Cháu nội Giang Trạch Dân có thoát được họa giữa tin đồn bị bắt?

Nguyên Anh

Đã có nhiều hơn một tin đồn về việc Giang Chí Thành bị bắt. Mặc dù không thể xác minh tính xác thực của tin tức, nhưng nó không phải là không có căn cứ, rất có thể như vậy.

Cuối năm 2022, sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân qua đời, trên mạng lan truyền tin đồn, cháu trai của ông ta là Giang Chí Thành đã bị Quân ủy Trung ương bí mật bắt giữ, đưa đến nhà giam Tần Thành.

Giang Chí Thành thay mặt gia tộc Giang nắm giữ khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng, được thế giới gọi là người giàu ẩn thân số một thế giới. Cáo phó chính thức của ĐCSTQ gọi Giang Trạch Dân là một “nhà cách mạng vô sản”. Sự xuất hiện của Giang Chí Thành ngay lập tức biến danh hiệu của Giang Trạch Dân thành một chuyện cười châm biếm.

Hành tung và lý lịch của Giang Chí Thành từ trước tới nay đều được giữ bí mật và che giấu. Sau khi xuất hiện trước công chúng tại tang lễ của Giang Trạch Dân, anh ta lại chơi trò trốn tìm. Bất kể Giang Chí Thành bây giờ đang ở đâu, sau khi mất đi sự hậu thuẫn của ông nội, hoàn cảnh hiện tại của Giang gia và đủ loại tin đồn bất lợi cũng đủ khiến tim anh đập nhanh hơn.

Bí mật gia đình Giang: Làm giàu trong im lặng
Giang Chí Thành (Alvin Jiang) sinh năm 1986 tại Trung Quốc. Cha anh ta là Giang Miên Hằng, con trai cả của Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân có biệt danh là “Tổng giáo chủ tham nhũng Trung Quốc”, còn Giang Miên Hằng được người dân mệnh danh là “Trùm tham nhũng số 1 Trung Quốc”.

Khi du học ở Hoa Kỳ, Giang Miên Hằng nói với các bạn cùng lớp về gia huấn của Giang Trạch Dân: “ĐCSTQ là không đáng tin cậy, vì vậy nhất định phải học ngoại ngữ thật tốt. Thế hệ cháu trai phải là công dân nước Mỹ, con dâu cũng nhập quốc tịch Mỹ là tốt nhất, còn con trai thì không cần nhập quốc tịch nhưng cần lấy thẻ xanh, như vậy đều có đường tiến lui, đôi bên cùng có lợi”. Con cháu họ Giang luôn ghi nhớ bí quyết của Giang Trạch Dân: im lặng làm giàu .

Theo kế sách, Giang Chí Thành bề ngoài tự nhận là công dân Trung Quốc, nhưng đã sớm làm theo gia huấn của ông nội trở thành công dân Mỹ, anh ta đã sống ở Mỹ một thời gian dài, dựa vào quyền lực được mang hai quốc tịch, sống ở hai quốc gia.

Giang Chí Thành có biệt danh là “Mao đầu” vì khi còn nhở có rất ít tóc. Anh ta trông rất giống Giang Trạch Dân, cũng thích đeo kính gọng đen. Chí Thành từ nhỏ đã bên cạnh Giang Trạch Dân mà lớn lên, vì vậy, được Giang Trạch Dân rất yêu quý, cũng có thể nói rằng Chí Thành được Giang Trạch Dân truyền thụ những sở đắc của mình. Đối với đứa cháu trai này, Giang Trạch Dân đặc biệt mời một nhà nghiên cứu lớn tuổi từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia đến nhà để dạy cháu trai ông ta về thiên văn học, thậm chí ông ta còn cắt ngang cuộc nói chuyện với cựu Tổng thống Nga Yeltsin, để giúp Giang Chí Thành trả lời các câu hỏi qua điện thoại.

Khương Duy Bình, cựu phóng viên Đại Liên của “Văn hối báo” của Hồng Kông, đã tiết lộ một số vụ bê bối vào tháng 8 năm 1999, khi Giang Trạch Dân đưa cháu trai yêu quý của mình là Giang Chí Thành đến Đại Liên.

