Tin thế giới sáng thứ Năm

Giới khoa học báo động: Các “dấu hiệu sinh tồn” của Trái đất đang suy yếu

Trọng Nghĩa

image.png
Báo động về những mối đe dọa về khí hậu càng lúc càng đè nặng lên hành tinh. Ảnh chụp ngày 22/07/2021. REUTERS – GUGLIELMO MANGIAPANE

Trong một lời báo động được công bố vào hôm nay 28/07/2021 trên tạp chí khoa học Bioscience, một nhóm các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay đã cảnh báo rằng các “dấu hiệu sinh tồn” của hành tinh đang suy yếu dưới tác động của các hoạt động kinh tế toàn cầu và khả năng “khí hậu đột biến”.

Đối với các nhà nghiên cứu này, thành viên của nhóm hơn 14.000 nhà khoa học đã ủng hộ việc ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu toàn cầu, các chính phủ đã thất bại một cách có hệ thống trong việc giải quyết các nguyên nhân của biến đổi khí hậu: Tình trạng “khai thác quá mức Trái Đất”.

Trên cơ sở lần đánh giá trước đây vào năm 2019, các nhà khoa học đã nhấn mạnh trên đà “gia tăng chưa từng thấy” của các thảm họa khí hậu, từ lũ lụt đến nắng nóng, lốc xoáy và hỏa hoạn.

Châu Âu, Trung Quốc, Canada và Hoa Kỳ đã phải hứng chịu những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trong tháng Bảy này.

Trong số 31 “dấu hiệu sinh tồn” trên hành tinh, có việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, độ dày của sông băng hoặc nạn phá rừng, 18 dấu hiệu đã đạt mức kỷ lục.

Một số ví dụ được nêu bật: Mặc dù lượng khí thải nhà kính đã sụt giảm do đại dịch Covid-19, nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển vẫn đạt mức kỷ lục vào năm 2021. Bên canh đó, đà tan chảy của các sông băng đã nhanh hơn 31% so với cách nay 15 năm, trong lúc nạn phá rừng ở vùng Amazon của Brazil cũng đạt kỷ lục vào năm 2020, biến bể thu carbon quan trọng này của Trái Đất thành nơi thải ra khi CO2.

Covid-19: 70% người lớn trong Liên Hiệp Châu Âu đã được chích liều vac-xin đầu tiên 

Thanh Phương 

image.png
Covid-19 : Liên Hiệp Châu Âu thông báo 70 % người lớn trong khối đã được tiêm ít nhất là một mũi vac-xin đầu tiên. REUTERS – Stephane Mahe

Hôm 27/07/2021, Ủy Ban Châu Âu thông báo khoảng 70% người lớn trong Liên Hiệp Châu Âu đã được chích liều thứ nhất của vac-xin ngừa Covid-19. Theo chủ tịch Ủy Ban, bà Ursula von der Leyen, 57 % người lới tại Liên Âu nay đã được chích ngừa hoàn toàn. Nhưng lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu kêu gọi không nên mất cảnh giác trước đà bùng phát trở lại của dịch Covid-19.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet gởi về bài tường trình:

“ Ủy Ban Châu Âu chơi chữ một chút, bởi vì vào mùa xuân vừa qua, họ đã đề ra mục tiêu chích ngừa Covid cho 70% người lớn vào mùa hè này, nhưng thông báo 70% người lớn trong Liên Hiệp Châu Âu đã được tiêm mũi vac-xin đầu tiên. Số người lớn được chích ngừa hoàn toàn tính cho đến nay là 57%, nhưng với những sự cách biệt rất lớn : hơn 80% dân Malta đã được chích ngừa hoàn toàn, trong khi ở Bulgari, tỷ lệ này là chưa tới 20%.

Tuy vậy, đối với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, đây là một bước có tính chất biểu tượng. Bà Ursula von der Leyen khẳng định là các nước châu Âu kể từ nay có đủ vac-xin để tiêm ngừa hoàn toàn cho 70% dân số trưởng thành.

Mặc dù chiến dịch chích ngừa tiến triển tốt ở châu Âu, nhiều quốc gia đã phải ban hành các biện pháp hạn chế mới, bởi vì số ca nhiễm mới đang tăng vọt trở lại do tác động của biến thể Delta, đặc biệt ở các nước Hy Lạp, Chypre, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ailen và Hà Lan.”

