Tin nước Úc sáng Chủ Nhật 10/5: NSW sẽ nới lỏng luật giới hạn (bước 1) bắt đầu từ thứ Sáu 15/5

Thủ hiến Gladys Berejiklian sẽ công bố hôm nay, Chủ Nhật, NSW sẽ bắt đầu áp dụng bước 1 của liên bang vào thứ Sáu tuần này, đúng một phần sau khi Thủ tướng Morrison đưa ra lộ trình 3 bước để mở cửa nước Úc trở lại bình thường vào tháng 7 này.

Theo bước 1 của chính phủ Liên bang đề ra, trong đó cho phép:

– các quán cà phê và nhà hàng được mở cửa lại giới hạn trong 10 người khách.

– 5 người được thăm viếng nhà người khác

– 10 người tại tham dự các lễ tôn giáo

– 10 người tại lễ cưới

– 20 người tại đám tang bên trong và 30 người bên ngoài.

– Gym và chỗ chơi (playground) được mở cửa lại

Tất cả sự nới lỏng trên phải kèm theo luật giữ khoảng cách an toàn 1.5m

Tính đến thứ Bảy vừa qua, NSW có thêm 5 ca nhiễm COVID-19 mới: một người trở về từ ngoại quốc, 2 người bị lây từ những người quen và 2 ca còn đang được điều tra.

Biểu tình phản đối luật phong tỏa trước tòa nhà Quốc hội NSW

Một người biểu tình trước tòa nhà Quốc hội NSW trưa thứ Bảy 9/5 (ảnh ABC)

Trưa thứ Bảy hôm qua, 9/5, bắt đầu từ lúc 2 giờ, có vào khoảng 40 người đã biểu tình trước tòa nhà Quốc hội NSW để phản đối luật phong tỏa.

Những người này thuộc trong nhóm “Exercising My Rights” (Thực thi Quyền của tôi). Một biểu ngữ trong cuộc biểu tình này ghi lại một câu trong hiến pháp đầu tiên của Anh (Magna Carta): “If you don’t know your rights, you don’t have any. Magna Carta,” (Nếu bạn không biết quyền của bạn, bạn không có gì cả. Magna Carta)

Sau đó những người biểu tình đã đi bộ dọc theo đường Macquarie Street để “thực thi quyền của họ.”

Theo trang web và facebook của nhóm “Exercising My Rights”, những người này phản đối những tiêu cực của sự phong tỏa:

“Sự phong tỏa đã tướt đi quyền tự do căn bản của chúng tôi,

“Người dân bị mất việc làm, thương vụ bị phá sản và có ai biết có bao nhiêu người bị mất mạng vì luật giữ khoảng cách thái hóa.

“Nhưng luật pháp ở NSW, Úc Châu, cho phép tôi được đi ra ngoài và tập thể dục. Đó là những gì mà tôi sẽ làm.

“Trong lúc luật phong tỏa vẫn còn áp dụng, mỗi thứ Bảy từ 2pm – 4pm, tôi sẽ tập thể dục bằng cách đi bộ chung quang tòa nhà quốc hội.”

Vụ người đàn ông gốc Việt ‘giết người xẻ xác’

Kate Lloyd has been jailed for five years in connection to the murder.
Kate Lloyd

Can phạm Kate Lloyd, một cựu gái điếm 39 tuổi, đã bị trừng phạt bản án hơn 5 năm tù vì tội che giấu tội phạm, giấu thi hài của nạn nhân do người tình của mình sát hại. Người tình này là một người gốc Việt tên Khanh Xuan Pham, nhỏ hơn cô ta một tuổi.

Khanh Xuan Pham is accused of murdering Mr Stefanovic.
Khanh Xuan Pham

Cả hai đã bị bắt vào 2 giờ sáng ngày 13.1.2019 tại unit mà Lloyd đứng tên thuê trên đường Hume Highway ở vùng Warwick Farm. Trước đó, vào lúc 3.20 giờ chiều 12.1.2019, cảnh sát đã phát hiện thi hài bị cắt xẻo và phân hủy tại một unit trong một chung cư trên đường Eureka Crescent tại vùng Sadleir mà Khanh đứng tên thuê.

