Trung Quốc: Chỉ số phát triển là 6.2% hay 2.6%?

Theo những con số theo dõi chính xác nhất từ Trung Quốc thì chỉ số PPI, phản ánh giá bán buôn của các nhà máy, đã giảm 0.3% trong tháng 7/2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần suy giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua, cho thấy các công ty Trung Quốc đã phải cắt giảm giá bán buôn để giữ được thị phần khi mà nhu cầu cả nội địa lẫn nhu cầu từ nước ngoài đều suy giảm. Việc này đã làm giảm thu nhập của các công ty và các khoản đầu tư mới cũng suy giảm gây nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc đang đi vào khủng hoảng.

Giá nguyên liệu như dầu xăng, quặng sắt… đều giảm cho thấy sản xuất đang đình trệ và các công ty ngưng hay giảm mua nguyên liệu. Trong khi đó chính phủ Trung Quốc đang nổ lực hạn chế nợ xấu và chận đứng tình trạng thị trường bất động sản quá nóng.

Việc sụt giá bán buôn công nghiệp sẽ còn tiếp tục tồi tệ hơn trong những tháng tiếp theo do chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn trong ngành bất động sản nhằm kiềm chế nợ xấu và khống chế giá nhà tăng vọt.

Trong tình cảnh các hoạt động thương mại và sản xuất trì trệ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng mạnh trong tháng 7, chủ yếu là do giá thịt lợn tăng cao vì dịch tả lợn Châu Phi hoành hành và Trung Quốc đã ngừng nhập thịt lợn của Mỹ.

Tờ Hoa Nam Nhật Báo nhận định việc giá tiêu dùng liên tục tăng gây ảnh hưởng xấu đến sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc vốn đang lo ngại về thu nhập và tình hình việc làm của mình. Trong khi đó, Bắc Kinh lại đang trông đợi vào việc người tiêu dùng nội địa gia tăng chi tiêu để bù vào thâm hụt do tác động của nền kinh tế yếu đi cũng như cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Mỹ.

Cục Thống kê Trung Quốc chỉ đưa ra một vài lý do để giải thích cho sự suy giảm nói trên tuy nhiên ai cũng thấy rằng vấn đề đáng lo ngại là tác động tiêu cực đối với nền kinh tế lớn thế 2 thế giới khi xu hướng giảm giá bán buôn công nghiệp không đổi và các nhà buôn hoãn nhập nguyên liệu sản xuất và chờ các đơn đặt hàng mới.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bất ngờ trở nên căng thẳng vào tuần trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh thuế nốt 500 tỷ USD còn lại của hàng hóa Trung Quốc, và trước đóTrung Quốc phá giá đồng tiền của mình để đáp trả.

Trong khi đó tăng trưởng đầu tư vào ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong nửa năm 2019 vốn đã giảm xuống 3% từ mức 9,5% trong cả năm 2018, theo ước tính thì việc áp thuế mới của Mỹ nhiều khả năng sẽ làm tỷ trọng đầu tư thêm nữa.

Hiện nền kinh tế của Trung Quốc đã chạm ngưỡng tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc hy vọng kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm yêu cầu dự trữ (RRR) trong thời gian ngắn tới để bơm thêm tiền vào nền kinh tế, tuy nhiên Bắc Kinh cũng e ngại bởi vì việc bơm tiền và cắt giảm lãi suất là phương án cuối cùng, do họ vẫn còn phải xử lý vấn đề nợ xấu còn tồn đọng từ những gói kích cầu kinh tế khổng lồ trước đây.

Quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng đã tác động rõ rệt đến kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang chịu thiệt hại nặng nề ở nhiều phương diện. Nếu xảy ra xung đột “mang tính toàn diện” thì kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn. 

Trung Quốc từng là công xưởng của thế giới, có chuỗi sản xuất công nghiệp tương đối ổn định. Tuy nhiên, trước các lệnh trừng phạt thuế quan của Mỹ, hàng loạt các công ty nước ngoài ở Trung Quốc phải khảo sát lại trong vấn đề trụ ở lại Trung Quốc. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực như đồ chơi, điện tử và thiết bị công nghiệp đã hoặc đang chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khiến Trung Quốc đang mất vị thế là công xưởng thế giới.

Việc chuỗi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc bị tan rã là hệ quả nghiêm trọng nhất mà cuộc chiến thương mại gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc. Một khi chuỗi công nghiệp sản xuất di chuyển ra nước ngoài thì rất khó vãn hồi, không doanh nghiệp nào muốn liên tục di chuyển nhà máy. 

Đây có thể nói là thiệt hại nghiêm trọng nhất mà tổng thống Mỹ gây ra cho nền kinh tế của Trung Quốc. Một khi các doanh nghiệp nước ngoài ra đi họ sẽ không bao giờ quay lại.

Khi hàng loạt các nhà máy công nghiệp đóng cửa thì kéo theo là số lượng lớn người thất nghiệp. Hiện Trung Quốc vẫn đang có xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động trẻ ngày càng giảm dần. Thống kê chính thức của cơ quan chức năng ĐCSTQ cho thấy lực lượng lao động giảm liên tục trong suốt 7 năm qua.

