Khi cảnh sát giả cựu chiến binh!

Khi cảnh sát giả cựu chiến binh!

Ông Darrin Hooper – một sĩ quan cảnh sát 45 tuổi, cấp bậc Senior Constable – đã bị truy tố ra tòa với cáo buộc giả mạo cựu chiến binh và đeo huy chương gỉa.

Ba huy chương giả này gây chú ý khi ông Hopper tham gia chương trình truyền hình thực tế Highway Patrol vào năm ngoái, trên áo khoác da cảnh sát của ông ta treo lủng lẳng ba huy chương, những con mắt tinh đời và chuyên nghiệp nhận ra đó là huy chương Timor Leste Solidarity Medal, Australian Service Medal và Infantry Combat Badge.

Sự việc được thành viên trang web “Australian and New Zealand Military Imposters” (ANZMI) (Những kẻ mạo danh quân đội Úc và Tây Tây Lan), thành lập để lật tẩy những kẻ “mạo danh chiến sĩ” hay “thổi phồng chiến công” để hưởng quyền lợi hay chỉ để làm oai. Nhóm này nhận ra rằng đây là “huy chương chợ trời” nên gởi đơn khiếu nại,

Kết quả điều tra cho thấy ông Hooper có nhập ngũ nhưng chỉ sau vài tuần huấn luyện căn bản đã bỏ cuộc, chưa bao giờ được bố trí công tác ở nước ngoài như Timor đứng nói là tham gia tác chiến. Đầu tuần này (29/.7.2019) ông ta bị truy tố ra toà,

Theo đạo luật Federal Defence Act thì những cá nhân mạo danh chiến sĩ hay đeo những huân chương giả tại ngày lễ chính thức sẽ bị phạt với bản án tối đa 6 tháng tù và số tiền phạt $3,300 Úc kim. Tuy nhiên thường thì tòa không phạt án tù và cũng không phạt nặng như vậy.

Tháng Năm năm 2016 Tòa địa phương Gosford phạtBen Collison (28 tuổi ngụ tại Umina Beach, NSW) số tiền $550 và buộc phải giữ giữ hạnh kiểm tốt trong hai năm dù anh ta đeo huy chương còn dữ hơn,

Mê đời lính nên năm 2005 Collison xin gia nhập quân dự bị Army Reserve và đến năm 2007 được phiên chế vào Binh chủng không quân để làm lính nấu ăn.Sau khi giải ngủ vào năm 2011 anh ta bỏ ra $478 mua 10 cái huy chương thật dữ: huy chương Medal ISAF của khối NATO, huy chương East Timor Solidaritygiành cho lính Úc tham gia chiến dịch bảo về hòa bình tại East Timor, huy chương Iraq Campaign, Afghanistan Campaign. Thậm chí anh tậu cả Australian Active Service Medal 1975, là huy chương dành cho lính Úc đánh trận tại Việt Nam: người lính Úc cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào năm 1972 trong khi anh ta chỉ mới sinh năm 1988!

Ngoài việc khoe khoang Collison còn bị buộc tội là đã có hành vi thủ lợi khi khai gian là quân nhân Úc từng phục vụ tại Afghanistan và Iraq để hưởng những đặc ân từ chương trình giúp đỡ cựu chiến binh “Peer 2 Peer Program”. Theo hồ sơ thì trong suốt 6 tháng trời Collison đã tham dự các buổi lễ hay các bữa ăn trưa của chương trình này với tư cách cựu chiến binh và “được lợi” $550, bằng đúng số tiền bị phạt.

Trong đời lính anh ta chỉ được bằng khen Officer Commanding Commendation và tháng Năm năm 2009 và Australian Defence Medal vào năm 2012 sau khi giải ngũ.

Chánh tòa Bruce Williams tuyên bố ông thông cảm với hành động dại dột từ “máu lính” nên ra lệnh không ghi bản án vào lý lịch tư pháp.

