Bắc Kinh thâm hiểm, EU đang mất Tây Balkan

Phụng Minh

Mới đây, bài báo có tiêu đề “Trung Quốc tạo ra sự phụ thuộc – EU nguy cơ mất Tây Balkan” được đăng trên tạp chí Frankfurt chỉ ra rằng, Bắc Kinh đã khiến các nước ở  khu vực Tây Balkan như Montenegro, Bắc Macedonia, Serbia và các quốc gia khác phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.

Tác giả bài báo cho biết, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng tới các nước EU thông qua các khoản cho vay hào phóng với lãi suất thấp chỉ từ 2 đến 3%. Đối với Balkan, có những lý do khác khiến các khoản vay của Trung Quốc trở nên hấp dẫn: Bởi vì nó rất dễ dàng để có được khoản tín dụng khi Trung Quốc không yêu cầu các nghiên cứu dài dòng hoặc đánh giá tác động môi trường. Hơn nữa, các nhà cầm quyền Balkan hy vọng sẽ nhanh chóng thực hiện các dự án có thể mang lại uy tín.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có khả năng trả nợ, các nước đi vay sẽ ngày càng lún sâu vào vũng lầy nợ nần, khiến họ ngày càng phụ thuộc vào chủ nợ Trung Quốc. Tác giả lấy Montenegro, một quốc gia thuộc EU làm ví dụ, năm 2014, nước này vay Trung Quốc 944 triệu USD để xây dựng đường cao tốc nối cảng Bar ở Biển Adriatic với Serbia.

Tuy nhiên, dưới tác động của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, Montenegro đang gặp khó khăn trong việc trả nợ. Do đó, hồi tháng 3, Phó Thủ tướng Montenegro, Dritan Abazovic, đã yêu cầu Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu giúp Montenegro cơ cấu lại các khoản nợ và ngăn chặn sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Như vậy, khu vực Tây Balkan phụ thuộc sâu sắc như thế nào vào nguồn tài chính của Trung Quốc? Bài báo trích dẫn một báo cáo nghiên cứu từ Unicredit cho biết: “Mặc dù Trung Quốc không phải là chủ nợ nước ngoài lớn nhất ở khu vực Tây Balkan, nhưng ảnh hưởng của Bắc Kinh đã tăng lên cùng với sự gia tăng tín dụng”.

Ngân hàng Unicredit của Ý chỉ ra rằng, Trung Quốc là quốc gia chủ nợ lớn thứ ba hoặc thứ tư đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, trong vài năm tới, tỉnh cả các khoản vay đang thương lượng hiện tại, tỷ trọng các khoản vay của Trung Quốc trong khu vực nợ nước ngoài sẽ tăng lên 11,4% (như ở Bosnia), hoặc thậm chí 22,7% (ở Montenegro).

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng, EU có thể chống lại vị thế ngày càng quan trọng của Trung Quốc với tư cách là một bên cho vay ở Tây Balkan thông qua việc tăng các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng. Đồng thời, họ cũng đề xuất rằng, các nước EU trong khu vực cũng nên đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho các khoản vay, trước khi gánh nặng nợ của Trung Quốc trở nên quá lớn.

Related posts