Cơ hội cho Việt Nam

Từ khi Hoa Kỳ và Trung Cộng tung ra những đón đánh thuế trên hàng hóa nhập cảng của nhau thì nhiều nước hưởng lợi. Trong số này có Việt Nam.

Tin tức mới nhất cho biết: nếu đàm phán giữa Mỹ và Trung Cộng tại Washington vẫn nhập nhằng như hiện nay thì bắt đầu từ hôm nay Hoa Kỳ đánh thêm 25% thuế nhập cảng trên nhiều háng hóa ‘Made in China’. Tổng thống Donald Trump đã hót lên mạng Twitter: Suốt 10 năm qua, Trung Cộng chỉ trả 25% thuế trên số hàng hóa điện tử xuất cảng vào Hoa Kỳ. Hàng điện tử này trị giá $50 tỷ Mỹ Kim. Trung Cộng còn chỉ trả 10% thuế trên 200 tỷ Mỹ Kim hàng hóa khác… Bắt đầu từ thứ Sáu này, thuế 10% sẽ lên 25%…

Như vậy, Hoa Kỳ sẽ đánh thuế 25% trên số hàng hóa trị giá $200 tỷ Mỹ Kim do Trung Cộng sản xuất.

Hiển nhiên, Trung Cộng không khoanh tay chịu đòn. Trung Cộng cũng tiếp tục đánh thuế lên hàng hóa nhập cảng từ Mỹ. Bên cạnh đó,các công ty trước đây mở hãng xưởng tại Trung Cộng đã‘di tản chiến thuật’để tránh hàng hóa của mình bị dán nhản ‘Made in China’. Và chính hãng xưởng của Trung Cộng cũng tìm đường chạy qua nước khác để né đòn của Hoa Kỳ. Hiện nay tại  Trung Cộng, đặc biệt rất nhiều công ty ở Quảng Đông nhẹ nhàng tháo gỡ đồ nghề rồi ‘lỉnh’ nhẹ qua bên kia biên giới để vào Việt Nam. Esquel Group là công ty may của Trung Cộng. Mỗi năm Esquel Group sản xuất 100 triệu chiếc áo. Esquel Group đã vào Việt Nam.

Vì nhiều công ty ngoại quốc vào Việt Nam, nên chỉ trong ba tháng đầu tiên năm 2019 Việt Nam đã thu hút được$10.8 tỷ Mỹ Kim đầu tư. Trong số này, gần phân nửa là từ công tyTrung Cộng. Văn phòng luật pháp Baker McKenzie tại Việt Nam cho biết: ngày càng nhiều công ty Trung Cộng đổ vào Việt Nam. Nhất là từ khi nổ ra chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng.

 Diều này cho thấy: Việt Nam và các nước Đông Nam Á đang trở thành đất dụng võ mới cho các công ty phương Tây và của chính Trung Cộng. Bà Charlene Chu, nhân viên phân tích thị trường quốc tế cho tổ chức Autonomous Research, cho biết: hai nơi đang được công ty tại Trung Cộng tìm đến là Việt Nam và Miến Điện.

 Thật ra, từ lâu Việt Nam được khá nhiều công ty ngoại quốc để mắt đến. Trong số này không ít công ty Úc như BHP, Telstra, Jetstar. Nhưng công ty nào nhanh chân nhảy vào thì cũng lẹ lẹ cuốn gói bỏ chạy.

Hiện thời, gần 10 triệu người Việt Nam làm việc trong cơ xưởng của công ty ngoại quốc. Những Intel, Samsung và LG trở thành ‘nồi cơm’ cho rất nhiều gia đình ở Việt Nam.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại chua biết ngả ngũ về đâu, có ngàn cơ hội vàng đang chở Việt Nam. Dù cơ hội đang tới, người ta vẫn e rằng Việt Nam để vuột khỏi tầm tay. Việt Nam được cái đồng lương rẻ bèo nhưng đất đai đắt đỏ, thuế má và của đút lót vô kể. Chỉ trong vòng một năm giá đất để xây cơ xưởng đã tăng lên gần gấp đôi. Ầy là chưa kể đến Việt Nam chưa có đủ tiện nghi công cộng đáp ứng với nhịp độ sản xuất mau lẹ và lượng hàng hóa lớn lao phải chuyển đi nhanh chóng. Nạn kẹt xe, thiếu phương tiện chuyên chở, thiếu điện nước là những bài toán chưa có lời giải. Trong hoàn cảnh này, công ty ngoại quốc nào đến Việt Nam là phải bắt đầu dựngcơ xưởng và đắp đường sá từ đầu.

Một khi Việt Nam không đáp ứng nổi hàng ngàn cơ xưởng mọc lên thì chính các công ty ngoại quốc một lần nữa bỏ chạy khỏi Việt Nam. Hiện nay, công ty đóng bàn ghế Koda của Singapore đang có cơ xưởng ở Mã Lai và Việt Nam. Ông Ernie Koh, giám đốc điều hành, cho báo The South China Morning Post hay: Việt Nam khó đủ sức đón ngàn ngàn cơ xưởng. Ở Việt Nam bây giờ đâu đâu cũng mọc lên nhà cửa. Đường sá ngày càng chật chội, xe cộ ngày thêm kẹt… Thế là, công ty lớn khó làm ăn ở Việt Nam.

Theo nhận xét củacông ty luật pháp Baker McKenzie, Việt Nam chưa có tiện nghi công cộng như ở Trung Cộng. Hơn nữa, công nhân Việt Nam chưa được huấn luyện thành thạo như công nhân bên Trung Cộng.

Nếu Việt Nam để vuột mất cơ hội này, hãng xưởng ngoại quốc sẽ tìm đến Mã Lai. Miến Điện hay Indonesia. Indonesia đã tìm cách qua mặt Việt Nam mà ‘chộp’ lấy cơ hội vàng khi mở ra khu vực buôn bán tự do ở đảo Batam. Batam được lợi thế nhờ chỉ cách Singapore một tiếng đồng hồ đi tàu. Công ty Đài Loan Pegatron chuyên nghề lắp ráp iPhone đã chạy khỏi Trung Cộng và bắt đầu hoạt động tại Batam. Hãng Phillips cũng thế.

Việt Nam hiện nay chật vật giành ‘miếng ăn’ với một đảo rất nhỏ của Indonesia là vậy.

Việt Luận

Related posts