Trước đó, năm 2013 tòa án Melbourne đã phạt ông Lance Smith số tiền $2500 và 6 tháng tù treo vì tội giả danh cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam. Lính dỏm Smith lúc đó69 tuổi, từng là chủ tịch phân hội cựu chiến binh Glenroy RSL (Returned and Services League) tại tiểu bang Victoria.

Năm 1972, khi làm đơn xin gia nhập Glenroy RSL, ông Lance Smith đã khai rằng ông đã có mặt trong đơn vị bộ binh đầu tiên tham chiến tại Việt Nam vào năm 1965, thuộc Tiểu đoàn Một của Trung đoàn Hoàng gia Úc (1RAR). Tuy nhiên không trình giấy tờ chứng minh viện lẽ hồ sơ quân bạ cũng được giữ bí mật do ông đã chấp nhận làm nhân chứng trong một ăn cắp vũ khí.

Trò giả danh lính chiến này kéo dài hơn bốn thập niên và ông leo đến chức chủ tịch RSL cho đến khi bị trang mạng ANZMI phanh phui. Từ khám phá của ANZMI, tờ The Herald Sun đã điều tra sâu hơn vào vụ này. Tờ báo này đã theo dõi, chụp hình ông Smith đeo phù hiệu quân đội trong các nghi lễ chính thức dành cho các cựu chiến binh. Trong khi đó kết quả điều tra cho thấy số quân mà ông nêu ra không hề có trong hồ sơ lưu trữ của Bộ quốc phòng.

Cuộc điều tra của tờ báo khiến Chuẩn tướng Mike Annett, nguyên giám đốc điều hành của Hội cựu chiến binh tiểu bang Victoria yêu cầu ông Smith xuất trình các giấy tờ và bằng cớ chứng tỏ ông từng là một quân nhân tham chiến tại Việt Nam. Thế là ông nộp đơn xin từ chức. Tuy nhiên RSL không bỏ qua mà chuyển sự vụ sang cảnh sát và sau đó ông bị truy tố ra toà với cáo buộc lừa dối (deception).

Ông Bill Hobson, người điều phối trang web ANZMI cho biết từ hàng năm cứ đến lễ diễn hành Anzac thì bọn này lại xuất hiện, ngực đeo đầy huy chương. Để có những tấm huy chương, các chiến binh Úc đã phải đổ máu, mất mạng hay hy sinh một phần thân thể. Thế nhưng bọn giả danh này chỉ cần mua huy chương từ Internet và lên mạng Internet để “cắt” chiến công của người khác rồi “dán” vào chiến tích của mình. Theo ông Hobson thì quả là một điều đáng tiếc khi chính phủ phạt bọn này quá nhẹ tay.

Vấn đề đặt ra là tại sao người ta ưa giả lính như vậy?

Cũng là lính nhưng là lính dỏm, chỉ quẩn quanh trong xó bếp và chưa bao giờ mặc đồ lính ra khỏi nước Úc, người luôn ấm ức với mặc cảm “lính bếp” hay lính kiểng trong tâm khảm. Đã vậy, sống trong vòng thân hữu của mình thì thấy mình tầm thường, chẳng ai nể nang, họ cố làm cái gì đó để vượt thóat.

Phó Giáo sư Arthur Stukas, giảng dạy khoa tâm lý tại Đại học La Trobe, cho rằng những người này làm vậy để đạt một lợi ích về tình thần: muốn người ta phải nguỡng mộ mình, chấp nhận mình,

Theo nhà tâm lý học Bill Johnson thuộc tổ chức Healthy Minds Allied Services cho rằng đa số những người này bị chứng rối lọan nhân cách (personality disorder): họ không bao giờ hối tiếc về những chuyện gian dối mình đã làm và lập đi lập lại nhiều lần,

Theo Tiến sĩ Johnson thì việc “nổ” về “đời lính oai hùng” sẽ cho phép các chàng nổ này cảm thấy thấy mình là người đàn ông mạnh mẽ, khí chất và đồng thời mang lại những lợi ích cá nhân.

Related posts