Tin thế giới sáng thứ Bảy

Các thành viên Nghị viện Châu Âu thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan


Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết mới, ủng hộ việc thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc gia tăng.

Báo cáo đầu tiên về quan hệ EU-Đài Loan đã được thông qua tại Brussels vào ngày 1/9, với 60 phiếu ủng hộ, 4 phiếu phản đối và 6 phiếu trắng. Nghị viện sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể về báo cáo dự kiến trong tháng tới.

Đài Loan là một đối tác quan trọng và đồng minh dân chủ của EU ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong khi chế độ Trung Quốc không ngừng gây hấn đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực này, theo bản thảo báo cáo.

“Báo cáo đầu tiên của Nghị viện châu Âu về quan hệ EU-Đài Loan đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng, EU đã sẵn sàng nâng mức mối quan hệ với đối tác quan trọng của chúng tôi là Đài Loan,” thành viên Thụy Điển của Nghị viện châu Âu Charlie Weimers cho biết sau cuộc bỏ phiếu ngày 1/9.

Trái với mong muốn của Bắc Kinh, các thành viên của Nghị viện Châu âu (MEPs) đang thúc giục EU mở rộng hợp tác với Đài Loan, đổi tên văn phòng từ “Văn phòng Kinh tế và Thương mại Châu Âu” thành “Văn phòng Liên minh Châu Âu tại Đài Bắc” để thể hiện rõ phạm vi rộng hơn trong quan hệ song phương của hai bên.

Động thái này trái với chương trình nghị sự của Bắc Kinh. Chế độ Trung Quốc coi hòn đảo tự trị là một tỉnh của mình và liên tục gây áp lực lên các quốc gia phản đối tuyên bố chủ quyền của nó. Hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ và EU, đều không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan.

Các thành viên của Nghị viện Châu âu đang thúc đẩy EU hợp tác với các đồng minh cùng chí hướng để bảo vệ sự ổn định trên eo biển Đài Loan và duy trì nền dân chủ của quốc đảo này.

Gần đây, quốc gia thành viên EU Lithuania đã cho phép Đài Loan mở đại sứ quán trên thực tế tại Vilnius, Lithuania, sử dụng tên riêng của mình. Điều này khiến chế độ Trung Quốc hết sức phẫn nộ. Bắc Kinh được cho là đã hạn chế một số hoạt động thương mại với quốc gia Baltic sau khi triệu hồi phái viên của họ tại Lithuania.

Hiện tại, chế độ cộng sản không ngừng đưa ra những luận điệu gay gắt, đe dọa sử dụng bạo lực trong trường hợp cần thiết, để kiểm soát hòn đảo. Đài Loan thống kê, có khoảng hơn 400 cuộc tấn công của máy bay chiến đấu Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không của họ trong 8 tháng qua, nhiều hơn cả năm 2020.

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng tăng cường “gây hấn quân sự, gây áp lực, tập trận tấn công, vi phạm không phận và các chiến dịch thông tin sai lệch chống lại Đài Loan”.

Các thành viên của Nghị viện Châu âu cũng kêu gọi đánh giá tác động đối với Hiệp định Đầu tư Song phương EU-Đài Loan để có thể “bắt đầu trước cuối năm nay.” Họ còn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ thương mại này đối với các vấn đề liên quan đến Tổ chức Thương mại Thế giới, 5G và sức khỏe cộng đồng, như chất bán dẫn.

Căng thẳng giữa EU và Trung Quốc đã gia tăng đáng kể trong hai năm qua. Hồi tháng 7, EU đã lên án hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Hồng Kông và kêu gọi tẩy chay Thế vận hội 2022, dự kiến được tổ chức tại Bắc Kinh. 

Pfizer thử nghiệm lâm sàng giai đoạn sau với thuốc uống điều trị COVID-19

Hôm 1/9 vừa qua, Pfizer đã thông báo về việc bắt đầu thử nghiệm giai đoạn sau đối với liệu pháp điều trị COVID-19 dạng viên uống ở những bệnh nhân trưởng thành có triệu chứng không nhập viện.

Thử nghiệm giai đoạn từ giữa đến cuối của Pfizer có sự tham gia của 1.140 người, trong đó nghiên cứu liệu pháp PF-07321332 kết hợp với 1 liều Ritonavir vốn được sử dụng với các loại thuốc kháng virus khác.

