Tin Úc sáng thứ Bảy: Tình báo Úc ra tay…

Tình báo Úc đột kích nhà và văn phòng của chính trị gia thân Trung Quốc

ASIO raids Labor MP Shaoquett Moselmane home and parliament office ...
Nhân viên ASIO tịch thu tài liệu tại nhà ông Shaoquett Moselmane

Ngày 26.6.2020 các nhân viên Cục tình báo an ninh (ASIO) và Cảnh sát liên bang (AFP) xuất trình trát tòa lục soát nhà riêng và văn phòng của ông Shaoquett Moselmane, một thượng nghị sĩ thân Trung Cộng theo đảng Lao Động.

Lên tiếng sau đó, Thủ tướng Scott Morrison lên tiếng cảnh cáo rằng nước Úc sẽ không “chấp nhận” những âm mưu của ngoại bang hòng thao túng nền chính trị của mình. Ông cho biết vụ lục soát trên là một phần trong cuộc điều tra khởi sự từ cuối năm ngoái về cáo buộc theo đó tình báo Trung Cộng đã thâm nhập vào văn phòng của một viên chức dân cử này.

TT Morrison xác nhận chính phủ liên bang đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để tiến hành cuộc điều tra này, tuy nhiên ông khẳng định sẽ không đi sâu vào chi tiết vào một vấn đề liên quan đến công tác tình báo hãy còn đang được điều tra.

Another Manchurian Candidate? Australian Police Raid Office Of NSW ...
Shaoquett Moselmane trong một sinh hoạt với cộng đồng người Hoa thân Bắc Kinh

Dân biểu Jodi McKay, lãnh tụ Lao Động NSW, cho biết bà đã được thông báo từ trước về sự vụ và hiện bà đang bắt đầu tiến trình khai trừ ông Molsemane khỏi đảng. Bà nói: “Vấn đề này thực sự đáng lo ngại. Điều quan trọng là các thành viên thuộc nghị viện ở mỗi tiểu bang quan tâm và tập trung vào người dân của họ”.

Cuộc khám xét cũng là một tín hiệu cho thấy chính quyền Úc sẵn sàng giải quyết những cáo buộc về ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đối với Úc. Biện pháp này nhiều khả năng sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Canberra.

Moselmane năm nay 55 tuổi, là người gốc Lebanese, xuất thân là luật sư và từng làm thị trưởng Rockdale. Ngày 3.2.2009 Moselmane được đảng Lao Động chỉ định vào Thượng Viện NSW để thay thế TNS gốc Hoa Henry Tsang nghỉ hưu, trở thành tín đồ Hồi giáo đầu tiên lọt vào Thượng viện NSW. Thượng Viện khác với Hạ Viện: khi một dân biểu từ chức thì phải tổ chức bầu cử bổ sung, còn khi một thượng nghị sĩ từ chức thì đảng của ông ta có quyền cử người thay thế.

 Moselmane đi Bắc Kinh như đi chợ, từ năm 1997 đến nay đã đên Trung Cộng ít nhất 15 lần. Giữa tháng Bảy năm 2019, y phát biểu tại một buổi hội thảo diễn ra tại Thượng viện NSW rằng trật tự thế giới hiện hữu nghiêng về phía phương Tây và nay thế giới phải thay đổi để phù hợp với… nguyện vọng của Trung Quốc.

NSW Labor MLC Shaoquett Moselmane condemned over pro-China speech ...
Shaoquett Moselmane tại Bắc Kinh

Thực ra đó là buổi hội thảo do một viện nghiên cứu chính sách mang tên “Sydney Institute for Public and International Affairs” tổ chức, thuê phòng của Nghị viện NSW cho xôm tụ để truyền thông Trung Quốc quay phim.

Tại đây Moselmane tuyên bố rằng phần lớn truyền thông thế giới đang nằm trong tay đối thủ của Trung Quốc, do đó Trung Quốc cần phải vươn lên giành lấy ưu thế. Y phát biểu: “Trung Quốc sẽ không thỏa mãn với việc hoạt động trong khuôn khổ trật tự thế giới hiện hữu mà luật chơi được vạch ra chỉ để thỏa mãn phương Tây. Cái mà Trung Quốc đòi hỏi là một trật tự thế giới mới. Trung Quốc không thể tiếp tục trỗi dậy trong trật tự thế giới theo khuôn mẫu Tây phương, trong hệ thống tài chính toàn cầu kiểu Tây phương và trogg trong cấu trúc pháp lý thương mại Quốc tế kiểu phương Tây, do các cường Quốc Tây phương soát. Trên phương diện lịch sử thì Trung Quốc hằng khao khát sự vĩ đại và sự vĩ đại này không thể thực hiện nếu luật chơi thiên vị các đối thủ của nó. Luật lệ phải thay đổi. Cách duy nhất để Trung Quốc khai thác hết tiềm năng của mình là gây sức ép để tạo ra sự thay đổi luật lệ và tạo ra một trật tự thế giới mới.”

Sau đó chỉ hai tháng, vào tháng 9 năm 2019 Moselmane bị phanh phui là đã tuyển mộ một chuyên viên tuyên truyền Trung Cộng làm việc tại văn phòng của mình tại Nghị viện NSW.

Nhân viên này là John Zhang, giữ chức phó chủ tịch của Hiệp hội Kinh tế, Thương mại và Văn hóa Trung Quốc tại Úc (Australia China Economics, Trade and Culture Association (ACETCA) theo thông tin trên trang mạng của tổ chức này. Tuy nhiên theo các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc ACETCA là tổ chức hàng đầu của Trung Cộng tại Úc.