Thời điểm đó, Bạc Hy Lai là người phụ trách ở Đại Liên, đã cố gắng hết sức lấy lòng Giang bằng cách khiến cháu trai Giang Chí Thành của Giang vui vẻ.

Bạc Hy Lai cũng chọn một con tàu lớn sang trọng dùng cho quân sự, chất đầy hải sản tươi sống, chim bay cá nhảy để tổ chức sinh nhật cho Giang Chí Thành, được thể vênh váo, không ngờ cả gia đình Giang bị tiêu chảy vào nửa đêm. Bạc cũng ra lệnh cho ông chủ của một tập đoàn bất động sản ở Đại Liên, chuẩn bị thẻ UnionPay và công khai hối lộ cháu trai của Giang Trạch Dân trước công chúng. Đây có thể là khởi đầu cho việc Giang Chí Thành từ những lời dạy và việc làm của ông nội mình, hiểu được cách chuyển hóa các nguồn lực để “im lặng làm giàu”.

Là cháu trai của Giang Trạch Dân, Giang Chí Thành cũng lợi dụng quyền lực và ảnh hưởng của gia đình trong quá trình nhập học và làm việc. Giang Chí thành theo học và tốt nghiệp trường trung học Thượng Hải Nam Dương, Giang Chí Thành vào Đại học Thượng Hải với tư cách là một sinh viên nghệ thuật, sau đó chuyển đến Đại học Harvard theo nguyện vọng. Phố Wall có quan hệ mật thiết với gia đình Giang Trạch Dân từ những năm 1990. Giang Chí Thành gia nhập ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ Goldman Sachs, sau khi tốt nghiệp Harvard và trở thành nhà phân tích tại bộ phận đầu tư trực tiếp Hồng Kông của Goldman Sachs.

Vào tháng 9 năm 2010, Giang Chí Thành, 24 tuổi, chỉ làm việc tại Goldman Sachs trong 9 tháng và nhanh chóng thành lập doanh nghiệp của riêng mình tại Hồng Kông, đăng ký và thành lập quỹ đầu tư tư nhân – Boyu Capital. Dưới sự chăm sóc của Giang Trạch Dân, công ty đã thuê ba nhà đầu tư chuyên nghiệp có kinh nghiệm làm đồng sáng lập để hỗ trợ anh ta, bao gồm Đồng Tiểu Mông, Trương Tử Hân và Mã Tuyết Chinh, người đã qua đời vào năm 2019. Giang Chí Thành từng là giám đốc đầu tiên.

Hũ vàng đầu tiên bắt đầu mở lắp vàng
Hũ vàng đầu tiên của Giang Chí Thành giống như một trò chơi, nó tự động nhảy vào tay anh ta.

Năm 2011, vào năm thứ hai sau khi thành lập, Boyu Capital đã mua 40% cổ phần kiểm soát của hệ thống cửa hàng miễn thuế Sunshine Duty Free, được giới ngân hàng định giá 1,6 tỷ đô la Mỹ, với mức giá chỉ 80 triệu đô la Mỹ. Trong giao dịch này, Boyu Capital kiếm được ít nhất bảy lần trong một năm. Sunshine Duty Free được thành lập bởi Fred Kiang, một người Mỹ gốc Hoa có quan hệ họ hàng gần với gia đình Giang Trạch Dân, vận hành các sản phẩm miễn thuế tại các sân bay do ĐCSTQ độc quyền và đặc biệt phê chuẩn. Được biết, ngôi nhà sang trọng và xe sang của Giang Chí Thành ở Hồng Kông đều thuộc sở hữu của công ty do Giang Thế Can đứng tên.

Sau khi chơi cú nhảy vàng đầu tiên thuận tay, về sau Giang Chí Thành đã mở cổng kho bạc của Alibaba và vàng lăn vào.