PF-07321332 được tạo ra để ngăn chặn hoạt động của một enzym quan trọng cần thiết cho sự tái tạo của virus corona.

Nếu được chứng minh là an toàn và hiệu quả, loại thuốc này có thể đáp ứng nhu cầu về phương pháp điều trị rộng rãi, dễ sử dụng hơn, thay vì truyền tĩnh mạch như Remdesivir.

“Nếu thành công, thuốc có khả năng giải quyết nhu cầu y tế đáng kể chưa được đáp ứng, cung cấp cho bệnh nhân một liệu pháp thông qua đường uống mới có thể kê đơn khi xuất hiện dấu hiệu lây nhiễm đầu tiên mà không cần nhập viện”, theo Pfizer.

Hãng cho biết thêm rằng loại thuốc uống này có thể được sử dụng cho số lượng lớn bệnh nhân, cụ thể là những người có triệu chứng COVID-19, những người không phải nhập viện hoặc có nguy cơ bị bệnh nặng. Một thử nghiệm riêng đã triển khai từ tháng 7 với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Hồi tháng 7, Pfizer tiết lộ rằng nếu thử nghiệm PF-07321332 thành công, hãng có khả năng nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp trong quý IV năm nay.

Tuần trước, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép đầy đủ vắc-xin Pfizer-BioNTech, qua đó trở thành loại vắc-xin COVID-19 đầu tiên được phép sử dụng đầy đủ ở Mỹ.

Tính đến thời điểm hiện tại, thuốc Remdesivir của Gilead Sciences là phương pháp điều trị kháng virus duy nhất được chấp thuận để điều trị COVID-19 ở Mỹ.

Bên cạnh Pfizer, các hãng dược phẩm khác như Roche và Merck cũng đang nghiên cứu những phương pháp điều trị COVID-19 dạng viên uống để điều trị từ khi bệnh có dấu hiệu sớm.

Thuốc Molnupiravir của Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics đang được nghiên cứu trong thử nghiệm giai đoạn cuối ở những bệnh nhân không nhập viện để xem thuốc có làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong hay không.

Phát ngôn viên Taliban: Trung Quốc là ‘đối tác chính của chúng tôi’

Người phát ngôn của Taliban đã ca ngợi Bắc Kinh là “đối tác chính” và là nhà tài trợ, khi nhóm này tiến tới xây dựng bộ máy điều hành quốc gia và phát triển nền kinh tế Afghanistan.

Trao đổi với tờ báo la Repubblica của Ý hôm 1/9, người phát ngôn của Taliban là ông Zabiullah Mujahid cho biết: “Trung Quốc là đối tác chính của chúng tôi và đại diện cho chúng tôi một cơ hội cơ bản và phi thường, vì họ sẵn sàng đầu tư và xây dựng lại đất nước của chúng tôi”.

Ông Mujahid đưa ra nhận xét khi nhóm phiến quân đã tiếp quản Afghanistan một cách chóng vánh vào đầu tháng này, và ăn mừng cuộc rút quân cuối cùng của quân đội Mỹ khỏi đất nước Nam Á, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 20 năm.

Nhưng tiền bạc đã trở thành mối quan tâm cấp bách đối với Taliban sau khi Hoa Kỳ chặn không để nhóm này tiếp cận khối tài sản trị giá hàng tỷ của Afghanistan. Tài sản quốc gia của đất nước Trung Đông này hiện được giữ trong các tài khoản ngân hàng của Hoa Kỳ. Ngoài ra, phía Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đều đã đình chỉ khoản viện trợ cho nước Afghanistan.

Khi tiền mặt cạn kiệt, Taliban dường như đặt cược vào Bắc Kinh, nơi những ngày gần đây đã báo hiệu sự sẵn sàng xây dựng mối quan hệ với nhóm này — mặc dù họ vẫn chưa chính thức công nhận chế độ Taliban.

Ông Majahid cho biết, Taliban “rất quan tâm” đến Hiệp ước Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative – BRI) của Trung Quốc. Đây là một dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD do nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hậu thuẫn với mục đích mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên toàn thế giới. Mặc dù Afghanistan đã trở thành thành viên chính thức của BRI, hiện chưa có kế hoạch khởi công bất kỳ dự án nào của BRI tại đây.