Năm 2013 ông Zhang được Sở Hoa kiều hải ngoại (Overseas Chinese Affairs Office: OCAO) đưa về Trung Cộng huấn luyện, mà OCAO lại là một bộ phận trực thuộc Quốc vụ viện (State Council), là tổ chức cao nhất của chính quyền của Trung Cộng. Khóa huấn luyện này được thực hiện tại Học viện cán bộ (Chinese Academy of Governance), chuyên đào tạo cán bộ cho đảng cộng sản Trung Quốc.

Cựu nhân viên Tòa lãnh sự Trung Quốc Chen Yonglin, người xin tỵ nạn tại Úc năm 2005, cho biết các học viên loại này phải được Tòa đại sứ giới thiệu, do đó phải trung thành với đảng cộng sản cũng như có tố chất lãnh đạo. Các khóa huấn luyện tại đây tập trung vào các kỹ năng tuyên truyền.

Khi bị phanh phui ông Zhang đã trốn biệt, không dám ra mặt để trả lời các câu hỏi của hãng Fairfax Media, hãng truyền thông đã phanh phui ra chuyện này. Còn ông Moselmane thì xác nhận ông đã làm việc cho mình khoảng chín tháng trở lại đây nhưng mỗi tuần chỉ làm một ngày.

Đên tháng 12 năm 2019 chính phủ Liên bang thành lập nhóm đặc nhiệm để điều tra nhưng ông Moselmane vẫn không hay biết, đến tháng BA năm 202 vẫn tiếp tục làm cái loa tuyên truyền cho Bắc Kinh. Lúc đó ông ta lên tiếng ca ngợi “sự lãnh đạo kiên định của Chủ tịch Tập Cận Bình” trong cuộc khủng hoảng Covid-19 trên trang web cá nhân của mình.

Bệnh dịch đã làm xói mòn niềm tin xã hội của Trung Quốc, dân chúng tại đây ngày càng ngờ vực các con số chính thức mà nhà nước công bố thế nhưng ông Moselmane lại bám vào những con số này để ca ngợi Trung Cộng và phê phán chính quyền Úc.

Moselmane cho rằng giữa lúc “đất nước đang cần đến một sự lãnh đạo cứng rắn, kiên định để tập trung vào nhiệm vụ khổng lồ trước mặt” thì “Chủ tịch Tập Cận Bình đã bước ra đảm nhận vai trò lãnh đạo đó. Chủ tịch đã tập trung tài nguyên của quốc gia và cùng với nhân dân Trung Quốc, đã chiến đấu và chặn đứng trận dịch”.

Sau đó Moselmane so sánh sự lãnh đạo của Tập Cận Bình với những thông điệp “chậm chạp, khó hiểu và gây rối trí của chính phủ Morrison.”

Hiện ASIO còn điều tra cáo buộc Trung Cộng âm mưu bỏ tiền ra để vận động công dân Úc gốc Hoa Bo “Nick” Zhao ứng cử vào Nghị viện, Zhao đã từ chối đề nghị này và sau đó mất mạng một cách đáng ngờ vào năm ngoái!

Kinh tế và y tế

Chính phủ liên bang đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội bất chấp làn sóng Covid-19 mới, cho thấy yếu tố kinh tế đã vượt lên trên mối quan tâm về y tế,

Tuyên bố hôm 26.6.2020 sau cuộc họp của Nội các quốc gia, Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố chính phủ sẽ vẫn tiếp tục nới lỏng các quy định giãn cách xã hội, khẳng định hệ thống y tế có thể đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm mới và lạc quan về kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế.

Ông nêu rõ: “Tất cả các tiểu bang đều cam kết tiếp tục thực hiện các kế hoạch khác nhau mà họ đã vạch ra và đang thực hiện”.

Như đã thông tin, chính phủ liên bang đã đặt ra mục tiêu gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế vào tháng 7 tới đây. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ của nước này sẽ tự xác lập quy trình dỡ bỏ các biện pháp hạn chế cho riêng mình phù hợp với tình hình địa phương.

Tuy nhiên Úc sẽ vẫn duy trì biện pháp đóng cửa biên giới và siết chặt các yêu cầu đối với những người trở về từ nước ngoài.

Hãng hàng không Qantas trù liệu là các chuyến bay quốc tế sẽ chỉ được nối lại vào tháng 7 năm 2021 và để… trụ vững qua cơn đại dịch, hãng đã tuyên bố sa thải ít nhất 6,000 nhân viên nhằm cắt giảm chi phí!

Tuyên bố ngày 25.6.2020 Tổng giám đốc quản trị Alan Joyce dự báo việc đi lại giữa các quốc gia sẽ mất 3 năm để phục hồi về giai đoạn trước năm 2019.

 Trong bối cảnh hãng này Qantas vừa phải xây dựng kế hoạch phục hồi của hãng trong vòng 3 năm. Theo đó, Qantas sẽ phải cắt giảm 20% nhân công, tương đương với 6,000 người trong khi 15.000 lao động khác sẽ tiếp tục tạm nghỉ làm trong một thời gian.

Việc cắt giảm trên sẽ tiết kiệm được $15 tỷ trong vòng 3 năm.

Bên cạnh việc cắt giảm nhân công, ông Joyce đã tình nguyện làm việc không lương và kêu gọi đội ngũ quản trị viên cao cấp giảm 15% lương và không nhận thưởng trong năm nay. Để có nguồn tài chính cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại của hãng trong giai đoạn khó khăn, Qantas cũng có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư rót thêm $1.9 tỷ.

Related posts