Thủ tướng Johnson kêu gọi dân Anh thận trọng  
Hôm qua, thủ tướng Boris Jonhson đã kêu gọi người dân Anh Quốc “ vẫn nên rất thận trọng ” về tình hình dịch bệnh mặc dù số ca nhiễm mới tại nước này đã giảm trong những ngày gần đây.

Số ca nhiễm mỗi ngày tại Anh Quốc, chủ yếu do biến thể Delta, có khi đã lên tới 60.000 ca, nhưng kể từ ngày 20/07, con số này đã liên tục giảm, hôm 26/07/2021 chỉ còn gần 25.000 ca.

Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin cho Việt Nam

Thu Hằng

image.png
Nhật chuyển giao công nghệ vac-xin chống Covid-19 cho Việt Nam. Ảnh minh họa. Joseph Prezioso AFP/Archivos

Công ty Nhật Bản Shionogi đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vac-xin Covid-19 với hai công ty của Việt Nam là công ty MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC). Đây là hợp đồng chuyển giao công nghệ thứ ba mà Việt Nam ký được với các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngày 27/07/2021, phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và đào tạo (bộ Y Tế) Nguyễn Ngô Quang cho biết công nghệ được công ty Shionogi chuyển giao là công nghệ sản xuất vac-xin tái tổ hợp (Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein). Dự kiến đến tháng 06/2022 sẽ hoàn tất mọi hoạt động và đưa vac-xin ra thị trường.

Trước đó, Việt Nam đã đàm phán thành công hai dự án chuyển giao công nghệ. Thứ nhất là dự án đóng ống vac-xin Sputnik V giữa công ty DS-Bio, công ty Vabiotech và Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga. Vabiotech đã đóng ống và gửi mẫu sang Nga để kiểm định chất lượng, dự kiến có kết quả vào ngày 10/08. Thứ hai là dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ vac-xin ARNm với Hoa Kỳ, theo dự kiến hoàn thiện nhà máy sản xuất vac-xin tại Việt Nam vào tháng 06/2022.

Việt Nam hiện tiêm được 4,8 triệu liều vac-xin. Tính đến ngày 20/07, Quỹ Vaccin của Việt Nam đã quyên góp được hơn 355 triệu đô la (8.185 tỉ đồng) từ cộng đồng. Những doanh nghiệp, cá nhân đàm phán, tìm nguồn và nhập khẩu được vac-xin Covid-19 góp cho Quỹ để tiêm miễn phí cho người dân sẽ được giữ lại một phần vac-xin theo tỷ lệ do bộ Y Tế quy định ngày 27/07.

Việt Nam đang tích cực tìm mọi nguồn vac-xin trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Đến sáng 28/07 đã có thêm 2.807 ca nhiễm mới được ghi nhận tại 16 tỉnh thành, chủ yếu tại những khu cách ly. Tỉnh Bình Dương cũng nằm trong số những khu vực bị giới nghiêm từ 18 giờ đến 6 giờ hôm sau, áp dụng từ ngày 28/07/2021.


Hoa Kỳ lo ngại trước đà phát triển của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Trung Quốc xây thêm hơn 100 hầm phóng hỏa tiễn (BBC.com)

Theo báo cáo của Liên Đoàn Các Nhà Khoa Học Mỹ AFS được công bố hôm 26/07, các hình ảnh vệ tinh cho thấy là Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ tên lửa mới ở địa khu Ha Mật (Hami) phía đông vùng Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc.

Báo cáo của các nhà khoa học Mỹ được đưa ra không đầy một tháng sau một tiết lộ khác vào thượng tuần tháng 7, theo đó Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng hơn 120 hầm chứa tên lửa liên lục địa mới tại vùng sa mạc Ngọc Môn (Yumen), tỉnh Cam Túc, sát cạnh Tân Cương.