Trong ba thập kỷ qua, ĐCSTQ đã tận dụng nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp để phát triển các ngành sản xuất cần tập trung lao động. Nhưng việc này dẫn đến lực lượng lao động Trung Quốc bị thiếu nghiêm trọng lao động tay nghề cao.

Nhiều công ty Mỹ đã và đang thảo luận việc di chuyển các trung tâm sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc đến các nước khác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tránh được thuế do tổng thống Trump ban hành.

Rõ ràng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã khiến mọi người trong nhiều ngành sản xuất chịu nhiều vấn đề tâm lý như thất vọng và lo lắng. Cuộc chiến đã làm bùng lên trào lưu doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, xu hướng nàysẽ tiếp tục trong tương lai. Cả các công ty của Liên minh châu Âu cũng đã và đang lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc.

Xu hướng trên cho thấy các ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Từ góc độ công ăn việc làm cho người lao động, thì có nghĩa rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng, sức mua trong nước giảm, nợ xấu tăng và tình trạng bất ổn của xã hội sẽ theo sau

Một biểu hiện thiệt hại khác của nền kinh tế Trung Quốc chính là tình hình xuất khẩu cũng đang giảm mạnh. Theo Reuters, trong 7 tháng đầu năm nay, tổng thương mại Mỹ-Trung đã giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 2.100 tỷ Nhân dân tệ (CNY). Trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm khoảng 2%, còn nhập khẩu từ Mỹ giảm gần 1/4.

Xuất khẩu là trụ cột chính của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ lệ rất lớn. Các quan chức Bộ Tài chính Mỹ nhận định, trên thế giới không nước nào có tiềm lực thay thế Mỹ để trở thành nước nhập khẩu hàng Trung Quốc nhiều như vậy.

Giới phân tích của Citibank tại Mỹ đã nhận định rằng sau khi những đợt áp thuế mới có hiệu lực, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ giảm thêm 2,7%, điều này sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm thêm 50 điểm cơ bản.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II của Trung Quốc là 6.2%, là mức thấp nhất trong tăng trưởng GDP theo quý tính từ năm 1992. Mặc dù vậy, Giám đốc điều hành Shaun Rein của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc (CMR) cho rằng, tốc độ tăng trưởng này “làm cho người ta có cảm giác rằng mức tăng trưởng tại Trung Quốc hiện nay chỉ là 2.6%. Nền kinh tế trì trệ trên nhiều lĩnh vực”.

Khi nguồn ngoại hối thu được từ xuất khẩu bị giảm, ĐCSTQ đã buộc phải dùng cách phá giá đồng Nhân dân tệ để đối phó với tác động của cuộc chiến thương mại. Đây cũng là biểu hiện nền cho thấy kinh tế Trung Quốc bị chấn thương.

Hôm 12/8, tỷ giá hối đoái của CNY so với USD (Đô la Mỹ) tiếp tục giảm đến mức 1 Nhân dân tệ đổi 7.06 USD. Kể từ khi Trump cho biết sẽ áp thuế 10% trên hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD, tỷ giá hối đoái của Nhân dân tệ nội địa so với USD đã giảm 1.7%.

Tình trạng mất giá của đồng Nhân dân tệ so với USD phản ánh trực tiếp áp lực chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Trung Quốc. Sau khi đồng Nhân dân tệ giảm phá ngưỡng 7 Nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ thì Mỹ lập tức xếp ĐCSTQ vào danh sách những quốc gia có các chính sách thao túng tiền tệ.

Tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc đang nổi lên thêm một bước mới, ĐCSTQ cũng thừa nhận “tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vẫn còn ảm đạm”, “tình trạng mất cân đối và xuống dốc của phát triển trong nước vẫn rất nghiêm trọng”.

Nhưng vốn dĩ ĐCSTQ thích ngụy tạo thành thích, những chuyện tốt bị thổi phồng quá sức trên thực tế; chuyện xấu thường đảo ngược từ mười thành một, thậm chí giấu biệt đi. Từ thực tế này, không ít chuyên gia nhận định, so với những gì ĐCSTQ thừa nhận thì tình hình thực tế của nền kinh tế của Trung Quốc có thể đang tồi tệ rất nhiều.

Trên Nhật báo Phố Wall (WSJ), chuyên gia Andy Puzder, cựu Giám đốc điều hành của Carl’s Jr. cho biết, trừng phạt thuế quan và các lệnh trừng phạt khác của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc vào thời điểm kinh tế xã hội của nước này đều suy yếu, nhưng vì ĐCSTQ có khả năng bưng bít thông tin nên bên ngoài rất khó biết được rốt cuộc bên trong Trung Quốc đã xảy ra chuyện gì.

Trong khi trên kênh tài chính CNBC, cố vấn kinh tế cao nhất của Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, ĐCSTQ đã phóng đại GDP lên vài phần trăm, nhưng dù thế nào cũng không ngăn chặn được tình hình thực tế ngày càng thấp hơn.

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp diễn với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Chưa biết cuối cùng mèo nào cắn mĩu nào, nhưng trước mắt ai cũng thấy Trung Quốc đang ở trong tình trạng bối rối đón đỡ và chưa có một biện pháp nào khả dĩ để chống lại các đòn phép của tổng thống Donald Trump.

Ls Lê Đức Minh

Related posts