Dữ liệu mới nhất cho thấy tổng số tiền vay mà các nước đang phát triển nhận được từ Trung Quốc không dưới 1100 tỷ USD. Hơn một nửa trong số hàng chục ngàn khoản vay Trung Quốc phát hành trong 20 năm qua đã hết hạn, nhiều quốc gia đi vay đang gặp khó khăn về tài chính và áp lực trả nợ rất lớn.
Dữ liệu được công bố bởi AidData, phòng thí nghiệm nghiên cứu nổi tiếng của Đại học William & Mary ở Virginia, Mỹ. Phòng thí nghiệm đã thu thập được số liệu về khoản vay mà Trung Quốc cung cấp cho hơn 21.000 dự án tại 165 quốc gia trong hơn 20 năm, với số tiền từ 1100 tỷ đến 1500 tỷ đô la Mỹ.
Reuters cho rằng đây có thể là nghiên cứu toàn diện nhất về tình hình các khoản vay của Trung Quốc cho nước ngoài vay.
Báo cáo cho biết, đỉnh điểm cho vay của Trung Quốc xảy ra vào năm 2016, với tổng số tiền cho vay lên tới 150 tỷ USD. Con số này đã giảm sau khi đại dịch virus corona mới (Viêm phổi Vũ Hán, COVID-19) bùng phát, giảm xuống dưới 100 tỷ USD vào năm 2020.
Báo cáo của Đại học William & Mary chỉ ra rằng trong số các nước đang phát triển nhận được khoản vay từ Trung Quốc, gần 80% hiện đang gặp khó khăn về tài chính.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay cho nhiều nước nghèo để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng. Cách làm này được được đưa vào “Sáng kiến Vành đai và Con đường” dưới thời lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Dự án khổng lồ này nhằm xuất khẩu năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc sang các nước đang phát triển đã thực hiện được 10 năm.
Các khoản vay của Trung Quốc về cơ bản được dùng để xây dựng các dự án đường bộ, sân bay, đường sắt và nhà máy điện, bao trùm các khu vực rộng lớn như Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở một mức độ nào đó thì cách làm này đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước liên quan, và cũng kéo mối quan hệ của các chính phủ các nước này lại gần với Bắc Kinh, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, cách làm của Trung Quốc cũng vấp phải sự chỉ trích rộng rãi từ cộng đồng quốc tế. Họ cho rằng việc Bắc Kinh cho vay mà không màng đến khả năng trả nợ của người đi vay là hành vi vô trách nhiệm, đã khiến cho một số nước đang phát triển rơi vào bẫy nợ.
Sri Lanka là một ví dụ điển hình về nạn nhân của bẫy nợ Trung Quốc. Chính phủ nước này phá sản vì không trả được món nợ khổng lồ của Trung Quốc và phải cho Trung Quốc thuê cảng để trả nợ.
Các nước châu Phi như Zambia, Ethiopia, Ghana đã vỡ một lượng lớn nợ của Trung Quốc ở nhiều mức độ khác nhau và không có khả năng trả nợ, hiện tại họ chỉ có thể chờ Trung Quốc miễn giảm nợ cho họ.
Dữ liệu của AidData cho thấy, 55% quốc gia hiện đang trong thời gian trả nợ. Lúc này, tình hình ngành tài chính toàn cầu xấu đi, lãi suất tăng cao, đồng tiền nhiều nước mất giá, kinh tế tăng trưởng chậm lại và nhiều khó khăn mới xuất hiện.
CNN dẫn lời ông Brad Parks, người đứng đầu AidData và là tác giả của báo cáo, cho biết nhiều khoản vay được phát hành trong giai đoạn đầu của “Sáng kiến Vành đai và Con đường” vào năm 2013 và có thời gian ân hạn từ 5 đến 7 năm. Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, thời gian ân hạn đã tăng thêm 2 năm.
Ông Brad Parks giải thích: “Bây giờ, tình hình đã khác…Trung Quốc đã là chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới trong khoảng một thập kỷ qua, và giờ chúng ta đang ở thời điểm quan trọng khi Trung Quốc thực sự trở thành quốc gia đòi nợ lớn nhất thế giới.”
Báo cáo của AidData cho biết, hơn một nửa số khoản vay do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước phát hành trong năm 2021 là các khoản cho vay giải cứu.
Cơ sở dữ liệu của AidData bao gồm các khoản cam kết cho vay và viện trợ trị giá 1340 tỷ USD của Chính phủ Trung Quốc và các ngân hàng nhà nước đối với những người vay thuộc khu vực công, tư nhân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình từ năm 2000 – 2021. Tính đến năm 2021, những người đi vay ở các nước đang phát triển này nợ những tổ chức Trung Quốc cho vay tổng cộng từ 1100 tỷ USD đến 1500 tỷ USD.
AP: Nợ Trung Quốc đẩy nhiều nước nghèo đến bờ vực sụp đổ
Ngày 18/5/2023, hãng tin AP của Mỹ đưa tin, hơn 10 quốc gia nghèo đang phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế, hoặc thậm chí sụp đổ khi phải vật lộn để trả hàng trăm tỷ đô la cho các khoản vay nước ngoài, phần lớn là từ bên cho vay chính phủ lớn nhất và vô tình nhất thế giới: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Phân tích của AP về khoảng hơn chục quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất – bao gồm Pakistan, Kenya, Zambia và Lào – cho thấy khoản nợ của Trung Quốc đang làm cạn kiệt nguồn thu thuế ngày càng tăng, trong khi đó các khoản thuế này để duy trì mở cửa trường học, cung cấp điện và chi trả các khoản cần thiết cho thực phẩm và nhiên liệu.
Hơn nữa, nợ Trung Quốc đang làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối mà các nền kinh tế này dựa vào, để trả lãi cho các khoản vay và tránh sụp đổ.
Báo cáo chỉ ra, các khoản cho vay của ĐCSTQ cho nước nghèo vay thường không minh bạch và khiến cho các nước này nghèo đói hơn và thường xảy ra phản loạn.
Trí Đạt (theo VOA)