Tại sao ngày càng có nhiều quân nhân Trung Quốc đào ngũ?

Lý Minh

Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc mở rộng quân sự ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đang trở thành một chủ đề nóng. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều binh lính Trung Quốc trốn nhập ngũ và đào ngũ. Lý do đằng sau hiện tượng này là gì và nó phản ánh điều gì?

Từng làm việc ở cấp cơ sở cho các tổ chức chính phủ và hỗ trợ trong quá trình nhập ngũ [của binh lính tại Trung Quốc], tác giả Yue Shan đã phân tích những kiến thức và kinh nghiệm mà ông biết về hoạt động trốn nhập ngũ và đào ngũ ở Trung Quốc trong một bài viết đăng trên The Epoch Times.

Thứ nhất, tác giả cho rằng rất nhiều nam thanh niên ở Trung Quốc từ chối phục vụ trong quân đội vì cho rằng nhiệm vụ này quá khó khăn. Theo “chính sách một con” của ĐCSTQ, nhiều nam thanh niên là con một trong gia đình. Họ lớn lên hư hỏng và không muốn chịu khổ. Hiện tượng này ở Trung Quốc gọi là “hội chứng tiểu hoàng đế”. Một số thanh niên cảm thấy việc huấn luyện quân sự rất khắc nghiệt. Và khi nghĩ tới những khó khăn trước mặt, họ sẽ bỏ trốn khỏi các trại quân sự bất chấp hậu quả.

Lý do thứ hai [cho việc trốn nhập ngũ và đào ngũ] là nghĩa vụ gia đình. Tác giả nêu ví dụ khi người thanh niên trẻ không muốn nhập ngũ vì anh ta phải chuẩn bị để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Gia đình loại này thường khá giàu có và có các mối quan hệ trong giới chính trị.

Lý do thứ ba theo tác giả là ý thức chống lại ĐCSTQ. Ví dụ, nhiều người đã sống qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Họ không tin tưởng vào ĐCSTQ và tin rằng quân đội chỉ bảo vệ lợi ích của chế độ độc tài này. Một số người không thể vượt qua “vòng kiểm duyệt chính trị” của ĐCSTQ. Hoặc một số người không đủ điều kiện nhập ngũ bao gồm: những người bất đồng chính kiến ​​với đảng; những người thẳng thắn chỉ trích ĐCSTQ; người biểu tình; dân oan (những người khiếu nại, khiếu kiện lên chính quyền trung ương ở Bắc Kinh); các học viên Pháp Luân Công và các thành viên của những nhóm tôn giáo khác bị ĐCSTQ đàn áp.

Lý do thứ tư là đạo đức tuột dốc. Những năm gần đây, tình hình đối với những người trốn nhập ngũ càng tồi tệ hơn. Kể từ khi Tập Cận Bình nắm quân đội, ĐCSTQ đã ban hành các hình phạt nghiêm khắc đối với những người từ chối phục vụ trong quân đội.

Vào ngày 4/4, chính quyền quận Thuận Sơn, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, đã đăng thông báo về việc xử lý trường hợp một lính mới từ chối tiếp tục phục vụ trong quân đội.

Theo trang web của chính quyền địa phương, anh Liu Shuai, (quê ở tỉnh Hà Bắc) được nhận vào Đại học Nông nghiệp An Huy năm 2019 và nhập ngũ vào tháng 9/2020. Anh được chỉ định phục vụ trong một đơn vị quân đội thuộc Quân khu Tân Cương. Không lâu sau khi nhập ngũ, anh Liu xin xuất quân. Hai tháng sau, tên của anh bị xóa khỏi quân đội.

Tuy nhiên, chuyện này đã để lại một “vết nhơ” không thể xóa trên hồ sơ hộ khẩu của anh với dòng chữ “phản đối nghĩa vụ quân sự.” Các phương tiện truyền thông nhà nước đã đăng tải câu chuyện của Liu và gọi anh là một “ví dụ tiêu cực”.

