Liên Thành
Tổ chức phi chính phủ Hội đồng bảo vệ nhà báo ngày 18/1 đưa ra thông tin về việc bỏ tù các nhà báo vào năm 2023. Số nhà báo bị cầm tù ở Trung Quốc lên tới 44, một lần nữa đứng đầu thế giới.
Nguồn tin đề cập rằng trong số 44 nhà báo bị cầm tù ở Trung Quốc vào năm 2023, có 19 người thuộc nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và 3/5 trong số họ bị buộc tội làm gián điệp hoặc lật đổ quyền lực nhà nước.
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Jodie Ginsberg, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bảo vệ Nhà báo, cho biết gần một nửa số nhà báo bị cầm tù ở Trung Quốc là người Duy Ngô Nhĩ. Con số có thể bị đánh giá thấp do sự thiếu minh bạch của chính quyền Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh giam giữ quy mô lớn người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã được truyền thông quốc tế đưa tin từ năm 2017, nhưng ĐCSTQ đã nhiều lần phủ nhận sự thật này.
Dilxat Raxit, phát ngôn viên của Hội đồng Đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới, nói với tờ Sound of Hope hôm 20/1 rằng, thông tin về các trại cải tạo ở Tân Cương đã bị rò rỉ bởi những người Duy Ngô Nhĩ trốn thoát khỏi đó. Cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương của chính quyền ĐCSTQ đủ để cấu thành tội ác chống lại loài người. Nhưng không có phóng viên nào ở hiện trường có thể đưa tin như vậy.
Mục đích chính trị của Bắc Kinh trong việc mở rộng hành vi giam cầm các nhà báo Duy Ngô Nhĩ là rất rõ ràng, là ngăn cản ngoại giới biết thêm sự thật.
Các nhà báo người Duy Ngô Nhĩ có thể bị bỏ tù hoặc thậm chí mất tự do bất cứ lúc nào vì đưa tin về các vấn đề nhạy cảm của địa phương. Bởi chính phủ lo ngại rằng bất kỳ chính sách cực đoan có hệ thống nào mà ĐCSTQ theo đuổi nhằm đàn áp và che đậy cuộc đàn áp chủng tộc có hệ thống đối với người Duy Ngô Nhĩ sẽ bị các phóng viên vạch trần, cho phép ngoại giới biết thêm về những thông tin liên quan mà họ che giấu.
Phát ngôn viên của Hội đồng Đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới cho rằng công việc của các nhà báo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc bị hạn chế rất nhiều.
Các nhà báo này hiện phải đối mặt với hai sự lựa chọn: Lựa chọn thứ nhất là đưa tin về tình hình địa phương một cách khách quan, vô tư và duy trì đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo, với cái giá là mất đi tự do cá nhân.
Lựa chọn thứ hai là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và tìm cách sống sót trong sợ hãi. Vì vậy, sự đàn áp có hệ thống và trên diện rộng của ĐCSTQ mà các nhà báo người Duy Ngô Nhĩ hiện đang phải gánh chịu phải nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế.
Phát ngôn viên của Hội đồng Đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới Dilxat Raxit kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến vấn đề nhân quyền của các nhà báo Trung Quốc.
Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và các chính phủ thực hiện các biện pháp hiệu quả và cứng rắn để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về hành động tàn bạo đối với các nhà báo Duy Ngô Nhĩ”.