy bay ném bom Xian H-6 của Trung Quốc, máy bay cảnh báo sớm Shaanxi KJ-500 và máy bay chiến đấu Thẩm Dương J-11 được phát hiện đang thực hiện các cuộc tập trận tầm xa ngoài khơi bờ biển phía tây nam Đài Loan.

Related posts