Liu phải đối mặt với 8 hình phạt, trong đó có khoản tiền phạt 46.866 nhân dân tệ (khoảng 165 triệu đồng). Anh bị cấm làm việc cho cơ quan chính phủ hoặc công ty nhà nước, cấm đăng ký lại tại Đại học Nông nghiệp An Huy trong hai năm tới, cấm rời khỏi Trung Quốc trong hai năm nữa và cấm thành lập doanh nghiệp trong ba năm tiếp theo.

Những hình phạt này rất nghiêm khắc, và chúng đã lấy đi tương lai của chàng trai Trung Quốc trẻ tuổi. Theo tác giả, cách duy nhất là Liu nên rời khỏi đất nước sau hai năm, khi lệnh cấm đã được dỡ bỏ.

Ngay sau khi câu chuyện của Liu được công khai, các cơ quan chính phủ khác nhau đã rầm rộ đưa tin về câu chuyện của anh. Mục đích là ngăn chặn nhiều người hơn từ chối phục vụ hoặc trốn nghĩa vụ quân sự. Nhưng, cách này đã không hiệu quả. Những người trẻ tuổi vẫn thường xuyên từ chối phục vụ trong quân đội.

Và điều này có thể ảnh hưởng đến những người vẫn đang trong thời gian phục vụ quân đội và gây ra cú sốc tinh thần cho quân nhân.

Theo trang web Nghĩa vụ quốc gia của ĐCSTQ “nam công dân Trung Quốc đủ 18 tuổi tính đến ngày 31 tháng 12 sẽ tự đăng ký theo luật” và “những người đã đăng ký có thể nhập ngũ online để phục vụ tại ngũ”.

Trên thực tế, ông Yue Shan cho biết, nam công dân Trung Quốc đủ 18 tuổi không thể tự quyết định mình có đăng ký hay nhập ngũ hay không, vì tên của họ đã nằm trong danh sách tổng thể của văn phòng nghĩa vụ [quân sự] địa phương. Bất kỳ ai từ chối đăng ký hoặc nhập ngũ đều bị coi là có vấn đề chính trị nghiêm trọng và bị coi như kẻ đào ngũ.

Không khó để tưởng tượng rằng các cơ quan chức năng Trung Quốc hẳn đã phải làm rất nhiều công tác tư tưởng từ trước, thuyết phục những thanh niên này đăng ký và đe dọa bằng các hình phạt trong trường hợp họ từ chối nhập ngũ.

Ngoài ra còn có những bất công xã hội ảnh hưởng đến quân đội. Cách đây vài năm ở Vân Nam, một quân nhân tại ngũ đã bị bắt giam sau khi anh ta quay video cảnh chính quyền địa phương cưỡng chế phá dỡ tài sản của gia đình mình.

Trong những năm qua, hàng triệu người Trung Quốc đã mất nhà cửa do cưỡng chế phá dỡ và buộc phải di dời làng mạc, thị trấn khi chính quyền địa phương quyết định thu hồi đất cho mục đích sử dụng có lợi hơn của họ.

Trong những năm gần đây, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra về việc thiếu các quyền và sự bảo vệ đối với các cựu quân nhân .

Tác giả kết luận, quân đội của ĐCSTQ đã tham nhũng trong suốt lịch sử của nó, và Tập Cận Bình đã không thể giải quyết vấn đề tham nhũng này kể từ khi ông nắm quyền.

Với tất cả những yếu tố phức tạp nêu trên, liệu quân đội của ĐCSTQ có thể thực sự “hành động bất cứ lúc nào” và duy trì trạng thái “sẵn sàng chiến đấu toàn thời gian” như ông Tập yêu cầu trong lệnh điều động huấn luyện các lực lượng vũ trang của mình?

Ông Yue Shan là một cây viết tự do. Ông từng làm việc cho các tổ chức chính phủ của ĐCSTQ và các công ty bất động sản niêm yết của Trung Quốc. Ông quen thuộc với hoạt động nội bộ của hệ thống ĐCSTQ và các mối quan hệ với giới chính trị và kinh doanh của nó. Ông đã có thời gian dài đóng góp cho một số hãng truyền thông Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ và Đài Loan.

Related posts