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một tin nhắn Twitter, Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Hoa Kỳ (U.S. Strategic Command) ghi nhận: “Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, công chúng phát hiện ra những gì mà chúng tôi luôn luôn nói về mối đe dọa (hạt nhân) ngày càng tăng mà thế giới phải đối mặt và bức màn bí mật bao quanh”.
Ngay từ đầu tháng 7, bộ Ngoại Giao Mỹ đã quan ngại trước các thông tin về hạt nhân Trung Quốc, và kêu gọi Bắc Kinh đàm phán về “các biện pháp thiết thực để giảm nguy cơ  chạy đua vũ trang dẫn đến mất ổn định”.

Báo cáo về các hầm chứa tên lửa mới của Trung Quốc được đưa ra vào lúc thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Wendy Sherman chuẩn bị đàm phán với phía Nga tại Geneve về hồ sơ kiểm soát vũ khí.

Cho đến nay, Bắc Kinh cho rằng kho vũ khí của họ còn kém Mỹ và Nga và họ sẵn sàng tiến hành các cuộc đối thoại song phương về an ninh chiến lược “trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.”

Ukraina tổ chức tập trận chung với Mỹ, Ba Lan và Litva

Trọng Nghĩa

image.png
Một người lính Ukraina tham gia đợt tập trận mang tên “Three Swords-2021” . Ảnh chụp ngày 27/07/2021. REUTERS – GLEB GARANICH

Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và khối NATO đang căng thẳng trên nhiều hồ sơ, trong đó có Ukraina, lực lượng quân đội nước này cùng với lực lượng đến từ Hoa Kỳ, Ba Lan và Litva đang tham gia một cuộc tập trận chung trên lãnh thổ Ukraina. Mở ra từ ngày 17/07/2021, cuộc tập trận sẽ kéo dài cho đến ngày 30/07.

Theo hãng tin Anh Reuters, mang tên là Three Swords-2021, cuộc tập trận của bốn nước huy động hơn 1.200 quân nhân và hơn 200 phương tiện cơ giới. Địa điểm tập trận là khu huấn luyện Yavoriv ở vùng Lviv, miền tây Ukraina.

Trong một cuộc họp báo, tướng Yevhen Moysyuk, chỉ huy lực lượng Không quân Ukraina khẳng định rằng cuộc tập trận thể hiện mức độ chuẩn bị cao và tư thế sẵn sàng của các đối tác của Ukraina trong việc hợp lực đẩy lùi xâm lược.

Các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Nga và khối NATO, và quan hệ ngày càng xấu đi giữa Kiev và Matxcơva, đặc biệt sau khi Nga sát nhập vùng Crimée của Ukraina, đồng thời hỗ trợ lực lượng ly khai trong cuộc xung đột ở khu vực Donbass, miền đông Ukraina.

Tháng 6 vừa qua, Ukraina và Mỹ đã tổ chức một cuộc tập trận Hải Quân đa quốc gia mang tên Sea Breeze 2021 ở vùng Biển Đen và miền nam Ukraina, với sự tham gia của hơn 30 quốc gia đồng minh. Cuộc tập trận này đã được tiến hành bất chấp lời kêu gọi hủy bỏ từ phía Nga.

Gingrich: Trung Quốc nghĩ gì về lý thuyết chủng tộc phê phán trong quân đội Mỹ?

Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich nhận định, các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu và các quan chức Lầu Năm Góc đang làm suy yếu quân đội Mỹ khi áp đặt lý thuyết chủng tộc phê phán vào đào tạo cho các binh sĩ.

Theo ông Gingrich, các thành viên quân đội không nên chú tâm đến chủng tộc của những người bên cạnh họ, thay vào đó, họ nhất định ý thức rõ rằng mình đang thực hiện sứ mệnh bảo vệ đất nước.

“Những người lính hẳn là sẽ không chiến đấu vì một lý thuyết chung chung nào đó; họ chiến đấu vì người bên cạnh họ,” ông nói. “Lý thuyết chủng tộc phê phán, thứ khiến chúng ta nhìn nhau qua lăng kính chủng tộc và kẻ áp bức chống lại kẻ bị áp bức, chính là phản đề của sự gắn kết này.”