Người phát ngôn cũng đề cập đến khoản đầu tư hiện đang không hoạt động của Trung Quốc vào một dự án phát triển mỏ đồng ở nước này. Ông Majahid nói: “Chúng tôi cũng có những mỏ đồng phong phú mà nhờ có người Trung Quốc, chúng sẽ có thể sống lại và được hiện đại hóa”.

Ông nói thêm, Trung Quốc “là cửa ngõ của chúng tôi đến các thị trường trên thế giới”.

Taliban bày tỏ sự nhiệt tình hơn nữa đối với việc tham gia vào BRI trong cuộc gọi với trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc là ông Ngô Giang Hạo vào ngày 2/9.

Trong cuộc điện đàm, ông Abdul Salam Hanafi – một thành viên cấp cao trong đội đàm phán của Taliban – đã gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy của Afghanistan”, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ. Ông Hanafi bày tỏ mong muốn “tích cực hỗ trợ và tham gia” vào dự án BRI mà ông nhận định sẽ “đóng góp vào sự thịnh vượng của khu vực”.

Để thúc đẩy tình hữu nghị Afghanistan-Trung Quốc, ông Hanafi tuyên bố rằng, Taliban “sẽ tuyệt đối không cho phép bất kỳ lực lượng nào đe dọa lợi ích của Trung Quốc”. Đây có thể coi là một ám chỉ ngầm về thái độ của nhóm phiến quân đối với các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ. Chính quyền Bắc Kinh vẫn luôn lo ngại các nhóm phản kháng người Duy Ngô Nhĩ có thể tiến hành các cuộc tấn công vào Tân Cương ở khu vực giáp biên giới với Afghanistan. Tân Cương chính là nơi ĐCSTQ đang giam cầm hơn 1 triệu người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, trong các trại giam.

Chế độ ĐCSTQ đã cam kết hỗ trợ đất nước Afghanistan do Taliban cai trị. Trong một cuộc họp báo hôm 1/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã mô tả việc Taliban kiểm soát đất nước Nam Á này là một “trang mới trong lịch sử của lực lượng này”. Ông cho biết, chính quyền Bắc Kinh sẽ “tiếp tục hỗ trợ tối đa cho Afghanistan để sớm hiện thực hóa hòa bình và tái thiết”.

Nhóm khủng bố Taliban đã hứa sẽ thành lập một “chính phủ hòa nhập” và ân xá cho những người đã chiến đấu chống lại họ hoặc làm việc cho chính phủ Afghanistan tiền nhiệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn, hiện đã bị lật đổ. Nhưng những lời hứa này đã vấp phải sự hoài nghi ở cả trong nước và tại các cộng đồng người Afghanistan quốc tế lớn hơn.

Một người di tản Afghanistan làm việc cho chính phủ trước khi Taliban tiếp quản đã phát hiện ra rằng, kể từ khi anh ấy trốn thoát, một nhóm lớn các thành viên Taliban đã viếng thăm nhà anh ấy để hỏi thông tin về nơi ở của anh. Trao đổi với The Epoch Times, anh cho biết, có 3 người Afghanistan mà anh biết đã bị các thành viên Taliban giam giữ và tra tấn trong 3 ngày. Họ chỉ được thả ra sau khi ký một văn bản tuyên thệ sẽ không rời khỏi đất nước, cũng như không tiết lộ việc bị giam giữ và tra tấn cho công chúng biết.

Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã tận dụng cuộc khủng hoảng Afghanistan để tuyên truyền làm mất uy tín của Hoa Kỳ. Phương tiện truyền thông tiếng Anh CGTN của chế độ ĐCSTQ gần đây đã kêu gọi chính quyền Washington “thỏa thuận với Taliban”, “làm việc với chúng tôi” và loại bỏ các biện pháp trừng phạt.

Trong khi một số nhà phân tích cho rằng, chế độ Trung Quốc có nhiều lợi ích tại quốc gia Nam Á này bằng cách lấp đầy khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại, câu hỏi vẫn là liệu họ có thể duy trì mối quan hệ khả thi với Taliban hay không. Mối quan hệ hợp tác giữa 2 thế lực này có thể sẽ phụ thuộc vào nguồn tài trợ của ĐCSTQ dành cho Taliban.

Trao đổi với The Epoch Times trước đó, ông Frank Lehberger đánh giá: “Nếu ĐCSTQ không sẵn lòng hoặc không thể cung cấp khoản tài chính dự kiến kịp thời, hoặc nếu Trung Quốc làm bất cứ điều gì không làm hài lòng Taliban, thì Taliban sẽ rất nhanh chóng cắn những bàn tay của Trung Quốc đang nuôi sống họ”. Ông Lehberger là một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc tổ chức Usanas Foundation có trụ sở tại Ấn Độ.

Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đang vật lộn với khả năng bùng phát quân sự ở khu vực xung quanh Afghanistan, nơi họ đang phải đối mặt với sự gia tăng bạo lực nhắm vào công nhân Trung Quốc trong các dự án BRI. Hai vụ đánh bom liều chết gần đây nhắm vào công dân Trung Quốc ở Pakistan đã giết chết ít nhất 9 người làm việc trong dự án BRI ở Pakistan.

Trong buổi hội thảo trực tuyến với Epoch TV gần đây, học giả Gordon Chang nhận định, “Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể kiểm soát Taliban”, nhưng chiến thắng của nhóm phiến quân đang truyền cảm hứng cho các nhóm nổi dậy khác, chẳng hạn như nhóm khủng bố Tehreek-e-Taliban Pakistan – một nhóm “rất phản đối Trung Quốc”. Ông nói thêm: “Chúng ta có thể thấy toàn bộ khu vực chìm trong biển lửa, trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ là một mục tiêu rất lớn”.

Ông Chang là một chuyên gia về Trung Quốc và là tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”.

Bắc Hàn từ chối 3 triệu liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc do COVAX cung cấp

Quốc gia này cho biết nguyên từ chối là vì: nguồn cung vắc-xin toàn cầu hiện đang rất khan hiếm trong bối cảnh virus đang tiếp tục làm gia tăng ca nhiễm bệnh ở nhiều nơi; vì vậy Bình Nhưỡng cho rằng, vắc-xin nên được chuyển đến các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. 

Theo nhận định của The Epoch Times tiếng Trung, lý do này nghe có vẻ mâu thuẫn. Bởi vì Triều Tiên là một quốc gia nghèo, không có tiền mua vắc-xin. Được biết, trước đó Triều Tiên đã nộp đơn xin hỗ trợ thông qua chương trình COVAX của WHO, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được liều vắc-xin nào. Hơn nữa, vào đầu năm nay, kế hoạch vận chuyển khoảng 2 triệu liều AstraZeneca của COVAX đã bị chậm trễ.

Chính quyền Kim Jong Un đã báo cáo với WHO rằng, quốc gia này “không có ca nhiễm nào”, nhưng đến nay Triều Tiên vẫn đóng cửa biên giới. Các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước này kêu gọi người dân cảnh giác trong phòng chống dịch. Ông Kim Jong Un thì nói rằng, đợt bùng phát virus có liên quan đến “sự tồn vong của đất nước”. 

Theo The Epoch Times, truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng công khai chỉ trích vắc-xin, đồng thời liên tục đưa tin về các sự cố gặp phải ở người được tiêm vắc-xin tại Mỹ và châu Âu. Trước đó vào tháng 5, tờ báo chính thức của Triều Tiên tuyên bố rằng: “vắc xin không phải là thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề”.

Tờ Wall Street Journal vào ngày 1/9 cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói với các phóng viên hồi tháng 7 rằng, Moscow đã nhiều lần đề xuất cung cấp vắc-xin cho Bình Nhưỡng. Nhưng không rõ liệu chính quyền Kim Jong Un có đồng ý nhận hay không.

Theo Reuters dẫn nguồn tin từ Viện Chiến lược An ninh Quốc gia do các cơ quan tình báo Hàn Quốc quản lý cho biết, Bình Nhưỡng không muốn nhận vắc-xin đến từ Trung Quốc vì lo ngại tính hiệu quả của chúng, tuy nhiên lại thể hiện sự quan tâm đến vắc-xin của Nga. 

Trước đó, nhiều quốc gia như Chile, Mông Cổ, Seychelles, Indonesia…đã bùng phát những đợt dịch bệnh cao điểm sau khi tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc trên quy mô lớn. Vào tháng 5 năm nay, có thông tin cho rằng một quan chức cấp cao của Triều Tiên đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin của Trung Quốc — điều này đã khiến ông Kim Jong Un rất bất mãn. 

