Tin nước Úc chiều thứ Tư 3/6

Hai ký giả Úc bị Cảnh sát Mỹ tấn công

George Floyd protests: Sunrise crew 'worse for wear' after ...
Amelia Brace

Thủ tướng Scott Morrison đã ra lệnh Tòa đại sứ Úc tại Mỹ điều tra vụ hai ký giả của Đài truyền hình số 7 của nước này bị cảnh sát tấn công khi giữa lúc đang tường thuật tin tức về vụ biểu tình phản đối tình trạng kỳ thị chủng tộc bên ngoài Tòa Bạch ốc ngay trước thời điểm giới nghiêm 19 giờ.

Sự việc xảy ra vào lúc 18 giờ 25 phút (giờ Mỹ) vào tối thứ Hai khi phóng viên Amelia Brace và chuyên viên quay phim Tim Myers tường thuật trực tiếp cho chương trình Sunrise của đài số Bảy vào sáng sớm thứ Ba tại Úc về cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Bạch ốc. Cảnh quay của hai phóng viên ghi lại cho thấy, khi đang đưa tin về cuộc biểu tình, một nhân viên cảnh sát đã đẩy chuyên viên quay phim Myers bằng khiên trước khi tấn công anh này. Sau đó một nhân viên cảnh sát khác đã dùng gậy tấn công hướng về các phóng viên khi họ cố gắng bỏ chạy. Sau đó nữ phóng viên Brace cho biết cô và quay phim Myers không bị thương nặng nhưng bị ảnh hưởng khá nhiều vì tác động của hơi cay.

Tuy nhiên theo Lãnh tụ Đối lập Anthony Albanese thì ra lệnh Tòa đại sứ điều tra thôi thì không đủ và muốn chính phủ phải chính thức tiếng, cụ thể Tòa Đại sứ Úc tại Mỹ phải có ý kiến chính thức với Chính phủ Mỹ. Ông cho rằng hành động tấn công các nhà báo là không thể chấp nhận được. Ngay sau đó, Đại sứ Arthur B Culvahouse Jr cho biết Tòa đại sứ xem xét vấn đề này là nghiêm trọng và sẽ làm bât cứ điều gì mà những người “tôn trọng nền dân chủ phải làm”.

Trước đó, sáng 2.6.2020 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chủ động gọi điện thoại trao đổi với Thủ tướng Scott Morrison để thảo luận việc mời Úc tham gia nhóm “Thập Cường” (G10), mở rộng từ nhóm Thập Cường (G7) là tổ chức các nước kỹ nghệ hàng đầu thế giới.

Lẽ ra hội nghị thượng đỉnh khối G7 sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu này nhưng nước Mỹ hiện quá lộn xộn, vả lại Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố không tham dự hội nghị, do đó ông Trump tuyên bố hoãn đến tháng Chín và mới đây nảy ra ý mời thêm Nam Hàn, Ấn Độ và Nga viện lý “khối G7 không thể đại diện cho những gì đang xảy ra với thế giới” và “đã rất lỗi thời”.

Hiện tại khối G7 gồm các nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ. Trước đây G7 mời tham Nga thành G8 nhưng sau các biến cố tại Ukrain, Nga bị khai trừ và G8 trở thành G7. Tin còn cho hay ngày 1.6.2020 Tòa Bạch ốc xác nhận Tổng thống Trump đã điện đàm với người Tổng thốn g Nga Vladimir Putin về các kế hoạch cho Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới. Trong khi đó, Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm, ông Trump đã đề cập tới ý tưởng mời Nga, Úc, Ấn Độ và Nam Hàn. Tuy nhiên Thủ tướng Canada Justin Trudeau mạnh mẽ phản đối.

Người da đen và người thổ dân

https://imageresizer.static9.net.au/MtdxyzGoDO6W3-r0AQtGVpXuKAw=/0x368:4876x3110/500x0/https%3A%2F%2Fprod.static9.net.au%2Ffs%2F963e9309-8b4f-4a21-8e06-c4fcb9924793

Tại Úc, các cuộc tuần hành ủng hộ phong trào biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ đã khởi sự tại Perth và sau đó lan đến Sydney.

Sau cuộc tuần hành với sự tham gia cua 2,000 người tại Perth, tối 2.6.2020 khoảng 3,000 người Sydney đã tuần hành từ công viên Hyde Park đến trụ sở Nghị viện NSW. Họ đã bất chấp cái lạnh buốt của tối mùa đông để tu phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ và kêu gọi chính phủ Úc nỗ lực để làm giảm số người bản địa tử vong trong các với cácbiểu ngữ “Black Lives Matter,” “Aboriginal Lives Matter,” “White Silence is Violence” và “We See You, We Hear You, We Stand With You”.

Những nngười tham gia tuần hành hô vang các khẩu hiệu “cuộc sống của những người da đen cần được quan tâm”, “cuộc sống của nhưng người bản địa cần được quan tâm” hay “không có công lý, không có hòa bình”.

Thổ dân Úc chiếm 2% dân số Úc song lại chiếm tới 27% số người đang bị giam giữ trong các nhà tù của nước này, trong đó hơn 430 người đã thiệt mạng kể từ năm 1991 cho đến nay.

Theo truyền thông, có khoảng 36,000 người đã ghi tên tham gia các cuộc tuần hành trên khắp đất nước. Dự kiến vào thứ Bảy tơi dâynhiều cuộc tuần hành quy mô lớn hơn sẽ diễn ra ở nhiều thành phố như Sydney, Melbourne, Adelaide và Canberra.

Thủ tướng Scott Morrison lên tiếng kêu gọi người biểu tình hãy điềm tĩnh và đừng nên “nhập cảng thói bạo loạn từ nước ngoài”, ám chỉ những thành phần kích động tại Mỹ,

Mỹ đưa Thủy Quân Lục Chiến tới Úc

the hien cam ket manh me my trien khai thuy quan luc chien toi australia giua dai dich covid 19

Ngày 2.6.2020 đơn vị gồm 200 binh sĩ Mỹ đã đến Darwin và đây là đợt luân chuyển thứ 9 của Lực lượng luân chuyển Thủy quân lục chiến (Marine Rotational Force: MRF) tại Úc. Nhóm thủy quân lục chiến đã được xét nghiệm kiểm tra virus Covid-19 trước khi được cách ly tại các căn cứ ở Darwin trong 2 tuần.

Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds cho biết đây là nhóm đầu tiên, thuộc lực lượng Thủy Quân Lục Chiến, sẽ có mặt tại Darwin trong vòng 8 tuần tới. Việc bố trí quân sự là kết quả của kế hoạch phối hợp mở rộng giữa hai quốc gia, để giải quyết các thách thức do đại dịch Covid-19 tạo ra.

Bà Reynolds khẳng định liên minh với Mỹ là mối quan hệ quốc phòng quan trọng nhất của Úc, thể hiện cam kết về an ninh và ổn định khu vực mà Úc đang theo đuổi. Dự kiến MRF sẽ có các cuộc tập trận và huấn luyện kéo dài tới tháng 9/2020.

Chương trình MRF do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng năm 2011 và được thiết lập bố trí thường niên trong vòng 25 năm. Hoạt động chủ yếu của MRF là những cuộc tập trận, huấn luyện và trao đổi giữa Mỹ và Quân đội Úc. Ngoài ra, một số cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của quân nhân đến từ một số quốc gia Đông Nam Á khác.

Related posts