Đảo Hồng Kông và quần đảo ngoài khơi Nam Mỹ Falkland, cách xa nhau hàng nghìn km và có rất ít điểm chung ngoài quá khứ của chúng đều là thuộc địa của Anh. Và cả hai bây giờ đang ở trong những tình huống khá là khác biệt.
Bắc Kinh đã siết chặt hơn đối với Hồng Kông kể từ khi chuyển giao vào năm 1997, trong khi Argentina tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Falkland – đảo mà họ gọi là Las Malvinas, bất chấp việc người dân trên đảo bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2013 để hòn đảo vẫn là một lãnh thổ hải ngoại của Anh.
Trong khi Trung Quốc có ít lợi ích kinh tế hoặc mối liên hệ với Quần đảo Falkland, và đã nhiều lần bác bỏ những lời chỉ trích về các chính sách của họ ở Hồng Kông và Tân Cương là can thiệp vào công việc nội bộ của họ, gần đây, tại Liên Hợp Quốc (LHQ), Trung Quốc chỉ trích chủ nghĩa thực dân phương Tây và nối lại sự ủng hộ đối với Argentina.
Theo SCMP, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, việc ĐCSTQ can dự vào hòn đảo xa xôi của quốc gia khác dường như muốn thách thức những gì mà Bắc Kinh coi là quản trị toàn cầu do phương Tây lãnh đạo, và rằng điều này phù hợp với nguyên tắc không can thiệp vào công việc của các nước khác.
Zhu Feng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh nói rằng, trong khi Trung Quốc luôn giữ nguyên lập trường về quần đảo này, việc nêu vấn đề này tại LHQ cho thấy Bắc Kinh muốn lên tiếng nhiều hơn khi nước này phải đối mặt với sức ép từ phương Tây. Ông Feng nói: “Trung Quốc hiện đang nỗ lực nâng cao tiếng nói của mình trong việc xây dựng trật tự quốc tế khi Hoa Kỳ dẫn dắt các đồng minh của mình gây sức ép với Trung Quốc.
Việc Trung Quốc ủng hộ Argentina về Quần đảo Falkland tại Liên Hợp Quốc không phải là mới nhưng có liên quan đặc biệt đến bầu không khí địa chính trị hiện nay.
Năm 1982, Đặng Tiểu Bình và Margaret Thatcher bắt đầu đàm phán về các thỏa thuận bàn giao Hồng Kông. Anh quốc vừa giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Argentina, nước đã xâm nhập và chiếm đóng quần đảo Falkland.
Theo hồ sơ chính thức của ĐCSTQ, bà Thatcher được cho là đã đến cuộc đàm phán với tâm thái “tự hào vì đã giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Argentina” và đối mặt với Đặng, người đã nói với cấp dưới của ông ta rằng “Trung Quốc không giống Argentina, và Hồng Kông không giống Malvinas”.
“Lập trường kiên định” của ông ta chống lại Anh liên quan đến việc ĐCSTQ thu hồi Hồng Kông như là khôi phục thể diện khỏi “nỗi nhục hàng thế kỷ” liên quan đến các hiệp ước nhượng lại vùng đất mà Trung Quốc đã ký sau khi nhà Thanh thua cuộc trong Chiến tranh Nha phiến với các cường quốc phương Tây năm 1842, theo các hồ sơ ghi lại.
Trong hai năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên công kích Anh bằng những luận điệu như: “tiếp tục ảo tưởng thuộc địa”, “hoài niệm thuộc địa” khi Anh lên án các hành vi vi phạm quyền tự trị và nhân quyền của Hồng Kông, điều đã được bảo đảm trong Tuyên bố chung Trung-Anh ký năm 1984.
Những lo ngại về Hồng Kông và một loạt các vấn đề khác bao gồm cáo buộc vi phạm nhân quyền ở tỉnh Tân Cương, ĐCSTQ đã khiến các cường quốc phương Tây, bao gồm Anh, Canada, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc.
ĐCSTQ đã bác bỏ những cáo buộc đó và đưa ra những biện pháp đáp trả cũng như tăng cường các luận điệu chỉ trích phương Tây.