Lý thuyết chủng tộc phê phán và các hệ tư tưởng khác có liên quan chặt chẽ với nó cho rằng Hoa Kỳ vốn đã phân biệt chủng tộc, và màu da chính là yếu tố tạo ra và duy trì sự bất bình đẳng về xã hội, kinh tế và chính trị giữa người da trắng và người da màu. Những người phản đối lý thuyết này đều nhận thấy, nó khiến tất cả người da trắng phải ‘gánh’ vai trò của những kẻ áp bức và tất cả những người da màu đều trở thành nạn nhân.

Không có quân đội nào khác trên thế giới lại đưa những lý thuyết này vào đào tạo như trong các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hiện nay. Thay vào đó, họ đều tập trung vào việc chống lại các cuộc chiến tranh, ông nhận xét.

Trong một bài bình luận trên Fox News, ông Gingrich viết: “Với việc Trung Quốc đe dọa uy quyền tối cao của Mỹ, quân đội của chúng ta nên chặn đứng điều đó, không nghiên cứu một lý thuyết khiến Mỹ bị quỷ ám như vậy. Bắc Kinh – hay Moscow, Tehran và Bình Nhưỡng – sẽ nghĩ gì về điều này?”

Ông nhìn nhận: “Thật không may, [việc đưa lý thuyết này vào đào tạo] không chỉ dừng lại ở Học viện Không quân. West Point mở khóa hội thảo về ‘Cơn thịnh nộ của người da trắng’. Người đứng đầu Hoạt động Hải quân khuyến nghị ‘Làm thế nào để trở thành một người chống chủ nghĩa’, coi đây là một văn bản ‘nền tảng’ cho các thủy thủ. Danh sách các văn bản cần phải đọc của các thủy thủ Hải quân cũng bao gồm ‘Jim Crow mới: Hóa thân hàng loạt trong Thời đại mù màu’ (The New Jim Crow: Mass Incarceration in the Colourblindness)’ và ‘Các nhóm giới tính thiểu số và chính trị’ (Sexual Minorities and Politics). Nói tóm lại, quân đội đã ‘thức tỉnh’.”

Ông kết luận: “Nói một cách đơn giản, lý thuyết chủng tộc phê phán làm suy yếu tính hiệu quả của quân đội chúng ta, phá hủy lòng tin và làm mất đi sự tập trung vào sứ mệnh.”

Thượng nghị sĩ gốc Cuba: Hành động của chính quyền Biden với Cuba là ‘vô nghĩa’

Các hành động của chính quyền Biden đối với Cuba sau khi chính quyền độc tài này bắt giữ và xét xử hàng loạt người biểu tình nhằm đáp trả lại các cuộc biểu tình rộng rãi đòi tự do là ”vô nghĩa”, Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói với Newsmax hôm 26/7.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa gốc Cuba cho biết, hành động của chính quyền Biden khi sử dụng luật nhân quyền liên bang để trừng phạt Alvaro Lopez Miera, là Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba, và một lữ đoàn trong cơ quan tình báo của chính phủ Cuba, về cơ bản là lặp lại các lệnh trừng phạt do chính quyền Tổng thống Trump đã áp dụng.

Ông Rubio nói trên kênh Newsmax: ”Nó giống như một người bị lãnh 3 án tù chung thân vậy. Một án là đủ rồi, còn cần thêm bản án nào nữa chứ”.

Ông nói thêm rằng: “Hành động này mang tính biểu tượng”.

“Vấn đề là dường như chính quyền Biden đang nhận được lời tư vấn chính sách về Cuba từ một nhóm người ở Miami. Những người này đã đến Havana vào năm 2015, uống rượu mojitos tại quầy bar ở khách sạn quốc doanh và ăn mừng việc mở sứ quán của chúng ta với ông John Kerry. Và đây là những người từ lâu đã ủng hộ việc gắn bó với chế độ ở đó”.

Các cuộc biểu tình nổ ra khắp Cuba vào ngày 11 tháng 7 khi hàng nghìn người diễu hành trên các đường phố vẫy cờ Mỹ và kêu gọi tự do.

Chính phủ Cuba đã đáp trả bằng vô số vụ bắt giữ và báo cáo về các phiên tòa xét xử hàng loạt về tội ”gây rối trật tự công cộng”.

Ông Rubio, người có cha mẹ đã chạy trốn khỏi Cuba trước khi Fidel Castro tiếp quản, cho biết chính quyền Biden chủ yếu phản ứng với những hành động yếu ớt và ít thực chất.