Vào tháng 9 năm 2012, Boyu Capital cùng với China Investment Co., Ltd. và CDB Capital đã cùng nhau đầu tư vào Alibaba, giúp Alibaba mua lại cổ phần do Yahoo nắm giữ. Boyu Capital đã đầu tư 400 triệu đô la Mỹ vào Alibaba. Khi Alibaba ra mắt công chúng vào năm 2014, nó đã kiếm được hơn 2 tỷ đô la Mỹ trong hai năm, gấp hơn 5 lần lợi nhuận.

Để che giấu danh tính cổ đông của Giang Chí Thành, Boyu Capital đã chơi trò trốn tìm kể từ khi đầu tư vào vốn cổ phần của Alibaba. Khoản đầu tư được nắm giữ thông qua Athena China Limited, một công ty con ở Quần đảo Virgin thuộc Anh, trong khi Athena được kiểm soát bởi một thực thể nước ngoài khác, thuộc sở hữu của Quỹ Boyu đã đăng ký tại Quần đảo Cayman.

Với thiết kế vốn chủ sở hữu phức tạp như vậy của Boyu Capital, có thể chỉ riêng ở Alibaba đã che giấu khối tài sản gần 100 tỷ đô la Mỹ của Giang Chí Thành.

Trong vòng một năm rưỡi sau khi thành lập, Boyu đã thành công trong hai thương vụ lớn, bao gồm việc niêm yết Alibaba và Cinda International Holdings. Boyu, thực sự do Giang Chí Thành kiểm soát, có thể đặt chân vào ngành công nghiệp độc quyền do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, và cũng có thể thực hiện hợp tác đầu tư quy mô lớn với các tổ chức tài chính chính thức của Trung Quốc, như Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc, CITIC và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, thể hiện “năng lực chính trị và kinh doanh mạnh mẽ”.

Dựa vào thanh thế của gia đình Giang, Boyu đã nhận được nhiều khoản rót vốn từ nhiều người giàu có, bao gồm Lý Gia Thành, người giàu nhất Hồng Kông, và Temasek Holdings, một công ty đầu tư thuộc sở hữu nhà nước của Singapore. Giang Chí Thành đầu tư vào những công ty có lợi nhuận cao nhất ở Trung Quốc. Cách kiếm tiền nhanh chóng của anh ta được tóm tắt là “chiến thuật sáu chữ”: chiếm đoạt, rút tiền, bỏ đi.

Trong hơn mười năm, Boyu Capital đã biến các mối quan hệ chính trị của gia đình Giang thành khối tài sản thương mại khổng lồ.

Vào tháng 4 năm 2019, Quách Văn Quý, một doanh nhân đại lục đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, đã đưa tin rằng, Giang Chí Thành có tài sản ít nhất 500 tỷ USD.

Ant Group gặp chuyện, liên tiếp thất bại
Mánh khóe trốn tìm để kiếm bộn tiền trong im lặng của Giang Chí Thành bắt đầu thất bại trong những năm gần đây.

Đầu tháng 11 năm 2020, Ant Group, Tập đoàn mẹ của Alibaba, bất ngờ bị Tập Cận Bình dừng hoạt động trước khi niêm yết chính thức. Boyu Capital đã trở thành một trong 10 cổ đông hàng đầu của Ant Group thông qua đầu tư vòng vo thông qua một công ty cấp 3. Mặc dù Boyu hay Giang Chí Thành không được đề cập trong bản cáo bạch, nhưng chính quyền trung ương vẫn phát hiện ra Giang Chí Thành và một số thành viên của phe Giang là người nắm cổ phần kiểm soát bí mật của Ant Group. Họ hợp thành thế lực khiêu chiến ngầm với Tập Cận Bình.

Ant Financial có 700 triệu người dùng Trung Quốc, ảnh hưởng đến huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, một khi niêm yết thành công, họ có thể phát động một cuộc “đảo chính tài chính” chống lại Tập Cận Bình bất cứ lúc nào để buộc Tập phải từ chức. Đầu năm 2014, một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin rằng, Giang Chí Thành và Jack Ma có tham vọng chính trị.

Tám tháng sau tai nạn của Ant Group, Didi Chuxing, nền tảng gọi xe trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, đã bị chính quyền của Tập Cận Bình ra lệnh hủy niêm yết và chấn chỉnh chỉ 5 ngày sau khi được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Và Boyu của Giang Chí Thành là một trong những cổ đông lớn đằng sau hậu trường.