Cho đến nay Triều Tiên vẫn giữ bí mật về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở quốc gia này. Điều này làm ngoại giới đặt ra nghi vấn về tuyên bố “số ca bệnh bằng 0” của Bình Nhưỡng. Theo tờ Wall Street Journal, hiện tại, các kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên đang kêu gọi người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đồng thời biểu thị với các quan chức của bộ phận xét nghiệm và kiểm dịch rằng: “Không thể có bất kỳ sự khoan nhượng hoặc buông lỏng nào trong phong trào này.”

File thu âm bí ẩn của Taliban đe dọa những người Afghanistan cộng tác với Mỹ

Trong một file thu âm, tiếng nhạc Tarana bùng lên trong nền khi một người đàn ông nói tiếng Pashto xin phép cấp trên của anh ta để “truy lùng tất cả mọi người” trong danh sách những người Afghanistan đã cộng tác với Hoa Kỳ. Diễn giả giấu tên – người có nguồn tin cho rằng là một chiến binh Taliban – hỏi liệu những người bị bắt có nên bị giết hay không và đề xuất các phương pháp hành quyết.

Đoạn ghi âm, được The Epoch Times độc quyền, được gửi vào ngày 31/8 tới gia đình của một cựu thông dịch viên của Bộ Quốc phòng người Afghanistan (hiện là công dân Hoa Kỳ), người đã bị bỏ lại trong nước.

Thông điệp của đoạn thu âm là Taliban hiện đã nắm quyền kiểm soát: “Cảm ơn Thánh Ala vì người Mỹ đã rút khỏi sân bay và mọi thứ đều nằm trong tay chúng tôi”.

Nguồn gốc của đoạn ghi âm và tại sao nó được gửi đến gia đình này không rõ ràng, mặc dù các chuyên gia tình báo của Bộ Quốc phòng nói với The Epoch Times rằng nó chắc chắn được gửi đến số điện thoại do Taliban lấy từ danh sách những người có thị thực nhập cư đặc biệt (SIV) – thị thực được cấp cho những người Afghanistan đã làm việc cho Hoa Kỳ. Các chuyên gia tin rằng đoạn ghi âm là một hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm mục đích đe dọa những cá nhân đã hỗ trợ Hoa Kỳ.

Vào ngày 20/8,  The Epoch Times đưa tin rằng Taliban đã mua được thiết bị giám sát của Hoa Kỳ có thể cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu thông tin sinh trắc học về người Afghanistan.

Politico đưa tin vào ngày 26/8 rằng “Các quan chức Mỹ ở Kabul đã cung cấp cho Taliban một danh sách tên của công dân Mỹ, người có thẻ xanh và các đồng minh Afghanistan để được Taliban cho phép vào khu vực ngoại vi do quân đội kiểm soát ở sân bay Kabul”.

Vào ngày 30/8, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã phản đối báo cáo này, nói rằng cáo buộc những danh sách như vậy đã được trao “trước” cho Taliban là không chính xác khi.

Cho dù thế nào, bản thu âm tuyên bố: “Chúng tôi đã nhận được tất cả danh sách của họ, những người đang dựa vào lực lượng nước ngoài để di tản họ đến Mỹ”.

Diễn giả xin phép cấp trên “bắt đầu truy lùng các đồng minh Afghanistan đang mắc kẹt trong nước từ các tỉnh Kandahar và Badakhshan”. Anh ta hỏi:  “Xin cho mệnh lệnh liên quan đến việc truy lùng và bắt giữ tất cả chúng và giết chúng, treo cổ hoặc phơi bày chúng trước công chúng hoặc ném đá chúng cho đến chết – chúng ta nên làm gì?”

Sau khi các chuyến bay sơ tán cuối cùng rời sân bay Kabul vào ngày 30/8, Tướng Kenneth “Frank” McKenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ tuyên bố, còn dưới 250 người Mỹ đang mắc kẹt ở Afghanistan. Tuy nhiên, các nhóm cựu chiến binh ở trung tâm của các nỗ lực sơ tán tin rằng, sô người Mỹ mắc kẹt còn nhiều hơn nữa, chưa kể những người Afghanistan có Thị thực Nhập cư Đặc biệt và các nhóm được chỉ định là “những người dễ bị tổn thương”, bao gồm cả những người Afghanistan theo đạo Cơ đốc.

