Hai chị em đau đớn nói mình là những người sống sót duy nhất trong toa tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu

Phụng Minh

Ảnh tổng hợp từ Internet.

Sự thật về tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu gặp nạn do lũ lụt dần được hé lộ. Vào ngày 27/7, rất đông người dân đã đến bên ngoài ga đường Sa Khẩu của tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu số 5 để đặt hoa tưởng nhớ những người đã thiệt mạng. Hình dung lại khoảnh khắc bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm, nhiều người vẫn rùng mình, nghẹn ngào và đau đớn, trang Aboluowang cho hay.

Vào ngày 28/7, một đoạn video quay tại khu tưởng niệm các nạn nhân ở ga Sa Khẩu thuộc tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu đã được đăng tải lên Twitter. Một cặp chị em kể cho những người xung quanh trải nghiệm đau đớn của họ khi bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm.

Một người nói: “Em gái tôi và tôi đã được cứu khỏi toa cuối cùng, chúng tôi là những người sống sót duy nhất. Tôi đã tự mình bơi về phía trước khi nước ngập đến cổ và sống sót. Điều đó có nghĩa là, ngoại trừ trường hợp của chúng tôi, tất cả hành khách trên toa cuối cùng đều thiệt mạng”

Người dân tên Giới Lập Kiến đã tức giận nói: “ĐCSTQ dù có bị ngàn đao vạn kiếm cũng không thể giải được nỗi hận thấu tim này. Đem tiêu hủy sạch sẽ những gì còn lại của sinh mệnh người dân thành tro cốt. ĐCSTQ là ác quỷ”.

Trong một đoạn video tương đối hoàn chỉnh khác, người chị nắm lấy tay em gái, vừa khóc vừa nghẹn ngào nói: “Chúng tôi đã ở trong toa đến cuối cùng và không thể chịu đựng được khi nghĩ lại cảnh tượng ấy. Tôi và em gái là người sống sót duy nhất. Tôi bơi thoát ra cuối cùng. Tất cả đều bị chết đuối, những người ở phía trước đã không may mắn như vậy …. Chúng tôi đã bơi ra khi nước tới cổ và sống sót”.

Một người đàn ông hỏi: “Em có thấy những người khác bị nước cuốn trôi không?”. Cô gái trả lời: “Những người thuộc nhóm đầu bơi ra đều bị nước cuốn trôi hết“.

Người đàn ông đột nhiên nhận thấy có người đang quay phim, anh ta hỏi: “Cô là phóng viên ở đâu? Không phải của truyền thông nước ngoài? Có phương tiện truyền thông nước ngoài nào không? Đừng để (truyền thông nước ngoài) làm mất uy tín”.

Người dùng mạng tên “rigi2019” phẫn nộ nói: “Chị em còn sống từ tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu khóc lóc kể lể, vậy mà có người xung quanh đe dọa họ không được làm mất uy tín bởi báo chí nước ngoài. Chẳng lẽ nói ra sự thật là làm mất uy tín? Thật là một xã hội đáng sợ!”.

Vào tối ngày 27/7, một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân đã được tổ chức tại ga đường Sa Khẩu của tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu.

Một số người đã tung tin rằng phóng viên ảnh Trần Lượng của Caixin đã bị đồn cảnh sát đường Nam Dương ở thành phố Trịnh Châu bắt đi sau khi chụp bức ảnh này. Trước đó, một số người đã phát hiện ra rằng những người mặc thường phục của ĐCSTQ đang bí mật theo dõi quần chúng tại khu tưởng niệm.

Hình ảnh tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu trước khi bị ngập lúc 6h06 ngày 20/7. Sân ga và toa tàu chật cứng, đông đúc. Có đúng là chỉ có 14 người chết như chính quyền Trịnh Châu công bố?

Theo Internet, vào tối ngày 20/7, thời khắc cuối cùng của chuyến tàu cuối cùng của tuyến tàu điện ngầm số 5 Trịnh Châu. Qua màn hình, bạn có thể nghe rõ tiếng thở khó nhọc của họ. Đếm xem có bao nhiêu người?

Related posts