Tin thế giới trưa thứ Bảy

Đức điều chỉnh chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Đức đang điều chỉnh lại các chính sách liên quan tới Trung Quốc bằng cách mở rộng quan hệ đối tác ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Văn phòng Ngoại giao Liên bang Đức hôm thứ Tư (2/9) đã công bố một bộ hướng dẫn về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cho biết họ sẽ thiết lập nhiều quan hệ đối tác hơn trong khu vực để tránh bị phụ thuộc đơn phương vào một quốc gia nào đó.

Sau sự phản đối của châu Âu trước mối đe dọa của Bắc Kinh đối với Cộng hòa Séc trong chuyến thăm Đài Loan, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã tiết lộ các hướng dẫn chính sách mới trong một tuyên bố, với chủ đề “Đức – Âu – Á: Cùng nhau định hình thế kỷ 21”. Ông cho biết khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã trở nên quan trọng về kinh tế và chính trị và sẽ có tác động trực tiếp đến Đức.

Không đề cập trực tiếp đến sự hung hăng của Trung Quốc đối với các nước khác, ông Maas cho biết động thái này sẽ cho phép Berlin đóng góp “tích cực vào việc định hình trật tự quốc tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” Ông nhấn mạnh rằng trật tự trong khu vực cần được duy trì bằng các quy tắc và hợp tác quốc tế thay vì “luật của kẻ mạnh”.

Ông Maas đã bày tỏ lo ngại về các cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và nói rằng chúng ảnh hưởng đến toàn thế giới. Ông cho biết Berlin quan tâm đến việc đa dạng hóa các đối tác trong khu vực nhằm thực thi pháp quyền, nhân quyền, an ninh và trao đổi về văn hóa, giáo dục và khoa học.

Kinh tế Mỹ tạo thêm 1,4 triệu việc làm, thất nghiệp giảm xuống 8,4%

Số liệu việc làm tuy khả quan, nhưng phản ánh đà khôi phục kinh tế đang chậm lại.

Trong tháng Tám, nền kinh tế Mỹ tạo thêm 1,4 triệu việc làm, phản ánh quá trình doanh nghiệp dần mở cửa lại và tuyển dụng nhân sự, theo số liệu của Cục Thống Kê lao động hôm thứ Sáu. 

“Số liệu việc làm tuyệt vời!”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter. “1,37 triệu việc làm mới trong tháng Tám. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 8,4% (Chà, tốt hơn nhiều dự đoán). Phá vỡ mốc 10% nhanh và sâu hơn dự đoán”. 

Đây là lần đầu tiên tỷ lệ thất nghiệp Mỹ hạ xuống mức một con số kể từ khi đại dịch bắt đầu, giảm từ 10,2% hồi tháng 7 xuống 8,4%. Tuy vậy, một nhà phân tích cho NBCNews biết rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm trong mấy tháng qua không có gì khó khăn, bởi đó chỉ phản ánh việc các doanh nghiệp mở cửa và đem nhân viên trở lại làm việc. 

Trước đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đạt 3,5%, mức thấp kỷ lục trong vòng nửa thế kỷ. 

Số liệu tháng Tám cũng phản ánh xu hướng hồi phục đang chậm lại của thị trường lao động Mỹ kể từ khi 22 triệu người bị mất việc do dịch từ tháng Ba. Số liệu điều chỉnh tháng 6 cho thấy có thêm 4,8 triệu người tìm được việc làm, nhưng tháng 7 giảm xuống còn 1,73 triệu và tháng 8 chỉ còn 1,37 triệu. 

“Chúng ta có con số việc làm tạo thêm khổng lồ trong ba tháng qua, nhưng nó chỉ ít hơn một nửa so với số việc bị mất trong tháng Ba và tháng Tư”, Dan North, nhà kinh tế cấp cao tại Euler Hermes B.

ĐCSTQ trấn áp biểu tình ở Nội Mông, tin đồn có 4 người tự sát

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thực hiện hủy bỏ dạy học bằng tiếng Mông Cổ tại khu vực Nội Mông Cổ đã khiến cho hàng chục nghìn học sinh và phụ huynh ở nhiều nơi phát động bãi khóa và kháng nghị tập thể. Chính quyền xử lý cứng rắn, bắt người ở nhiều nơi. Ngoài truy nã những người tham gia tập trung phản đối, ĐCSTQ còn định tính người dân tham gia vào cuộc kháng nghị lần này là “bị thế lực nước ngoài kích động”. Có thông tin chỉ ra, Bộ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Triệu Khắc Chí đã bí mật ra lệnh trấn áp hoạt động kháng nghị không nương tay. Nội Mông Cổ lan truyền thông tin có người thứ 4 tự sát.

Tạp chí Bitter Winter chuyên quan sát nhân quyền Trung Quốc hôm 4/9 đã đưa tin, Bộ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Triệu Khắc Chí mới đây đã đến Mông Cổ, ra lệnh trấn áp không nương tay đối với hoạt động kháng nghị. Hành động trấn áp đã được bắt đầu.

Thông báo của chính quyền cho biết, Ủy viên Quốc vụ viện ĐCSTQ, Bộ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Triệu Khắc Chí đã đến Nội Mông Cổ và Ninh Hạ thị sát từ ngày 29/8 – 2/9, yêu cầu thực hiện “tinh thần” chỉ đạo của ông Tập Cận Bình đối với công an.

