Poster ‘người dơi Tập Cận Bình’ ở nhà hàng Thụy Điển gây nhiều tranh cãi

  • Lã Nhân

Ngày 11/10, Bryanboy, chủ blogger thời trang Philippine, đã đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, trong ảnh cho thấy anh và một người bạn khi đang ăn uống ở một nhà hàng tại Thụy Điển, trên tường phía sau lưng có dán các tấm áp phích là bức ảnh miêu tả ông Tập Cận Bình thành người dơi mặt vàng tai nhọn. 

Áp phích ông Tập Cận Bình biến thành người dơi được dán trên tường ở một nhà hàng tại Thụy Điển. (Ảnh: Bryanboy Twitter).

Theo đài Tiếng nói nước Đức (DW) đưa tin, Bryanboy cho biết, bản thân là người Philippine, khi đó anh cùng người bạn đến từ Hồng Kông ở trong nhà hàng. Cả hai người là khách châu Á duy nhất trong nhà hàng lúc đó, những khách hàng khác đều là người da trắng, ngoài ra còn có 2 nhân viên nhà hàng người Thụy Điển gốc Á.

Bryanboy nói: “Từ sau khi dịch virus corona mới bùng phát, rất nhiều người châu Á trên thế giới đã trải nghiệm qua chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – ví dụ trên nền tảng mạng xã hội, tôi không biết có người châu Á nào không từng bị gọi là ‘người ăn dơi’.”

Sau khi gây nhiều tranh cãi, tác giả bức poster này với nickname ‘@ironartworks’ đã lên tiếng, đăng bài trên Instagram cho biết: “Tối nay [poster] ‘người dơi’ của tôi bị phê bình là kỳ thị chủng tộc với người châu Á. Điều này chưa bao giờ là ý đồ của tôi. … Tôi không cách nào biểu đạt sự xin lỗi của tôi đối với những người bị tổn thương tình cảm.” … “Tôi đã tạo ra nhiều bức chân dung châm biếm nặng nề, chế nhạo những người có quyền cao chức trọng. … Tôi tạo ra ‘người dơi’ với mục đích tương tự, đại diện cho nhà độc tài Tập Cận Bình và việc ĐCSTQ xử lý sự bùng phát virus. Nhưng hiện giờ, nhờ sự chỉ ra của các bạn, tôi nhận ra rằng bức ảnh này là sai. Vì vậy, tôi nhắc lại rằng dụng ý của tôi chỉ là chế nhạo ông Tập / Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), không đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc làm tổn thương nhiều người. ….. Cho nên tôi sẽ gỡ những bài viết đó xuống, nhưng giữ lại bức ảnh này.”

Nhà hàng dán tấm poster nghệ thuật này cho biết đã gỡ chúng xuống. Còn về việc tấm áp phích này liệu có liên quan đến phân biệt chủng tộc hay không, các ý kiến bình luận khác nhau đều có:

“Ý đồ của bạn có lẽ chỉ là chỉ trích Tập Cận Bình, nhưng khi bạn tuyên truyền định kiến mang tính ​​phân biệt đối xử đối với người châu Á, bạn còn mong đợi điều gì khác? Bạn gián tiếp góp phần vào những tuyên bố vơ đũa cả nắm khiến người ta tức giận khi nhắm người Đông Á.”

“Đúng, người châu Á có nước da ‘vàng’, đây là lẽ thường. Tập Cận Bình là người Trung Quốc và được sơn màu vàng. Điều này có gì sai ư? Chúng ta có thể sơn Obama là da sẫm và Trump là da cam không? Chúng ta là đang thảo luận về những nhân vật của công chúng. Điều miêu tả là một cá nhân chứ không phải một chủng tộc. Tập Cận Bình không đại diện cho tất cả người Trung Quốc, chứ chưa nói đến tất cả người châu Á.”

“Biểu đạt quan điểm chính trị của bạn, điều này là không có vấn đề gì cả, bởi vì chúng ta đang ở Thụy Điển, nơi cho phép mọi người được hưởng quyền tự do ngôn luận, không giống như Trung Quốc.”

“Những kẻ độc tài được (và nên) miêu tả một cách châm biếm bởi các nghệ sĩ / những người đấu tranh cho tự do dùng phương thức châm biếm nhằm chế nhạo quyền lực! Châm biếm vốn chính là vì chế nhạo quyền lực! Nếu châm biếm được sử dụng nhắm vào những người không có quyền lực, thì nó sẽ trở thành một sự lạm dụng, điều đó thật đáng sợ, và đôi khi đó là sự phân biệt chủng tộc …. Nghệ thuật nên được sử dụng như một vũ khí chống lại sự lạm dụng quyền của kẻ độc tài.”

“Nghệ thuật thường là sự khiêu khích. Điều này có nghĩa là đôi khi nó sẽ mạo phạm đến người khác …. Tôi cảm thấy khó chịu đó là nghệ thuật gia này cảm thấy cần phải xin lỗi vì điều này. Thế giới sẽ trở thành một nơi rất buồn, nếu chúng ta kiểm duyệt các nghệ thuật của mình và bản thân nghệ thuật gia cảm thấy điều này có thể chấp nhận được. Việc kiểm duyệt tác phẩm nghệ thuật chính xác là những gì Đức Quốc xã đã làm trong những năm 1930 và 1940 .”

Cũng có người cho biết: “Tấm poster này không phải là tốt nhất, nó chắc chắn không giúp loại bỏ phân biệt chủng tộc đối với người châu Á. Tuy nhiên, tôi không nghĩ dụng ý của nghệ thuật gia không phải là phân biệt chủng tộc. Anh ấy đang nhắm mục tiêu vào ông Tập và chính quyền của ông ấy, nghe nói họ ngăn chặn thông tin và để cho virus lây lan.”

Còn có cư dân mạng châm biếm: “Đây là lần mà ‘người dơi’ bị bôi nhọ thảm nhất vì sử dụng hình mẫu Tập Cận Bình”.

Còn bạn nghĩ thế nào?

Lã Nhân

Related posts