Hàn Dương
Tờ “Thời báo Zurich mới” cho rằng mặc dù theo quan điểm hợp lý, Trung Quốc không nên tấn công Đài Loan ngay lập tức, nhưng ông Tập Cận Bình, người đang bị nhấn chìm bởi các xu hướng dân tộc chủ nghĩa, có thể sẽ có nhận thức khác về rủi ro. Tờ “Daily Mirror” chỉ ra rằng sau khi bà Merkel nghỉ hưu, Đức sẽ không còn coi quan hệ kinh tế và thương mại là trọng tâm trong chính sách Trung Quốc của mình.
Tờ “Thời báo Zurich mới” phiên bản Thụy Sĩ đã đăng một bài bình luận của ông Dirk Schmidt, giáo sư tại Đại học Trier và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, với tiêu đề “Tại sao Trung Quốc có thể sớm phát động cuộc chiến chống lại Đài Loa “. Bài báo chỉ ra rằng biến số lớn nhất trong tình hình qua eo biển Đài Loan hiện nay chính là ông Tập Cận Bình.
Bài báo chỉ ra rằng kể từ những năm 1990, tất cả các bên ở eo biển Đài Loan đều tin rằng việc duy trì hiện trạng và tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau xuyên eo biển là giải pháp tốt nhất. Tất cả các bên đều tin rằng tình hình có lợi cho riêng họ. Hoa Kỳ và Đài Loan hy vọng rằng Trung Quốc đại lục sẽ tiến hành cải cách chính trị, trong khi Trung Quốc hy vọng rằng khi trao đổi kinh tế và thương mại ngày càng sâu rộng, con đường thống nhất sẽ tự động được mở ra.
Tuy nhiên,giai đoạn lịch sử này đã trở thành dĩ vãng, và tất cả các bên ở eo biển Đài Loan đã thay đổi động lực của quá trình này.
Bài viết nhận định: Ở Đài Loan, nhiều năm thay đổi xã hội và các phong trào dân chủ đã tạo ra một loại ‘bản sắc Đài Loan’ đặc biệt. Những người trẻ tuổi ở Đài Loan ngày nay đối xử với Trung Quốc như đối xử với Hà Lan và Bồ Đào Nha, khi cho rằng họ đều coi Đài Loan là thuộc địa. Đó từng là lịch sử của đảo Đài Loan, nhưng không liên quan nhiều đến người Đài Loan ngày nay.
Về phần Hoa Kỳ, dưới sự cai trị của ông Trump trong vài năm qua, họ đã tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan và tăng cường trao đổi chính thức với Đài Loan. Chính quyền mới của ông Biden cũng đã phần nào tiếp tục chính sách này, nhưng với một cách hùng biện khác.
Bài viết tiếp tục: Sự thay đổi quan trọng nhất rõ ràng đã xảy ra ở Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Chỉ vài năm trước, chính sách Đài Loan của Trung Quốc vẫn nhấn mạnh chủ nghĩa thực dụng, nhưng điều này đã trở thành dĩ vãng.
Ngày nay, Trung Quốc đầy rẫy những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa. Lĩnh vực ý thức hệ cũng vậy. Kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển, đặc biệt là sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đối với các công ty phương Tây đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh thay đổi đánh giá rủi ro. Họ tin rằng Trung Quốc có lợi thế tự nhiên trong cuộc cạnh tranh hệ thống với phương Tây.
Tất cả những điều này chắc chắn sẽ không tránh khỏi dẫn đến xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trước mắt, chiến lược Đài Loan của Bắc Kinh sẽ tiếp tục là khiêu khích quân sự, cô lập ngoại giao, khuyến khích kinh tế, tấn công mạng và xâm nhập chính trị. Vai trò chủ chốt là cá nhân Tập Cận Bình. Điều này bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực.
Yếu tố tích cực là: Tập Cận Bình, người có vị trí quyền lực ổn định, là người duy nhất có thể kiềm chế nhu cầu dân tộc ngày càng mở rộng của xã hội Trung Quốc. Nhưng mặt khác, có rất nhiều những dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình tự coi mình là sự đảm bảo duy nhất cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và việc thống nhất Đài Loan được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc với mức độ chấp nhận rủi ro sẽ trở thành các biến số quan trọng trong tương lai.
