TQ: Phê chuẩn cho quân nhân sử dụng vắc-xin COVID-19 nội địa

  • Trí Đạt

Chính quyền Trung Quốc và công ty CanSinoBIO hợp tác nghiên cứu phát triển vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) “Ad5-nCoV”. Ngày 29/6, vắc-xin này đã được Quân ủy Trung ương phê chuẩn sử dụng trong quân đội. Tuy nhiên hiện tại có thông tin rằng có đến gần một nửa số người được tiêm chủng xuất hiện các tác dụng phụ như sốt, mệt mỏi hoặc đau đầu.

Chính quyền Trung Quốc cho biết, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đã được Quân ủy Trung ương phê chuẩn sử dụng cho quân nhân. (Ảnh minh họa từ internet).

Vắc-xin Ad5-nCoV được phê chuẩn lần này do công ty công nghệ sinh học CanSinoBIO và đội ngũ nghiên cứu của Viện sĩ Trần Vi (Chen Wei) của Viện Khoa học Quân sự hợp tác nghiên cứu phát triển. Ngày 22/6, họ đã công bố kết quả thí nghiệm lâm sàng giai đoạn I trên Tạp chí The Lancet, kết quả cho thấy vắc-xin an toàn, tất cả những người được tiêm vắc-xin đều có phản ứng miễn dịch.

Đồng thời ngày 29/6, CanSinoBIO cũng đăng thông cáo cho biết, loại vắc-xin này tại Trung Quốc đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, giai đoạn II. Hôm 25/6, Cục Y tế – Bộ Đảm bảo Hậu cần thuộc Quân ủy Trung ương ĐCSTQ đã ban hành văn kiện phê chuẩn loại thuốc nhu cầu đặc thù, thời hạn có hiệu lực là 1 năm. Điều này có nghĩa là vắc-xin có thể vượt qua thử nghiệm giai đoạn III theo quy định thông thường, trực tiếp tiến hành tiêm vắc-xin cho quân nhân. Tuy nhiên, CanSinoBIO và chính quyền Trung Quốc đều không tiết lộ phạm vi và người thử nghiệm loại vắc-xin này.

Theo Apple Daily trích dẫn báo cáo trên The Lancet chỉ ra, Trung Quốc Đại Lục lần đầu tiên có 108 người tiêm loại vắc-xin này, trong đó có 70 – 80% số người xuất hiện phản ứng xấu, tác dụng phụ thường thấy là chỗ tiêm vắc-xin bị đau, tỷ lệ là 54%, sau đó là triệu chứng sốt với tỷ lệ xuất hiện 46%, 46% số người cảm thấy mệt mỏi, 39% số người xuất hiện triệu chứng đau đầu và 17% cảm thấy đau cơ bắp.

Do đó, báo cáo cho rằng Ad5 có hiệu quả như tải thể virus viêm phổi Vũ Hán tái tổ hợp, nhưng vẫn còn chờ nghiên cứu thêm bước nữa.

Hiện tại, toàn cầu có ít nhất 18 loại vắc-xin đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, căn cứ theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó có 7 loại vắc-xin do Trung Quốc nghiên cứu phát triển.

Tài liệu công khai cho thấy, Công ty Cổ phần sinh học CanSinoBIO là một công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc-xin có trụ sở nằm tại Khu tây – Khu phát triển kinh tế công nghệ Thiên Tân, thành phố Thiên Tân. CanSinoBIO thành lập năm 2009, những người sáng lập gồm có Ninh Học Phong (Ning Xuefeng), Mao Tuệ Hoa (Mao Huihua), Chu Đào (Zhu Tao), Khâu Đông Húc (Qiu Dongxu).

Còn người phụ trách dự án nghiên cứu này là nhà nghiên cứu Trần Vi, nhân vật chính trong sự kiện tạo giả “mũi vắc-xin đầu tiên, Viện sĩ thử trước tiên”. Tháng Ba năm nay, trên mạng internet lan truyền hình ảnh lọ thuốc “Vắc-xin tái tổ hợp viêm phổi Vũ Hán”, nhãn ghi trên lọ thuốc cho thấy thời gian sản xuất loại vắc-xin này là ngày 26/2/2020, thời hạn có hiệu lực đến ngày 25/5/2022. Do đó, có người nghi ngờ vắc-xin mà nhóm của bà Trần Vi nghiên cứu, có thể đã được bắt đầu sản xuất muộn nhất là trước ngày 26/2.

Trần Vi, chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về phòng chống vũ khí sinh hóa (Nguồn: Weibo).

Ngoài ra, chuyên gia tài chính kinh tế Trung Quốc Uông Hạo (Wang Hao) từng chỉ ra, hồi tháng Ba năm ngoái, công ty CanSioBIO niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, giá cổ phiếu vốn không nổi bật, đến báo cáo tài chính của công ty này vào tháng 9/2019, trong 4 năm công ty này thua lỗ 300 triệu nhân dân Tệ. Nhưng sau khi hợp tác với Viện nghiên cứu công trình sinh học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật quân sự của quân đội Trung Quốc để nghiên nghiên cứu phát triển “Vắc-xin tái tổ hợp virus corona mới”, và sau khi diễn tập “Xử lý ứng cứu khẩn cấp virus corona mới” vào ngày 18/9/2019, thì giá cổ phiếu của CanSinoBIO bắt đầu có biến động lạ thường vào tháng 10/2019. Tháng 11/2019, giá cổ phiếu công ty này bắt đầu tăng mạnh, được nhà đầu tư mua rất nhiều, đến cuối tháng 12/2019, giá đã tăng lên gấp đôi, điều này không thể không khiến ngoại giới có nhiều suy đoán.

Related posts