Tin Úc: Ribs & Burgers đối phó với tai tiếng kỳ thị

Ribs & Burgers Logo - Picture of Ribs & Burger, Sydney - Tripadvisor

Hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh Ribs & Burgers đang lúng túng đối phó với tai tiếng kỳ thị sau khi bị lộ  thông báo bản gửi cho nhân viên, nêu rõ việc nói ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh tại chỗ làm là điều “đáng kinh tởm”, “thiếu tôn trọng” và “không được tha thứ” và dọa là “sẽ có biện pháp” đối với những nhân viên bất tuân.

Chuỗi nhà hàng Ribs & Burgers bao gồm 12 chi nhánh ở NSW, do Công ty Seagrass Boutique Hospitality của Nam Phi làm chủ. Công ty này cũng đang điều hành nhiều nhà hàng nhượng quyền có tiếng ở Úc. Phần lớn nhân viên trong chuỗi nhà hàng đều đến từ các quốc gia khác nhau, có nền tảng văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.

Thông báo này được chia sẻ trong nhóm các nhân viên quản lý của chuỗi nhà hàng trên ứng dụng Whatsapp. Thông báo được gửi ra từ một quản trị viên cao cấp cao của của chi nhánh NSW, nói rằng ông có một “nhiệm vụ không may” là phải nêu ra vấn đề này sau khi nhận được 4 báo cáo từ các nhà hàng khác nhau.

Thông báo nêu rằng việc nhân viên nói ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh là “đáng kinh tởm” và “thiếu tôn trọng”, và “đi ngược lại hoàn toàn văn hóa của công ty mẹ Seagrass là #cùng với nhau (#togetherness)”.

“CẢNH CÁO: VIỆC NÓI NGÔN NGỮ MẸ ĐẺ SẼ KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN,” đồng thời kêu gọi những quản trị viên “phải chấm dứt” và “giải quyết chuyện thường xảy ra này bằng kỷ luật ngay lập tức.”

The message shared on WhatsApp.

Tuy nhiên ông ta không nêu rõ biện pháp kỷ luật cụ thể.

Nhiều nhân viên của Ribs & Burgers cho biết đã bị sốc khi đọc được dòng tin nhắn  và dù cho rằng thông báo này khá khác thượng, họ không thể làm gì hơn là tuân thủ vì sợ bị trừng phạt.

Tuy nhiên khi thông báo này lọt ra ngoài, đến lượt công ty này việc: “Chúng tôi đang khẩn cấp điều tra, chúng tôi có thể xác nhận ngay rằng việc thông tin kiểu này không hể thể hiện văn hóa hay chính sách và tập quán về nhân sự của chúng tôi. Chúng tôi rất tự hào về văn hóa của công ty, đặc biệt là nơi làm việc đa văn hóa, đa dạng và không phận biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ…”

Ông xác nhận ông đã nói chuyện với các nhân viên về hướng dẫn trên để nhắc mọi người về chính sách của công ty.

Theo luật liên bang thì hành vi kỳ thị nơi làm việc được định nghĩa là khi một chủ nhân “có hành động chống lại nhân viên” dựa trên sắc tộc, màu da, chủng tộc hoặc nguồn gốc xã hội, và nhiều tiêu chuẩn khác.

Thành viên Nghiệp đoàn công nhân toàn quốc, ông Gamal Babiker nói rằng các doanh nghiệp có trách nhiệm tôn trọng “nguồn gốc đa dạng văn hóa, sắc tộc và ngôn ngữ” của nhân viên.

“Hình thức kỳ thị này cực kỳ nguy hiểm và cho thấy sự thiếu tôn trọng với sự đa văn hóa của nước Úc.

Hàng loạt cơ sở tiểu thương đối mặt nguy cơ phá sản

Cứ ba cơ sở tiểu thương thì có một bị thất thu đến mức sẽ phải đóng cửa và các giới qua tâm đã kêu gọi chính phủ cần khẩn cấp tài trợ thêm để giúp gới kinh doanh vẫn chưa vượt qua tác động của đại dịch.

A deserted Cavill Avenue in Surfers Paradise on the Gold Coast, Wednesday, April 8, 2020. The coronavirus has thrown small businesses into crisis, with many owners either sending workers home or closing as customers wane. (AAP Image/Dave Hunt) NO ARCHIVING

Một cuộc khảo sát quốc gia của Hiệp hội tiểu thương Úc (Small Business Australia: SBA) cho thấy  đã phát hiện ra rằng một phần ba số cơ sở tiểu thương sẽ  phải dẹp tiệm nếu không được trợ giúp thêm.

Dựa trên các câu trả lời trong một cuộc khảo sát, ước tính hơn 900,000 tiểu thương đã phải dùng đến tiền tiết kiệm để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đại dịch; hơn 500,000 phải sử dụng tiền hưu bổng trong khi gần 100,000 ông chủ nhỏ đã phải bán đi bất động sản.

Giám đốc điều hành SBA, ông Bill Lang, khẳng định tình thế rất nghiêm trọng, ông nói: “Nhiều công ty trong số đó sẽ phải đóng cửa trong vài tuần. Và họ sẽ phải chờ đợi những hỗ trợ từ chính phủ các chương trình như Job Keeper. Những người khác có thể có đủ tiền tiết kiệm để kéo dài thêm vài tháng nữa. ‘Chúng tôi cần chính phủ liên bang tài trợ trực tiếp hơn để giúp các công ty trang trải các chi phí của họ và trong nhiều trường hợp để chủ sở hữu có thu nhập. Chúng tôi cũng cần bảo đảm rằng nếu các doanh nghiệp phải đóng cửa, không có chủ cơ sở tiểu thương nào sẽ bị rơi vào tình trạng  phá sản do bị ngừng kinh doanh vì dịch bệnh.”

Giới kinh doanh đã mong chờ một Giáng Sinh bình thường dể nhân viên trở lại làm việc nhưng rồi các ổ dịch bùng phát đã làm tiêu tan mọi hy vọng, sau đó là sự xuất hiện của virus biến thể từ Anh.

Related posts