Giới phân tích kỳ vọng rằng những người nắm quyền ở Bắc Kinh sẽ tránh tăng cường căng thẳng một cách hợp lý vì chi phí cao của các cuộc phiêu lưu quân sự. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ là một khía cạnh trong tính toán của Trung Quốc. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng những người nắm quyền ở Trung Quốc liên tục nhấn mạnh đến tinh thần hy sinh của nhân dân, bản thân Tập Cận Bình cũng đang tận dụng tình cảm anh hùng này, tin rằng tinh thần từng mang lại chiến thắng trên Bán đảo Triều Tiên có thể một lần nữa tạo thành lợi thế trước chiến tranh mòn mỏi, uể oải và Hoa Kỳ bị chia rẽ. Việc tuyên truyền ý thức hệ này có thể sinh ra một sức mạnh chết người.
Vấn đề eo biển Đài Loan cũng là một vấn đề cốt lõi liên quan đến hạnh phúc của châu Âu. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều là những mắt xích chính trong chuỗi công nghiệp đa quốc gia công nghệ cao. Một đợt hạn hán nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn đến sản lượng chip toàn cầu gã khổng lồ đúc TSMC của Đài Loan, khiến nguồn cung chip cho các công ty phương trở nên eo hẹp. Nếu một cuộc xung đột quân sự nổ ra ở eo biển Đài Loan mà có sự tham gia của Hoa Kỳ, hậu quả sẽ còn dễ đoán hơn.
Tờ “Daily Mirror” xuất bản ở Berlin trông đợi sự thay đổi trong mối quan hệ Đức – Trung sau cuộc bầu cử Đức vào mùa thu năm nay. Bài bình luận cho rằng bất kể ai trở thành tân Thủ tướng Đức, chính sách Trung Quốc của Berlin sẽ cứng rắn hơn.
Tờ báo viết: “Trong 16 năm cầm quyền của bà Merkel, Trung Quốc đã phát triển từ một quốc gia đang phát triển thua xa Đức về khoa học và công nghệ, với vai trò chính là hoạt động như một thị trường bán hàng khổng lồ cho các công ty Đức, trở thành một cường quốc thế giới. Các nước phương Tây đã từng hy vọng rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sự giao lưu chặt chẽ với thế giới bên ngoài có thể đưa Trung Quốc đến gần hơn với các giá trị phương Tây và giúp họ tăng tốc độ mở cửa thị trường, nhưng hy vọng này đã tan thành mây khói”.
Bài báo chỉ ra rằng trong mười năm qua, chính phủ Đức và Ủy ban châu Âu đã đưa ra một loạt đánh giá sai lầm về mặt chiến lược đối với Trung Quốc, dẫn đến một loạt hậu quả như một lượng lớn trợ cấp năng lượng mới của Đức chảy vào túi các công ty Trung Quốc, và một luồng công nghệ châu Âu quy mô lớn đã đến với các công ty Trung Quốc.
Bài báo đặt câu hỏi: “Chúng ta nên làm gì bây giờ? Tất nhiên, Đức không nên tách khỏi Trung Quốc, cũng như không nên thành lập liên minh chống Trung Quốc vô điều kiện với các đối tác châu Âu khác và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì tương lai của chính nước Đức, Đức không thể tiếp tục duy trì hệ kinh tế và thương mại như trước đây”.
“Thực hành vững chắc các quy tắc và giá trị không có nghĩa là chúng ta phải đóng đinh vĩnh viễn Bắc Kinh vào chiếc cột của sự xấu hổ. Tuyên bố chính xác nên là: Trung Quốc là cường quốc thế giới, vì vậy nước này phải gánh vác trách nhiệm duy trì trật tự quốc tế. Thực hành tiêu chuẩn thị trường công bằng, điều này cũng là vì lợi ích riêng của Trung Quốc. Đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Nếu không, Bắc Kinh sẽ khiến các nước dân chủ ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ thành lập một liên minh để kiềm chế Trung Quốc. Người Trung Quốc chắc chắn không muốn nhìn thấy điều này”.