Li Ping: ĐCSTQ bị coi thường trước cuộc gặp Mỹ-Trung tại Alaska

Thiện Phong

Cuộc đàm phán ngoại giao cấp cao “2 + 2” Mỹ-Trung tại Alaska là cuộc gặp đầu tiên của các quan chức cấp cao hai nước sau 9 tháng, nó thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Theo cây viết Li Ping, thời gian và địa điểm của các cuộc đàm phán cho thấy Mỹ đang gây sức ép đối với Trung Quốc.

DKN xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ nội dung chính bài viết của nhà báo Li Ping bình luận về cuộc đàm phán đáng chú ý này trên tờ Vision Times.

Trước cuộc gặp quan trọng hai bên đã nói xấu nhau thay vì tạo không khí tốt và điều đó làm cho thế giới mất đi hy vọng phá tan tảng băng trong quan hệ Trung-Mỹ. Tuy nhiên điều đó đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có vẻ không quan trọng lắm, bởi vì kết quả cuối cùng có như thế nào nó vẫn được coi là một thắng lợi cho chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình đối với Mỹ.

ĐCSTQ bị coi thường trước cuộc gặp

Khi Tòa Bạch Ốc thông báo về cuộc gặp “2 + 2” của phái đoàn Trung-Mỹ đã đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa về địa điểm và thời gian của cuộc gặp. Địa điểm được tổ chức trên lãnh thổ của Mỹ, nghĩa là sân nhà và sự chủ động thuộc về Mỹ, thời điểm là “sau khi chúng tôi đã gặp gỡ và tiến hành tham vấn chặt chẽ với các đối tác và bạn bè của chúng tôi ở châu Á và châu Âu”, tức là Trung Quốc chỉ được coi là quan hệ ngoại giao “hạng hai” và không phải là bạn của Mỹ. Điều mà ĐCSTQ lo ngại nhất là mất mặt, giờ đây nó đã xảy ra.

Điều đáng chú ý là hai hành động của Mỹ trước cuộc họp “2 + 2” đã khiến ĐCSTQ không khỏi “bẽ bàng”. Đầu tiên, các bộ trưởng quốc phòng của Mỹ-Nhật đã ban hành một tuyên bố chung sau cuộc họp “2 + 2”, chỉ trích sự bành trướng của ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và các vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương. Thứ hai là Mỹ đã đưa ra danh sách trừng phạt các quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông, nêu tên 24 quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông đang phá hoại quyền tự chủ của Hồng Kông.

Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố chung Mỹ-Nhật và danh sách trừng phạt của Mỹ là oanh tạc các công ty Trung Quốc, chỉ trích “Mỹ là đế chế nghe lén, đế chế ăn cắp và tin tặc”. Tuy nhiên hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất của ĐCSTQ là Dương Khiết Trì và Vương Nghị, vẫn tham dự cuộc họp như đã định, coi như chưa có chuyện gì xảy ra.

Tìm cách tuyên truyền chiến thắng ngoại giao

Vào 4/2017, sau khi Tập Cận Bình đến Sea Lake Estate ở Florida để có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Cựu Tổng Thống Trump, ông còn đi thăm Alaska rồi mới trở về Trung Quốc. Không ngờ, 4 năm sau, Alaska lại trở thành điểm khởi đầu cho các cuộc tiếp xúc cấp cao Trung- Mỹ dưới thời chính quyền Biden.

Được biết trong cuộc họp lần này, phía Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và những hạn chế mà chính quyền của cựu Tổng Thống Trump đã áp đặt đối với Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh video vào tháng tới với Mỹ. Con bài thương lượng mà ĐCSTQ đưa ra là hỗ trợ Mỹ chống lại bệnh viêm phổi Vũ Hán, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân và giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Trên thực tế, ĐCSTQ biết rằng những con bài mặc cả này không thể ngăn cản việc Mỹ bao vây ĐCSTQ về các vấn đề kinh tế, thương mại, quân sự và nhân quyền. Dù là hội đàm ngoại giao “2 + 2” hay hội nghị thượng đỉnh giữa Tập Cận Bình và Biden vào tháng tới, đều sẽ không có kết quả thực chất.

Tuy nhiên, ĐCSTQ rất cần những “cuộc đối thoại chiến lược” và “các hội nghị thượng đỉnh”, để thúc đẩy thắng lợi ngoại giao của Tập Cận Bình. Đối thoại trong các hội nghị thượng đỉnh là thắng lợi trong tư duy ngoại giao của Tập Cận Bình, nó “vượt qua lý thuyết quan hệ quốc tế của phương Tây trong hơn 300 năm” qua.

Tập Cận Bình đã tuyên bố về chiến thắng vang dội trong cuộc chiến chống tham nhũng, chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh và chiến thắng chung cuộc trong cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn quốc. Về nội chính ông đã tự mở đường cho việc được bổ nhiệm lại làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch ĐCSTQ trong những năm tới.

Related posts