Hạ Nghiệp Lương, cựu giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, từng tiết lộ rằng Giang Chí Thành cũng sở hữu cổ phần của HNA, công ty sẽ bị chính phủ tuyên bố phá sản vào năm 2021.

Mánh khóe vơ vét của cải, phát tán virus
Đầu năm 2022, KingMed Medical, công ty niêm yết dẫn đầu ngành xét nghiệm tại Trung Quốc, dính bê bối, tuy thu lợi nhuận khủng trong chiến dịch phòng chống dịch nhưng cũng bị nghi ngờ cố ý phát tán virus.

Theo thông tin công khai, năng lực xét nghiệm axit nucleic của KingMed đứng đầu thế giới. Chung Nam Sơn, một chuyên gia về virus do Đảng Cộng sản Trung Quốc bổ nhiệm, là chủ tịch của Ủy ban Học thuật Y tế KingMed. Kể từ năm 2020, KingMed Medical đã kiếm được tổng cộng 3,6 tỷ đô la Mỹ trong 27 tháng, trong đó doanh thu từ xét nghiệm COVID-19 vượt quá 1 tỷ đô la Mỹ.

Boyu Capital của Giang Chí Thành cũng đầu tư vào KingMed ở hậu trường, và không mất thời gian tham gia vào làn sóng thu hoạch kiếm tiền này.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, Viên Chí Minh, giám đốc hiện tại của phòng thí nghiệm virus P4 Vũ Hán, nơi bị nghi ngờ rò rỉ virus lớn, cũng là đối tác của WuXi PharmaTech do Giang Chí Thành đầu tư.

Đã bị chú ý, khó thoát kiếp nạn
Khi Tập Cận Bình thắt chặt sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, gia đình Giang Trạch Dân và những người thân cận của ông ta lo lắng rằng, họ sẽ bị thanh lý sau cái chết của Giang Trạch Dân.

Từ cuối năm 2019, Boyu Capital của Giang Chí Thành bắt đầu chuyển tài sản và hoạt động kinh doanh sang Singapore. Người đồng sáng lập công ty, Đồng Tiểu Mông, đã có được thường trú nhân tại Singapore. Một người đồng sáng lập khác, Trương Tử Hân, cũng được cho là đã chuyển đến Singapore. Đến đầu năm 2021, Boyu Capital đã bí mật rời khỏi Hồng Kông.

Hiện tại, Giang Trạch Dân đã chết. Tập Cận Bình đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, nhưng đối mặt với dịch bệnh, dân chúng bất bình nhiều, kinh tế không trụ được, chế độ lâm nguy, rất có thể Tập Cận Bình sẽ dùng thi hành án với phe Giang để xoa dịu dân chúng, và bổ sung “túi tiền”.

Khi Giang Trạch Dân còn nắm quyền “buông rèm chấp chính”, ông ta đã dẫn dắt con cháu “im lặng làm giàu”, cướp đoạt số lượng lớn tài sản nhà nước rồi cất giấu ở nước ngoài. Giang Chí Thành, lừa gạt nhiều nhất, chắc chắn là mục tiêu số một mà Tập Cận Bình thanh trừng, cũng là để xoa dịu sự bất bình của dư luận.

Viên Hồng Băng, một nhà bình luận chính trị ở Úc, cho rằng Giang Trạch Dân đã chết, tiếp theo, Tập Cận Bình sẽ thực hiện một cuộc thanh trừng gia đình họ Giang, sẽ sớm bắt đầu. Hơn nữa, gia đình Giang Trạch Dân và những người theo ông ta, tổng cộng hơn 13.000 người, đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ghi sổ. Người ta ước tính rằng tài sản của họ đạt đến tổng sản phẩm quốc dân hàng năm của Trung Quốc.

Giang Chí Thành, người giỏi trốn tìm, có thể trốn thoát lần này không? Vô số cặp mắt trong và ngoài nước đang nhìn chằm chằm vào anh ta.

Đội ngũ sản xuất “Nhân vật thời sự”

Nguyên Anh biên dịch

Related posts