Hàng xóm đã gọi cảnh sát khi nghe mùi thối của xác chết trong khi unit đóng cửa nhiều ngày liền.

Nạn nhân là ông Goran Stevanovic, 40 tuổi, ngụ tại vùng Mintom đã có hai con.

Unit nơi tìm thấy thi thể nạn nhân được cho là một đầu mối của các thành phần bất hảo, là nơi cảnh sát thường xuyên lui tới tra xét.

Goran Stevanovic was brutally murdered and dismembered in Sadleir.
Goran Stevanovic

Cáo trạng đọc trước tòa cho biết ông Goran Stevanovic đã đến unit trên để mua ma túy (ice) và bị Khanh dùng dao đâm giữa lúc đang ngủ tại đây.

Bị đâm, nạn nhân vùng dậy, la lớn “Mày làm cái gì vậy” rồi vùng thoát chạy ra phía cửa, tuy nhiên bị vấp té tại lối vào, sau đó Khanh xông tới đâm bồi.

Sau đó Khánh quay vào unit, gọi Lloyd ra phụ giúp. Cả hai mang xác của nạn nhân vào buồng tắm, Khánh dùng dao cắt xẻo thi thể còn Lloyd mang nhét vào túi mua hàng của siêu thị Aldi. Xong xuôi cả hai cùng lau dọn nhà cửa và mấy ngày sau thản nhiên lái xe đi dự lớp cai nghiện và chuyển về sống tại unit của Loyd ở Warwick Farm.

Bốn ngày sau thì khi thi thể nạn nhân bốc mùi, vụ sát nhân này mới bị phát hiện.

Bị tòa hỏi tại sao không trình báo tội phạm, Lloyd trả lời cô ta ghét cảnh sát và không thể phản bội người yêu của mình, dẫu thú nhận rằng cái chết của Stevanovic sẽ “hủy hoại cuộc sống của nhiều người”, khiến một gia đình “mất con và mất anh em”.

Cô ta bị phạt 5 năm ba tháng tù, trong đó thời hạn tối thiểu là ba năm 6 tháng, tính luôn thời hạn tạm giam thì cô ta có thể xin ân xá vào tháng Bảy năm 2022.

Cần nói thêm về khu Sadleir, nơi xảy ra án mạng. Nơi này thuộc vùng Liverpool và đây là một trong những khu vực mà Cảnh sát ngán nhất tại NSW.

Số liệu của Phòng Thống kê và nghiên cứu Tội phạm NSW (Bureau of Crime Statistics and Research) năm 2019 cho thấy chỉ trong ba tháng đầu năm đã có 2452 vụ truy tố vì tội danh tấn công cảnh sát,, trong đó tại vùng Liverpool có 56 vụ, vùng nội đô Sydney 295 vụ, Blacktown 132 vụ, Campbelltown 77 vụ, Parramatta 65 vụ và Penrith 83 vụ. Tại các thị trấn vùng quê thì vụ Dubbo có 55 vụ và Central Coast 122 vụ.

Phó Thủ hiến Queensland từ chức vì bị điều tra cáo buộc tham nhũng

Jackie Trad speaks at a media conference in Brisbane.
Jackie Trad

Bà Jackie Trad – Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Kinh tế Queensland – đã tuyên bố từ chức vào ngày 9.5.2020 sau khi bị điều tra tham nhũng,

Trong thông báo bà Trad cho biết ngày hôm trước Ủy Ban Bài Trừ Tội Phạm và Tham Nhũng (Crime and Corruption Commission: CCC) đã thông báo với bà việc điều tra cáo buộc về sự can thiệp bên ngoài trong quá trình bổ nhiệm hiệu trưởng của một trường học. Đó là một trường mới thành lập, mang tên Inner City South Secondary College, nằm tại vùng Dutton Park của Brisbane, là khu vực mà bà Trad đại diện.

Vấn đề được phe Đối Lập Queensland nêu ra cách đây năm tháng, theo đó bà Trad đã can thiệp

vào quá trình bổ nhiệm hiệu trưởng.

Bà Trad khẳng định bà không làm gì sai tuy nhiên sẽ hợp tác với CCC và do đó để tiện cho chính quyền của bà cũng như CCC, bà sẽ tạm từ chức.