Ông Triệu Khắc Chí nói, ĐCSTQ “cần thúc đẩy sâu việc đấu tranh chống chia rẽ, thực hiện nghiêm biện pháp chống khủng bố” tại Nội Mông Cổ, “yêu cầu ghi nhớ kỹ công an mang tính đảng”, “bất cứ lúc nào, bất cứ tình huống nào đều kiên quyết nghe lời đảng, đi theo đảng”, v.v.

Nhiều ngày gần đây, Nội Mông Cổ đã có hơn 300.000 học sinh xuống đường bãi khóa, kháng nghị việc dùng tiếng Hán làm ngôn ngữ chính trong giáo dục để thay thế tiếng Mông Cổ.

Cục công an các nơi ở thành phố Thông Liêu đã đăng tải lên mạng “Thông báo phối hợp điều tra”, truy bắt một số người được gọi là “tìm cớ gây sự” ở bên ngoài cổng các trường học. Đến ngày 3/9, có 129 người đã bị thông báo truy nã.

Theo Bitter Winter, đã biết có 2 phụ huynh đã tự tử để từ chối cho con đến lớp nhằm phản đối chính sách giáo dục mới. Một người là nữ giáo viên tại kỳ Chính Lam; một người khác là nam giới ở thành phố Thông Liêu, vợ của ông là một giáo viên.

Theo Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, Tô Nhật Na (tên phiên âm tiếng Hán) – một nữ công vụ viên 33 tuổi thuộc Văn phòng chính quyền Alxa (A Lạp Thiện) tại Nội Mông Cổ, đã nhảy lầu tử vong tại nơi ở vào sáng ngày 4/9. Thông tin do chồng của cô lan truyền ra, và thông tin nhanh chống được lan rộng. Phía cảnh sát nói rằng người tử vong có lịch sử bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, trên mạng lan truyền một bức di thư của cô, nội dung cho thấy cái chết của Tô Nhật Na có liên quan đến việc người Mông Cổ gần đây bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình.

Hình ảnh (trái) khi Tô Nhật Na thời sinh viên. Bên phải: Di thư của Tô Nhật Na cho thấy vì bảo vệ ngôn ngữ dân tộc mình, cô đã gửi thư thỉnh nguyện nhưng không có kết quả (Ảnh: RFA).

Bản tin nói, trong một tuần qua, từng lan truyền tin nhiều người kháng nghị nhảy lầu tự tử, đây là sự kiện nhảy lầu tử vong thứ 4 tại Nội Mông Cổ, do chính quyền phong tỏa thông tin, ngoài vụ của cô Tô Nhật Na ra, thì danh tính của những người đã tử vong khác và thông tin thân nhân cũng không biết được.

Trong đó, sự kiện tử vong đầu tiên là một học sinh trường trung học ở Shebotu thuộc thành phố Thông Liêu, sau khi biết cha mẹ mình bị cảnh sát vũ trang đánh đập, cậu bé đã nhảy lầu từ tầng 4 của trường và tử vong.

Một người dân tộc Mông Cổ ở địa phương nói với Đài Á châu Tự do rằng: “Do thấy cha mẹ mình bị cảnh sát vũ trang đánh ở ngoài trường nên học sinh này đã cuống lên và nhảy lầu. Cha mẹ cậu đã bị bắt đi.”

Một người Mông Cổ giấu tên hiện đang cư trú tại Mỹ nói: “Người đầu tiên là một học sinh tiểu học ở Shebotu thuộc thành phố Thông Liêu; còn có một giáo viên ở kỳ Chính Lam thuộc trấn Xilin Gol, còn có một người Mông Cổ ở kỳ Ongniud tự sát. Còn có người này (Tô Nhật Na), tổng cộng hiện đã biết có 4 người. Tôi đang tìm tên tuổi của họ, nhưng không có thông tin.”

Theo Bitter Winter đưa tin chỉ ra, mặc dù chính quyền mạnh mẽ trấn áp, nhưng hình thế đối với ĐCSTQ mà nói vẫn là rất khó khăn, bởi vì học sinh tiếp tục bãi khóa. Hơn nữa trong phong trào chưa từng có ở Trung Quốc này, tất cả 300 nhân viên của Đài phát thanh Truyền hình Mông Cổ thuộc ĐCSTQ ký tên vào văn kiện nói, nếu những cha mẹ ở trong đài này bị trừng phạt vì không cho con đến trường, thì toàn bộ sẽ từ chức. Họ nói rõ thà thất nghiệp cũng không chấp nhận giáo dục song ngữ “trọng Hán khinh Mông Cổ”.

Bên cạnh đó, Trung tâm Nhân quyền Mông Cổ cũng đăng tải một video cho biết có hơn 16.000 thư thỉnh nguyện cùng 2.600 thư phản đối do học sinh viết tay.

Hiện tại ĐCSTQ đã đã kiểm duyệt và phong tỏa nền tảng mạng xã hội ngôn ngữ Mông Cổ có tên Bainu, mục đích được cho là khiến người kháng nghị gặp khó khăn khi liên lạc với nhau.

Theo RFA đưa tin, thông tin nhận được từ người dân Mông Cổ cho biết, gần đây mỗi ngày đều có lượng lớn xe bọc thép xe vận binh đi lại trên đường phố, đặc cảnh ở nơi khác vào đóng trú ở Mông Cổ. Cùng với đó, chính quyền cũng đổ tội cho cuộc kháng nghị quy mô lớn này là “bị thế lực bên ngoài kích động”. 

Video cảnh sát bắt người trên đường phố được chia sẻ trên Twitter:

Lâm Trung Vũ

Related posts