Theo báo cáo Frankfurter Rundschau của Đức, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã mang lại tổn thất nặng nề cho Đức, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 200 tỷ Euro.
Đức từ lâu đã phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga. Một nghiên cứu hiện tại cho thấy nền kinh tế Đức đang phải trả giá đắt khi giá năng lượng tăng vọt do tắc nghẽn nguồn cung và lệnh trừng phạt. Các nhà kinh tế cho biết Đức đã thiệt hại hơn 200 tỷ Euro do chi phí năng lượng tăng mạnh. Tổng chi phí cho nền kinh tế Đức có thể sẽ cao hơn nhiều.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (IW) cho biết, mặc dù đại dịch virus corona mới và cuộc chiến ở Ukraine hiện trở nên nghiêm trọng hơn nhưng suy thoái kinh tế đã bắt đầu từ lâu trước đó. Đức đã rơi vào suy thoái vào năm 2019. Các chuyên gia chỉ ra rằng chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ do cựu Tổng thống Trump thúc đẩy và việc Anh quyết định rời EU là những “yếu tố phá hoại” đối với sự phát triển kinh tế.
Ông Marcel Fratzscher, giám đốc Viện Kinh tế Đức, nói với tờ Rheinische Post rằng “chiến tranh ở Ukraine hai năm qua đã dẫn đến chi phí kinh tế của Đức có thể cao hơn 200 tỷ Euro rất nhiều”.
Ông Fratzscher có được con số này trực tiếp từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế do chi phí năng lượng cao. Tăng trưởng năm 2022 giảm 2,5%, tương đương khoảng 100 tỷ Euro. Các con số lại tương tự một năm sau đó. Nếu “xung đột” leo thang, kể cả với Trung Quốc, chi phí sẽ còn tăng cao hơn nữa. Kết quả là doanh nghiệp sẽ “bị ảnh hưởng nặng”.
Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức đã trình bày nhiều dữ liệu hơn trong báo cáo của mình. Nhìn chung, do sự chồng chất của đại dịch virus corona mới và các khủng hoảng khác, báo cáo cho biết nền kinh tế Đức đã thiệt hại khoảng 545 tỷ Euro kể từ năm 2020. Thiệt hại trong hai năm chiến tranh 2022 và 2023 lần lượt là 100 tỷ và 140 tỷ Euro, tổng cộng là 240 tỷ Euro.
Theo đài truyền hình ZDF (Zweites Deutsches Fernsehen) của Đức, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Chính phủ Đức hiện đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ 1,3% xuống mức thấp 0,2%. Tờ Le Monde của Đức cho biết, Bộ trưởng Kinh tế Habeck cuối cùng đã thừa nhận nền kinh tế Đức yếu kém như thế nào.
Trí Đạt (theo RFI)