Tạm thay thế bà trong vai trò phó thủ hiếu là ông Steven Miles, Bộ trưởg Y tế.

Bà Trad đã gây chú ý vào năm 2015 khi giới nghiệp đoàn tại đây kể công, nói rằng nhờ họ nên Lao Động mới thắng cử trong cuộc bầu cử ngày 31.1.2015, do đó lên tiếng đòi Thủ hiến Queensland Annastacia Palaszczuk phải trả công, tuy nhiên bà thủ hiến tuyên bố bà không nợ nần gì với họ.

Giới nghiệp đoàn cho rằng họ đã bỏ công vận động và thậm chí có ửng cử viên là thành viên của họ, bao gồm Trad, lúc đó là Phó thủ hiến kiêm Bộ trưởng Hạ Tầng Cơ Sở Jackie Trad (vùng South Brisbane), dân biểu Shannon Fentiman (Waterford), Brittany Lauga (Keppel) và Peter Russo (Sunnybank).

Đó là nghiệp đoàn cánh tả United Voice và tổ chức này đã ra thông báo, gọi các dân biểu trên là “United Voice MPs”.

Lãnh tụ nghiệp đoàn Gary Bullock, tuyên bố rằng Lao Động phải tôn trọng những lời hứa với mình, sau khi họ “đưa Lao Động” vào ghế chính quyền.

Tuy nhiên Thủ hiến Palaszczuk cho hay bà chẳng nợ nần gì nghiệp đoàn trên và tiểu bang cần làm việc như một khối thống nhất bao gồm cộng đồng kinh doanh, các phong trào nghiệp đoàn và vai trò chính phủ là tạo thêm công việc!

Chính giới Úc ngày càng ngờ vực Mỹ

Điều tra của hãng truyền thông Fairfax Media cho thấy chính quyền Úc và đặc biệt là các giới chức tính báo đang ngày càng ngờ vực Mỹ, cho rằng Tòa Đại sứ Mỹ tại Úc đã cố tình rò rỉ “hồ sơ của chính quyền Tây phương” theo đó virus gây đại dịch Covid-19 có quan hệ với Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology: WIV).

Trên thực tế thì hồ sơ này không dựa trên các tin tức tình báo mà chỉ tổng hợp từ các thông tin trôi nổi, trong đó có tin tức từ báo chí. Báo cái này được thông tin tại Úc, được đài Fox New chuyên ủng hộ Trump mang ra bình luận rồi sau đó được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và cả Tổng thống Donald Trump sử dụng!

Trong khi đó hai cựu ngoại trưởng thuộc đảng Lao Động là Gareth Evans và Bob Carr cho rằng câu chuyện này chứng tỏ tầm quan trọng của việc Úc phải giữ sự độc lập về tình báo đối với Mỹ. Ông Evan cho rằng khi Mỹ nằng nặc nói rằng phòng thí nghiệm phát sinh ra bệnh bất kể những đánh giá tình báo, họ đã đóng thêm một cây đinh vào cỗ quan tài cho sự tín nhiệm đối với nước Mỹ,

Chính giới Úc lo ngại rằng việc Mỹ thúc đẩy lý thuyết virus thoát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán sẽ làm suy yếu nỗ lục của Úc khi kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch. Tiến sĩ Richard McGregor, nhà nghiên cứu tại Viện Lowy tại Sydney cho hay: “Việc người Mỹ thúc đẩy giả thiết về việc virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán làm mất uy tín của sáng kiến đó”.

Theo ông McGregor thì định kiến của Mỹ có thể khiến nhiều người nghi ngờ về tính minh bạch của bất cứ cuộc điều tra nào về nguồn gốc dịch mà Mỹ tham dự.

Cuối tuần trước, Thủ tướng Scott Morrison nói rằng chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy virus gây dịch Covid-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ông nói rõ: “Chúng ta biết nó bắt đầu từ Trung Quốc, từ Vũ Hán. Giả thiết có xác suất cao nhất là nó liên quan tới một chợ buôn bán động vật hoang dã, nhưng đó là một vấn đề cần phải được xem xét thật kỹ.”

Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định có bằng chứng về mối liên hệ giữa virus SARS-CoV-2 với phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Related posts