Tin nước Úc sáng Chủ Nhật

Tờ The Australian kỳ thị sắc tộc?

Image

Nhật báo The Australian của tỷ phú Rupert Murdoch đang bị chỉ trích kịch liệt vì bức tranh biếm họa diễn tả cảnh ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi TNS Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống, là “cô bé da nâu” trong số ra ngày 15/8/2020.

Tác giả là họa sĩ, Johannes Leak trên tờ The Australian mô tả ông Biden tươi cười rạng rỡ, đứng trên bục phát biểu nói rằng: “Đã đến lúc cần phải hàn gắn một quốc gia bị chia rẽ vì phân biệt chủng tộc. Do đó vậy tôi sẽ để các bạn lại với cô bé da nâu bé nhỏ này trong lúc tôi nghỉ ngơi”, ông Biden nói trong tranh và chỉ tay về đằng sau, nơi bà Harris cũng đang nở nụ cười tương tự.

Dân biểu Lao Động Andrew Gile, chỉ trích trên Twitter: “Đó là hành động xúc phạm và kỳ thị chủng tộc”.

Cựu Tông trưởng tư pháp Mark Dreyfus cũng tuyên bố trên Twitter: “Nếu tờ The Australian vẫn còn có chút tử tế thì phải xin lỗi ngay lập tức và không bao giờ xuất bản những biếm họa như thế này nữa”.

Tuy nhiên Chủ bút tờ The Australian, biện hộ rằng lời của ông Johannes Leak là lấy từ miện của ông Joe Biden: “Những cô gái da đen và da nâu bé nhỏ” là từ mà ông Joe Biden sử dụng chứ không phải Johannes sáng tạo ra, và được ứng viên tổng thống nói ra khi ông ấy tuyên bố bà Kamala Harris là đối tác tranh cử vào hôm qua, theo ông Dore.

Trên thực tế ông Biden đã sử dụng những từ ngữ này trên Twitter hôm 13/4, tài khoản của ông Biden đăng tải thông điệp: “Sáng nay, những cô gái bé nhỏ tỉnh dậy trên khắp đất nước này – đặc biệt là những cô gái da đen và da nâu, những người thường cảm thấy bị bỏ quên và bị đánh giá thấp trong xã hội của chúng ta – có khả năng đã nhìn nhận bản thân theo một cách mới: Với tư cách là tổng thống hoặc phó tổng thống”.

Ông Dore phân trần: “Mục đích bình luận của Johannes là chế nhạo thứ chính trị căn cước bản sắc và hạ thấp nạn phân biệt chủng tộc, chứ không phải để ra bánbđiều đó”.

The Australian là tờ báo có quan điểm bảo thủ ữu thuộc sở hữu của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch. Năm 2019 một tờ báo của ông này là The Daily Telegrah=ph cũng từng nhận nhiều chỉ trích sau bức tranh biếm họa mô tả cảnh Serena Williams tức giận ở trận chung kết Mỹ mở rộng 2018.

Sự việc liên quan đến cách hành xử của tay vợt này trong vòng chung kết US Open 2018, khiến cô mất cơ hội san bằng kỷ lục đoạt 24 danh hiệu Grand Slam của huyền thoại Margaret Court. Tại đây Serena bị trọng tài chính Carlos Ramos cảnh cáo 3 lỗi. Lỗi đầu tiên là “lén” nhận hướng dẫn từ huấn luyện viên, sau đó là đập vợt và cuối cùng là có lời lẽ xúc phạm đối với trọng tài. Trongván 2 trận chung kết đơn nữ ngày 8.9.2018, Serena đã tức giận đập gãy vợt của mình và gọi trọng tài là “kẻ trộm”, là “kẻ dối trá”. Hành vi này khiến tay vợt nữ được ví như “huyền thoại sống” của thể thao Mỹ bị trừ 1 điểm rồi sau đó là phạt thua 1 trận, giúp đối thủ Nhật Naomi Osaka Osaka giành thắng lợi chung cuộc 6-2 và 6-4. Sau đó Serena còn bị Hiệp hội Quần vợt Mỹ (USTA) trừ điểm và phạt US$17,000 USD.

Sự việc này khuấy độn giới quần vợt thế giới và dẫn đến một cuộc tranh luận ngày càng lan rộng về những tiêu chuẩnnước đôi đối với các nam và nữ cầu thủ quần vợt. Giữa không khí này, bức tranh biếm của họa sĩ Mark Knight ra đời.

Tranh đăng trên nhật báo Herald Sun phát hành ngày 10.9.2018 diễn tả Serena với gương mặt thô kệch như đàn ông cùng đôi môi dày đang nhảy chồm chồm trên cây vợt bị đập gãy tại giải Mỹ mở rộng. Trong tranh, Serena thể hiện sự giận dữ rất trẻ con trong khi trọng tài hỏi tân vô địch Osaka rằng: “Cô không thể để cho cô ấy thắng sao?”.

Bức tranh này đã dẫn đến những lời phê bình gay gắttrên toàn thế giới với lý do “kỳ thị chủng tộc và giới tính”. Trong số khoảng 22,000 người vào bình luận trên trang Twitter mà Knight đăng tải bức ảnh, phần lớn là những phản ứng bất bình, trong đó có ý kiến của một thành viên Quốc hội Mỹ. Nhà văn Anh K Rowling – tác giả của bộ truyện Harry Potter, viết: “Làm quá tốt việc hạ thấp một trong số những nữ cầu thủ xuất sắc nhất hiện nay bằng sự thể hiện phân biệt chủng tộc và giới tính, và biến nữ tay vợt á quân trở thành một kẻ lạnh lùng”.

