Liên Thành
Ai nói Trung Quốc thiếu phát minh, sáng tạo? Nhân dịp Tết Thanh Minh, ĐCSTQ đã chính thức đưa ra một “tin vui“, đó là “các bằng sáng chế trong ngành tang lễ của Trung Quốc là số một thế giới”. Nhưng ít ai có thể thực sự hiểu được nỗi buồn đằng sau sự việc này.
Theo Cơ sở dữ liệu bằng sáng chế, tính đến tháng 3 năm 2023, Trung Quốc có ít nhất 9.300 bằng sáng chế về quan tài, bia mộ, vòng hoa và các loại hình trong ngành tang lễ khác, “con số đứng đầu thế giới”.
Cụ thể, Trung Quốc có tổng cộng 1.911 bằng sáng chế về quan tài, không chỉ đứng đầu thế giới mà còn bỏ xa Hoa Kỳ, quốc gia đứng thứ hai với 1.843 bằng sáng chế, theo Sina.
Theo dữ liệu liên quan của Cơ sở dữ liệu bằng sáng chế: Đến cuối năm 2022, Trung Quốc có 822 bằng sáng chế tích lũy, chiếm 38% tổng số toàn cầu, số lượng bằng sáng chế tích lũy cho bia mộ là 2.146, chiếm 30% tổng số toàn cầu; số lượng bằng sáng chế tích lũy cho bình đựng tro cốt là 4.291, chiếm 50% tổng số toàn cầu.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ tuyên bố rằng “Người Trung Quốc đã tạo ra sự sáng tạo đáng kinh ngạc trong ngành tang lễ”. Tuy nhiên, nếu nghĩ kỹ lại, đằng sau kết quả như vậy thì có bao nhiêu người Trung Quốc đã mất đi mạng sống của họ? Có bao nhiêu nỗi đau được ẩn giấu phía sau?
Một cách đơn giản là có thể biết được con số thực chỉ với 4 tin liên quan.
Đầu tiên, vào tháng 4 năm ngoái, nhà xác của một bệnh viện cấp ba ở Bắc Kinh đã tính phí gần 40.000 nhân dân tệ (hơn 1812 USD) cho những hài cốt được giữ dưới 3 ngày.
Không chỉ vậy, nếu bạn đi bộ chưa đầy 100 mét trên thảm vàng, bạn sẽ phải trả 1.500 nhân dân tệ (gần 218 USD) cho phí dịch vụ.
Thứ hai, vào cuối năm ngoái, vụ tranh cãi ở huyện Hoài Ninh, thành phố An Khánh, tỉnh An Huy là do một tin nhắn gây ra. Nội dung tin nhắn cho biết khi người dân địa phương đến nhà tang lễ không được phép mang theo hộp đựng tro cốt không có thương hiệu, không đạt chuẩn. Thi thể chỉ có thể được vận chuyển bằng xe chuyên dụng của nhà tang lễ.
Thứ ba, sau khi thi thể của một giáo sư tại Đại học Bắc Kinh được hỏa táng vào đầu năm nay, con trai ông thấy chiếc bình đựng tro cốt rẻ nhất trong nhà tang lễ có giá 7.000 nhân dân tệ (khoảng 1000 USD) nên đã quyết định không mua. Con trai giáo sư đã tức giận và chọn đựng tro cốt của cha mình vào một chiếc túi ni lông để mang về.
Thứ tư, cuối tháng 3 năm nay, một mẩu tin về “người đàn ông bị bắt vì tự ý rải tro cốt của cha xuống biển” lại xuất hiện trên tìm kiếm nóng. Theo báo cáo, cha của một người đàn ông ở tỉnh Phúc Kiến đã qua đời. Người đàn ông này đã làm theo nguyện vọng của cha mình là rải tro cốt của ông xuống biển. Tuy nhiên, người đàn ông này đã bị phạt 20.000 nhân dân tệ (hơn 2900 USD), vì vi phạm các quy định liên quan bằng cách rải tro xuống biển mà không được phép.
Ai có thể nghĩ rằng việc rải tro cốt trên biển hiện là bất hợp pháp ở Trung Quốc.
Theo tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, hiện tại có hai phương pháp hải táng ở Trung Quốc. Thứ nhất là tro cốt của nhiều người được rải cùng lúc, nên cách này thường mất khoảng một năm chờ đợi nhưng lại không mất phí.
Hình thức thứ hai là cần phải hẹn trước với công ty tang lễ để thuê thuyền ra khơi, nhưng nơi rải tro cốt là khu vực được chỉ định, giá dịch vụ cũng khác nhau, giá chung là từ 5.000 tệ đến 20.000 tệ (hơn 726 USD đến hơn 2900 USD) .
Ngoài ra, điều đáng chú ý là việc đăng ký hải táng tự do theo nhóm không dễ dàng, thời gian chờ đợi ở Bắc Kinh và Thiên Tân hiện đã phải kéo dài đến năm 2025.
Vì vậy, một số cư dân mạng từng nói đùa rằng: “Biết vậy thì thà bảo con cháu đổ tro cốt của bố mẹ vào bồn cầu xả nước rồi chúng tự tìm được đường ra biển”.Người ta nói rằng sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của con người, nhưng ở Trung Quốc thì ngược lại. Số lượng bằng sáng chế ngành tang lễ của Trung Quốc đứng đầu thế giới nhưng các dịch vụ tang lễ ngày càng trở nên đắt đỏ. Khiến người sống cũng không được mà chết cũng không xong, theo Vision Times.