Trung Quốc và Tổng giám đốc WHO phải chịu trách nhiệm cho đại dịch virus corona

Bradley A. Thayer và Lianchao Han

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước cuối cùng đã tuyên bố virus corona bùng phát từ trung quốc lây lan ra khắp thế giới là đại dịch toàn cầu. Cho tới thời điểm viết bài này, hơn 150.000 người trên thế giới đã nhiễm bệnh và hơn 5.700 người tử vong. Câu hỏi đặt ra là tại sao WHO lại phải mất thời gian quá lâu mới nhận thức được điều mà nhiều quan chức y tế và các chính phủ đã xác nhận rất sớm trước đó. 

Embed from Getty Images

Chúng tôi tin rằng tổng giám đốc của WHO, Tedros Ghebreyesus cùng với ông Tập Cận Bình của Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý sai đại dịch chết người này. Ông Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc, và sau cuộc gặp với ông Tập vào tháng Một, ông Tedros đã giúp Trung Quốc tuyên truyền giảm mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ mắc và phạm vi của dịch COVID-19.

Ngay từ đầu, ông Tedros đã bảo vệ Trung Quốc mặc dù chính quyền nước này đã xử lý sai căn bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao. Khi số ca mắc bệnh và số người chết tăng vọt, WHO đã mất nhiều tháng để tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch, mặc dù dịch bệnh này đã sớm đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới do WHO đặt ra.

Khi Tổng thống Trump thực hiện một bước quan trọng để ngăn chặn virus corona tại biên giới Hoa Kỳ bằng cách ban hành lệnh cấm di trú rất sớm từ ngày 31/1, ông Tedros nói rằng các lệnh cấm và hạn chế di trú rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và có thể “có tác dụng làm tăng sự sợ hãi và kỳ thị, cũng như mang lại rất ít lợi cho sức khỏe cộng đồng”. Ông cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho các nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ.

Khi đáng lẽ ông ta nên tập trung vào các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu, nhưng thay vào đó ông Tedros đã chính trị hóa cuộc khủng hoảng và giúp ông Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm của mình đối với một loạt các hành động sai trái trong việc giải quyết dịch bùng phát. Ông Tedros đã sử dụng nền tảng của WHO để bảo vệ chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chẳng hạn, từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng Mười Một cho đến phong tỏa Vũ Hán và thậm chí cho đến tận bây giờ, Trung Quốc đã đang không trung thực về nguồn gốc và mức độ, tỷ lệ mắc bệnh của virus corona. Những người cố gắng phơi bày các thông tin về virus này đã bị giam giữ hoặc mất tích, các báo cáo và bài đăng trực tuyến của họ đã bị xóa. Trung Quốc đã đang thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và ông Tedros đã tham gia nỗ lực này bằng cách công khai ca ngợi sự “minh bạch” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này.

Khi ông Tập ra lệnh cho các quan chức y tế Trung Quốc tăng tốc phát triển thuốc bằng cách sử dụng “kết hợp thảo dược cổ truyền Trung Quốc với thuốc Tây”, ấn phẩm chính thức của WHO, “Hỏi & Đáp về virus corona (COVID-19)”, đã thực hiện một sự thay đổi tinh tế giữa hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung. Cư dân mạng Trung Quốc đã tìm thấy sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh của một danh sách các biện pháp được coi là không hiệu quả đối với COVID-19. Phiên bản tiếng Anh liệt kê bốn mục: hút thuốc, đeo nhiều khẩu trang, uống thuốc kháng sinh và các phương thuốc thảo dược truyền thống. Nhưng trong phiên bản tiếng Trung đã bỏ đi mục thứ tư: các phương thuốc thảo dược truyền thống. (Thời điểm bài viết này xuất bản [17/3], phiên bản tiếng Anh trong ấn phẩm của WHO cũng đã xóa mục đó.)

Trung Quốc gần đây đã cam kết chi 20 triệu USD để giúp WHO chống lại sự bùng phát dịch COVID-19. Ông Tedros đã gửi lời cảm ơn ông Tập vì điều này. Nhưng chúng ta cần lưu ý đến các mối liên hệ của Trung Quốc với quê hương của ông Tedros, đất nước Ethiopia. Ethiopia bây giờ được gọi là “Little China” của Đông Phi vì nó đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc để gây ảnh hưởng tới Châu Phi và là chìa khóa cho sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở đó. Trung Quốc thực sự đã đầu tư rất nhiều vào Ethiopia.

Ông Tedros đã được bầu giữ chức tổng giám đốc WHO vào năm 2017, mặc dù thực tế rằng ông không được đào tạo làm bác sĩ y khoa và không có kinh nghiệm quản lý y tế toàn cầu. Là cựu bộ trưởng bộ y tế và bộ trưởng bộ ngoại giao Ethiopia, ông Tedros là thành viên điều hành của đảng chính trị Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF). Đảng này lên cầm quyền tại Ethiopia thông qua một cuộc đấu tranh năm 1991 và bị liệt là thủ phạm trong Cơ sở dữ liệu Khủng bố Toàn cầu. Sau khi ông trở thành người đứng đầu WHO, các nhà phê bình đã đặt câu hỏi về nỗ lực của ông Tedros nhằm bổ nhiệm ông Robert Mugabe khi đó đang là nhà độc tài tại Zimbabwe làm đại sứ thiện chí của WHO.

Đại dịch virus corona đã cho thấy ông Tedros không phù hợp để lãnh đạo WHO. Vì sự lãnh đạo của ông, thế giới có thể đã bỏ lỡ thời gian quan trọng để ngăn chặn đại dịch virus corona hoặc giảm thiểu độc lực của virus này. Thế giới hiện đang chiến đấu với sự lây lan gia tăng và nhiều quốc gia đã áp đặt các hạn chế. Là lãnh đạo của WHO, ông Tedros phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc quản lý sai các nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan của virus.

Bài viết của Bradley A. Thayer (giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas-San Antonio), và Lianchao Han (phó chủ tịch của Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc). Bài viết đăng lần đầu trên The Hill.

Related posts