Tờ The Washington Post thì gọi bức tranh đó “phân biệt chủng tộc” và gợi nhớ về thời kỳ phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Cây bút bình luận của tờ này viết: “Knight vẽ những nhân vật có gương mặt tương tự với những tranh biếm vô nhân đạo của Jim Crow từng phổ biến hồi thế kỷ 19 và 20”. Những phương tiện truyền thông khác ở Mỹ chỉ ra rằng Osaka được vẽ nhỏ nhắn và nữ tính với mái tóc vàng thẳng mượt trong khi ngoài đời thì cô này có mái tóc xoăn đậm màu với những lọn tóc màu vàng và cao hơn Serena.

Nhưng Kight đáp trả bằng việc nhắc lại rằng ông từng vẽ hình ảnh chân thực của Nick Kyrgios khi ngôi sao nam quần vợt Úc “có hành xử tệ hại” và yêu cầu những kẻ này không nên “đưa giới tính vào tranh khi tranh miêu tả về lối hành xử”.

Trong khi đó ông Michael Miller – Chủ tịch điều hành của News Corp Australasia (công ty mẹ của tờ Herald Sun), bảo vệ họa sĩ của mình với tuyên bố: “Những chỉ trích nhắm vào tranh biếm Serena Williams của Mark Knight cho thấy thế giới này đang hiểu sai về vai trò của tranh biếm và trào phúng. Cần phải vạch mặt những hành xử tồi tệ trong mọi môn thể thao cần”.

Chỉ hai ngày sau (12.9.2018 tờ Herald Sun đáp trả bằng trang bìa với hàng chữ “WELCOME TO PC WORLD,”và từ PC ở đây được viết tắt từ “Political correct”, có nghĩa là “chính trị phải đạo”, tức việc e dè, không dám động chạm đến những điều cấm kỵ.

Bài xã luận của tờ này viết: “Những nhà kiểm duyệt tự phong vớiMark Knight đã tìm đường đi của mình với bức biếm họa về Serena Williams,đời sống chính trị phải đạo mới của chúng ta sẽ trở nên nhàm chán”.

Sau đó, trong phán quyết công bố ngày 26.2.2019 Hội đồng Báo chí Úc (Australian Press Council: APC) kết luận rằng bức biếm họa chế giễuvề tay vợt Mỹ Serena Williams của họa sĩ Mark Knight hoàn toàn không xâm phạm những tiêu chí và quy tắc truyền thông

Trước đó, đầu năm 2009 Tổng giám mục Giáo hội Công giáo địa phận Perth là Barry Hickey đã nộp đơn kiện nhật báo West Australian vì tội mạ lỵ lên Tòa thượng thẩm Western Australia.

Đơn kiệu nêu ra một bài báo và một tranh châm biếm trong số ra ngày 2 tháng Mười, trong đó nói về quan điểm của Michael Levine, giáo sư Triết tại University of West Australia, theo đó thì những thông điệp mà giáo hội quảng cáo trên truyền hình là không thành thật và xuyên tạc “misleading and manipulative). Trong quảng cáo trên, Tổng giám Mục Hickey kêu gọi xã hội nên tôn trọng quyền của người phụ nữ.

Tuy nhiên theo giáo sư Levine thì chính Giáo hội công giáo mới không tôn trọng phụ nữ: không cho họ làm giám mục và không công nhận hôn nhân đồng tính. Do đó ông gọi Tổng giám mục Hickey là kẻ đạo đức giả.

Không biết hai bên thỏa thuận với nhau như thế nào, sau đó không thấy báo chí đá động đến vụ án!

Sydney COVID: Một nhân viên nhà hàng làm việc liên tục 10 ngày trong lúc bị nhiễm

Bộ Y tế NSW đang lo ngại là sẽ có nhiều người bị nhiễm sau khi khám phá một nhân viên phục vụ nhà hàng làm việc liên tục 10 ngày trong lúc bị nhiễm coronavirus.

Trong số 9 ca nhiễm nghi nhận tại NSW trong 24 giờ qua tính đến 8 giờ tối thứ Sáu 15/8 có hai nhân viên làm việc tại nhà hàng Chopstix Asian Cuisine bên trong club Smithsfield RSL thuộc vùng tây nam của Sydney.

Two staff members from Chopstix Asian Cuisine, located within Smithfield RSL (pictured), have tested positive for the coronavirus. Source: Google Maps
Hai nhân viên của nhà hàng Chopstix Asian Cuisine, nằm trên trong Smithfield RSL (pictured), bị nhiễm coronavirus. Source: Google Maps

Bộ Y tế khuyến cáo những ai đến ăn tại nhà hàng nói trên từ ngày 31/7 đến ngày 9/8 nếu thấy có triệu chứng phải tự cách ly và đi thử nghiệm ngay.

Một người khách ăn tại nhà hàng Rick Stein at Bannisters thuộc vùng Mollymook ở South Coast, cũng bị dương tính coronavirus.

Những ai ăn tại nhà hàng nói trên vào ngày 1 tháng 8 từ 8pm đến 10.30pm phải theo dõi triệu chứng.

Một ca từ trường Tangara School for Girls, một ca liên quan đến Mounties club ở vùng  Mount Pritchard, và 5 ca khác lây từ những người thân nằm trong danh sách hôm thứ Sáu.

Cho đến nay có 22 ca liên quan đến trường Tangara ở vùng Cheerybrook.

Cảnh sát đang điều tra về nguyên nhân dẫn đến số ca nhiễm tại trường học này.

Related posts