Nhật Bản phê duyệt ngân sách quân sự kỷ lục 52 tỷ USD để chống lại Trung Quốc

Minh Ngọc

Chính phủ Nhật Bản hôm thứ Hai (21/1) đã thông qua ngân sách quốc phòng kỷ lục, lên tới 5,34 nghìn tỷ yên (51,6 tỷ USD) cho năm 2021, như một phần của nỗ lực chống lại “những thách thức an ninh do Trung Quốc gây ra”, tờ Mainichi của Nhật Bản đưa tin vào ngày 21/12.

Japanese Prime Minister Yoshihide Suga reviews the Japan’s Air Self-Defense Force at Iruma Air Base in Sayama, Saitama Prefecture, Japan, November 28, 2020. David Mareuil/Pool via REUTERS

Tokyo ngày 18/12 cho biết họ sẽ phát triển các tên lửa chống hạm mới có khả năng nhắm mục tiêu vào các tàu chiến ở khoảng cách xa hơn xung quanh các đảo Okinawa ở phía Tây Nam của nước này, bao gồm gần các đảo Senkaku đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

“Hoàn cảnh an ninh xung quanh các hòn đảo phía Tây Nam của chúng tôi đã trở nên khắc nghiệt. Chúng tôi phải phản ứng với điều đó theo cách thích hợp,” Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu tuần trước (18/12).

Theo đó, ngân sách quân sự mới được mở rộng, tăng 0,5% so với năm 2020, dành 323 triệu USD để phát triển các tên lửa tầm xa hơn ở Nhật Bản “có khả năng tấn công tàu địch từ bên ngoài tầm bắn của chúng”.

Một chiếc máy bay chiến đấu phản lực theo kế hoạch dự kiến sẽ có giá khoảng 40 tỷ USD và sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2030. Dự án do Mitsubishi Heavy Industries dẫn đầu với sự giúp đỡ từ Lockheed Martin, nhận được 706 triệu USD trong ngân sách mới.

Nhật Bản cũng dự kiến chi trả 628 triệu USD để mua 6 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed F-35, bao gồm 2 biến thể cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) B sẽ hoạt động trên một tàu sân bay trực thăng đã được chuyển đổi.

Ngoài ra, 912 triệu USD sẽ được chi để đóng 2 tàu chiến nhỏ gọn, có thể hoạt động với ít thủy thủ hơn các tàu khu trục thông thường, giảm bớt áp lực đối với hải quân đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tân binh.

Thông báo của Tokyo về kế hoạch phát triển tên lửa tầm xa hơn đã đánh dấu quyết định chính sách quốc phòng lớn đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide kể từ khi ông đắc cử hồi tháng 9.

Theo Reuters, kế hoạch tên lửa và ngân sách hỗ trợ [kế hoạch] được đưa ra vào thứ Hai (21/12), thời điểm mà quân đội Nhật Bản tiếp tục mua “tên lửa đối không có thể được sử dụng để tấn công các địa điểm phóng tên lửa ở Triều Tiên” và xem xét bổ sung vào lực lượng pháo binh của họ “vũ khí tấn công như tên lửa hành trình có thể tiếp cận các mục tiêu mặt đất ở Trung Quốc”.

Những tháng gần đây, Nhật Bản ngày càng lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Biển Hoa Đông, bao gồm cả các cuộc xâm nhập liên tục vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku đang tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Kishi hôm 14/12 cho biết ông đã “đồng ý với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong việc tìm cách sớm thiết lập một đường dây nóng giữa các quan chức hai bên” để làm trung gian hòa giải các tranh chấp trong tương lai đối với quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là đảo Điếu ngư. Hai bộ trưởng quốc phòng đã thảo luận về vấn đề này trong một cuộc họp qua video.

Ông Kishi nói với các phóng viên sau cuộc họp trực tuyến: “Tôi mạnh mẽ yêu cầu họ không được có hành động nào khiến căng thẳng leo thang.”

Theo Kyodo News, Tokyo và Bắc Kinh “đã khởi động một cơ chế liên lạc giữa các cơ quan quốc phòng hai bên vào năm 2018 để tránh các cuộc đụng độ ngẫu nhiên trên biển và trên không”, nhưng kể từ đó hai nước láng giềng châu Á này “đã đạt được rất ít tiến bộ” trong việc thiết lập đường dây nóng.

Related posts