Trong một bài phát biểu ngày 1/9, Tổng thống Joe Biden bảo vệ cuộc rút quân là “một thành công phi thường”, nói rằng thời hạn rút quân không có nghĩa là chấm dứt nỗ lực sơ tán cho những người Mỹ bị bỏ lại phía sau. “Chúng tôi vẫn cam kết đưa họ ra khỏi Afghanistan, nếu họ muốn ra”. Ngoài ra, không có kế hoạch nào được công bố về cách những người bị bỏ lại sẽ được đưa ra ngoài.

Đoạn thu âm kết thúc: “Vậy khi nào chúng ta nên bắt đầu công tác truy lùng — hôm nay hay ngày mai? Chúng tôi đã có tất cả danh sách của họ và sẵn sàng chờ lệnh”.

Bản dịch đoạn ghi âm được gửi cho gia đình của Cựu Phiên dịch viên người Mỹ gốc Afghanistan cho Quân đội Hoa Kỳ:

Chào Mawlawee Sahib, bạn ổn chứ? Cảm ơn Đức Thánh vì bây giờ người Mỹ đã rút khỏi sân bay và mọi thứ đều nằm trong tay chúng tôi. Mufti Sahib, lệnh của ông liên quan đến những người đã từng làm việc với lực lượng nước ngoài là gì, và chúng ta có nên bắt đầu tìm kiếm từ các tỉnh Kandahar và Badakhshan, đồng thời tìm kiếm những người đã từng làm điệp viên và làm các việc khác cho người Mỹ hay chưa?

Chúng tôi sẵn sàng chờ mệnh lệnh của ông liên quan đến việc tìm kiếm và bắt giữ tất cả chúng và giết chúng, treo cổ hoặc phơi bày chúng trước công chúng hoặc ném đá chúng đến chết — chúng ta nên làm gì?

Bây giờ mọi thứ đều nằm trong tay chúng ta và chúng không thể thoát khỏi chúng ta, chúng ta có nên truy bắt chúng không?

Chúng tôi có danh sách của họ — những người đã từng làm việc với lực lượng nước ngoài, và tất cả danh sách của họ được lập ở Qasaba [một quận ở Kabul] và trong sân bay và chúng tôi đã nhận được tất cả danh sách của họ, những người đang dựa vào lực lượng nước ngoài để di tản đến Mỹ. Chúng tôi đã nhận được từng danh sách của họ, vậy chúng tôi chờ lệnh của ông để bắt giữ tất cả và treo cổ chúng? Vậy khi nào chúng ta nên bắt đầu truy lùng họ — hôm nay hay ngày mai? Chúng tôi đã có tất cả danh sách của họ và sẵn sàng chờ lệnh.

Bản dịch đoạn ghi âm được gửi cho gia đình của Cựu Phiên dịch viên người Mỹ gốc Afghanistan cho Quân đội Hoa Kỳ:

Chào Mawlawee Sahib, bạn ổn chứ? Cảm ơn Đức Thánh vì bây giờ người Mỹ đã rút khỏi sân bay và mọi thứ đều nằm trong tay chúng tôi. Mufti Sahib, lệnh của ông liên quan đến những người đã từng làm việc với lực lượng nước ngoài là gì, và chúng ta có nên bắt đầu tìm kiếm từ các tỉnh Kandahar và Badakhshan, đồng thời tìm kiếm những người đã từng làm điệp viên và làm các việc khác cho người Mỹ hay chưa?

Chúng tôi sẵn sàng chờ mệnh lệnh của ông liên quan đến việc tìm kiếm và bắt giữ tất cả chúng và giết chúng, treo cổ hoặc phơi bày chúng trước công chúng hoặc ném đá chúng đến chết — chúng ta nên làm gì?

Bây giờ mọi thứ đều nằm trong tay chúng ta và chúng không thể thoát khỏi chúng ta, chúng ta có nên truy bắt chúng không?

Chúng tôi có danh sách của họ — những người đã từng làm việc với lực lượng nước ngoài, và tất cả danh sách của họ được lập ở Qasaba [một quận ở Kabul] và trong sân bay và chúng tôi đã nhận được tất cả danh sách của họ, những người đang dựa vào lực lượng nước ngoài để di tản đến Mỹ. Chúng tôi đã nhận được từng danh sách của họ, vậy chúng tôi chờ lệnh của ông để bắt giữ tất cả và treo cổ chúng? Vậy khi nào chúng ta nên bắt đầu truy lùng họ — hôm nay hay ngày mai? Chúng tôi đã có tất cả danh sách của họ và sẵn sàng chờ lệnh.

Related posts