Ông tin rằng chính phủ Hoa Kỳ nên tìm cách cải thiện tự do internet tại Cuba, để người dân nước này có thể tổ chức và nhận được nhiều thông tin hơn qua internet.

Ông nói: ”Nếu chúng ta mở sóng Wifi tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Havana và rất nhiều người ở Havana sử dụng nó. Thực ra có một khả năng. Người Cuba khá đổi mới và sáng tạo. Đó chỉ là một cách”.

”Cách còn lại là sử dụng những chiếc radio [phát wifi], những chiếc có sóng mạnh hơn những chiếc được sử dụng ở Puerto Rico. Vì nó không thể vượt qua không phận Cuba, nhưng ít nhất nó có thể được sử dụng để mở rộng truy cập internet trong thời gian khủng hoảng?”

‘Và cách thứ ba là dùng dịch vụ đăng ký VPN [mạng riêng ảo] với giá khoảng 1 triệu USD. Bạn có thể thực hiện góc dịch vụ ba tháng để phủ sóng VPN cho những người Cuba đăng ký và sử dụng. Như vậy họ có thể vượt tường lửa và truy cập được Instagram, mạng xã hội và Facebook để chia sẻ video với thế giới cũng như bàn luận với nhau về sự thay đổi chính trị ở Cuba”.

The Epoch Times đưa tin, Thị trưởng Francis Suarez của Miami, thành phố có nhiều cộng đồng người Cuba sinh sống, đã kêu gọi Mỹ can thiệp.

Trong cuộc biểu tình hôm 11/7 của người Cuba, Thị trưởng Francis Suarez của Miami, thành phố có nhiều cộng đồng người Cuba sinh sống, đã kêu gọi Mỹ can thiệp.

“Người dân Cuba xứng đáng thoát khỏi sự chuyên chế và sẵn sàng tự cai trị”, Thị trưởng Miami Suarez nói trong một cuộc họp báo. Ông cũng nói, chế độ chuyên chế độc tài có thể kết thúc ngày hôm nay và nó phải kết thúc ngay hôm nay. Khoảnh khắc này có thể có ý nghĩa đem lại tự do cho hàng triệu người ở bán cầu, bao gồm cả người Nicaragua,  Venezuela và nhiều dân tộc khác nữa”.

Yêu cầu Hoa Kỳ tuân thủ các quy tắc quốc tế, ‘sói chiến Trung Quốc’ bẽ mặt trước màn đáp trả của TNS Mỹ

Thượng nghị sĩ Ted Cruz

Đầu ngày thứ Ba (27/7), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng trên Twitter rằng Hoa Kỳ nên “nêu gương tốt” và tuân thủ “các quy tắc quốc tế”. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz đã phản ứng nhanh chóng, nói với chính quyền Trung Quốc “các quy tắc quốc tế” là gì.

Văn phòng Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong dòng tweet rằng: “Hoa Kỳ nên tuân thủ các quy tắc quốc tế và nêu gương tốt thay vì làm ngược lại”.

Thượng Nghị sĩ Cruz, mặt khác, sau đó đã cảnh báo từng điều với chính quyền Trung Quốc trong một tweet đáp trả của mình rằng, Trung Quốc cũng không nên vi phạm “các quy tắc quốc tế” này. Ông viết:

“Đừng giết người, đừng tra tấn người vô tội, đừng ép các bà mẹ phá thai, đừng mở trại tập trung, đừng diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và đừng che đậy đại dịch giết chết hơn 4 triệu người trên toàn thế giới”. 

Mặc dù chính quyền Trung Quốc luôn từ chối chấp nhận những cáo buộc này, nhưng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế trong nhiều năm.

Dân biểu Hoa Kỳ Marjorie Taylor Greene nói vào ngày 5/1 rằng dựa trên hồ sơ vi phạm nhân quyền tồi tệ của ĐCSTQ, Hoa Kỳ nên ngừng giao thương với Trung Quốc; Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố vào ngày 15/6 rằng ĐCSTQ phá vỡ các quyền con người, đó là lý do chính khiến Liên minh châu Âu tránh xa Bắc Kinh.

Related posts