Thanh Hải | DKN 4 giờ trước 69 lượt xem
Dưới sự đe dọa của chính quyền Trung Quốc về việc “rút đại sứ lẫn nhau”, Lithuania vẫn kiên quyết giữ mối quan hệ hữu nghị với Đài Loan, điều này đã làm giảm thể diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất nhiều. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã kêu gọi kéo Nga và Belarus cùng trút giận, hợp lực để “trừng phạt Lithuania”. Hành động này đã khiến cộng đồng quốc tế ngạc nhiên, trang Epoch Times cho hay.
Với danh nghĩa phản đối việc Lithuania thành lập văn phòng đại diện ở Đài Loan, Trung Quốc đã đe dọa sẽ rút các đại sứ của mình khỏi Lithuania. Thật bất ngờ, Litva sẽ không thực hiện việc rút đại sự tại Trung Quốc về như phía Bắc Kinh yêu cầu, thêm vào đó Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã ủng hộ Lithuania, làm cho chính quyền Trung Quốc lúng túng.
Vào ngày 12 tháng 8, Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết rằng Lithuania “đã bước lên điểm nóng nhạy cảm nhất ở Đông Á”. Ông Hồ Tích Tiến tin rằng ĐCSTQ nên chung tay với Nga và Belarus để “áp đặt các hình phạt” đối với Litva và cùng nhau hành động thị uy đối với “những chú chó trung thành chạy theo chân Mỹ”.
Bài báo của Hồ Tích Tiến ngay lập tức thu hút sự chú ý của quốc tế và một số lượng lớn các chuyên gia phương Tây, phóng viên truyền thông và học giả về các vấn đề Trung Quốc đã bình luận về nó.
Bà Laura Harth, điều phối viên của Hội đồng Khoa học của Ủy ban Toàn cầu về Quy tắc Pháp luật “Marco Pannella” và Đại diện tại Liên Hợp Quốc của Đảng Cấp tiến Bất bạo động Xuyên quốc gia, đã viết, “kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU noi theo Lithuania!”.
Matej Šimalčík, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Châu Á Trung Âu, đã viết, “Ngay cả sau gần mười năm tiếp xúc với Trung và Đông Âu, Trung Quốc vẫn chưa bước được vào khu vực. Nếu Trung Quốc, Nga và Belarus cùng đe dọa Lithuania, họ sẽ không bao giờ ngăn cản được tình hữu hảo của Lithuania và Đài Loan”.
Fredrik Ekfeldt, Giám đốc hành chính của Tổng thư ký Hội đồng Liên minh châu Âu, viết rằng việc Trung Quốc kêu gọi “liên minh với Nga để chống lại Lithuania” có thể dẫn đến sự phản kháng tập thể giữa EU và NATO. “Litva không chỉ là một thành viên của EU, mà còn là một thành viên đầy đủ của NATO”.
Nurlan Aliyev, một chuyên gia an ninh quốc tế quan tâm đến Nga, viết: “Dù sớm hay muộn, Moscow cũng phải lựa chọn bên nào. Bất kỳ sự cân bằng quyền lực nào cũng chỉ là tạm thời”.
Janis Kluge, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quốc tế và An ninh Đức , cho rằng đây có thể là suy nghĩ viển vông của Thời báo Hoàn Cầu, “Moscow muốn chủ động kiểm soát quan hệ với phương Tây, nhưng nếu kết giao cùng với Bắc Kinh thì sẽ phải trả giá”.
Finbarr Bermingham, một nhà báo về quan hệ châu Âu-Trung Quốc có trụ sở tại Brussels, đã đăng rằng: “Vào ngày ĐCSTQ triệu hồi đại sứ của mình, Litva đang gặp rắc rối với Belarus do vấn đề nhập cư, Thời báo Hoàn Cầu lại ấn nút căng thẳng về quan hệ giữa hai nước, như đổ thêm dầu vào lửa!”
Nhà hoạt động tài chính người Đài Loan Hồ Thái Bình đã viết rằng Litva là quốc gia đầu tiên độc lập khỏi Liên Xô, và là nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào Nga vào thời điểm đó, họ đã dám tách ra khỏi Liên Xô theo cách này, thì sự dọa dẫm của Bắc Kinh thực sự không có ích gì đối với họ.
Một số cư dân mạng Trung Quốc đã hỏi ngược lại Hồ Tích Tiến rằng, tại sao không đòi lại những lãnh thổ Trung Quốc bị Nga chiếm đóng? Những người khác lấy việc chế giễu trận lũ lụt ở Đức và sau đó Hà Nam Trung QUốc cũng bị lũ lụt của Hồ Tích Tiến làm ví dụ, vì vậy ông được gọi là “miệng quạ” và được yêu cầu đừng nói gì thêm nữa.