Hơn 2.200 người ở làng hoa TP. Đà Lạt bị cách ly vì ‘ổ dịch 27 ca COVID-19’
Minh Long
Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên thuộc chuỗi lây nhiễm tại làng hoa Vạn Thành (Phường 5, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) được phát hiện vào hôm 7/10. Đến ngày 9/10, ổ dịch này đã ghi nhận 27 ca.
Ngày 9/10, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tế phòng dịch COVID-19 đối với tổ dân phố Vạn Thành và tổ dân phố Vạn Thành 1 (phường 5, TP. Đà Lạt).
Quy mô khu vực cách ly 595 gia đình với 2.217 người trên diện tích rộng 330ha. Thời gian cách ly từ 12h ngày 9/10 cho đến khi có thông báo mới (tối thiểu 14 ngày).
Trước đó, sáng hôm 7/10, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết bệnh nhân T.T.L.H (nữ, 51 tuổi, ở Vạn Thành, Phường 5, TP. Đà Lạt) đến khám tại Khoa Cấp cứu và người nhà đi cùng là con rể (bệnh nhân T.T.A, 23 tuổi, cũng ở địa chỉ trên) có kết quả test nhanh dương tính COVID-19.
Qua khai báo y tế, 2 bệnh nhân này cho biết hôm 5/10 có đến điểm tiêm chủng vắc-xin tại Trường Tiểu học Nam Thiên vào khoảng 16h30 đến 16h45.
Giới chức tỉnh Lâm Đồng yêu cầu truy vết, khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu các trường hợp liên quan đến 2 trường hợp nhiễm trên.
Sau truy vết, tỉnh phát hiện 1 chùm ca bệnh COVID-19 mới tại Làng hoa Vạn Thành.
Tính đến ngày 9/10, chùm ca bệnh COVID-19 tại làng hoa Vạn Thành đã ghi nhận có 27 ca. Trong đó, 25 ca tại làng hoa Vạn Thành, 1 ca tại Phường 11 (TP. Đà Lạt) và 1 ca tại Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng).
Trong số 27 bệnh nhân, có 15 người là người thân, họ hàng. Trong đó, có 6 người trong một gia đình 4 thế hệ, có 1 cháu bé 3 tuổi, cụ ông 91 tuổi và cụ bà 84 tuổi.
Từ ngày 7/10 đến 7h ngày 9/10, giới hữu trách xác định được 286 F1, 940 F2, sàng lọc cộng đồng 2.742 người; đang tiếp tục truy vết, sàng lọc cộng đồng tại Vạn Thành và các khu vực lân cận.
Hiện giới chức tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa xác định được nguồn lây của ổ dịch này.
Sở Y tế Lâm Đồng cho biết tính đến 18h ngày 8/10, Lâm Đồng đã tiêm 448.959 liều vắc-xin phòng COVID-19, trong đó có 194.887 mũi tiêm vắc-xin Sinopharm.
Minh Long
Chuyện Kit Test Nhanh Covid-19 Giá Trên Trời Ở VN
Giá bộ test xét nghiệm nhanh Covid-19 mua số lượng lớn tại nước ngoài chỉ khoảng 35.000 đồng/test nhưng khi tới người dùng ở VN thì giá thành gấp mấy lần
Bộ Y tế không kiểm soát do chưa có quy định
Ông Đặng Hồng Anh, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, cho biết trong việc chống dịch, ngoài công sức còn tốn kém rất nhiều chi phí, trong đó có chi phí xét nghiệm nhanh. Giá mua bộ test xét nghiệm nhanh Covid-19 với số lượng lớn tại nước ngoài khoảng 35.000 đồng/test.
Vì vậy, ông Hồng Anh đề nghị, cũng giống như vắc xin, Bộ Y tế cần chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ test xét nghiệm nhanh để mua 100 triệu bộ với chi phí gốc.
“Theo tôi được biết giá mua tại nước ngoài về chỉ khoảng 1,5 USD/test. Nếu mua được giá gốc với số lượng lớn thì có thể tiết kiệm được hàng nghìn tỉ đồng”, ông Hồng Anh nói. Nếu tính chi phí về đến Việt Nam kể cả tiền kho bãi và các chi phí khác, mỗi test giá cũng chỉ khoảng 50.000 đồng.
Hiện nay các các nơi đang đấu thầu giá 60.000 – 70.000 đồng/bộ thì dẫn đến rất phí tiền của.
Vụ Trang thiết bị – Công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết: “Giá test xét nghiệm do doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm. Các địa phương đều có thể đấu thầu mua sắm. Bộ Y tế hiện không đàm phán cũng như không kiểm soát giá thiết bị y tế này do chưa có quy định”!
Trước 20.8, giá test nhanh khoảng 100.000 – 198.000 đồng/test. Tuy nhiên đến ngày 25.9, một số doanh nghiệp điều chỉnh giá, trong đó, mức giảm khoảng 20.000 – 70.000 đồng/test. Hiện có gần 90 loại test nhanh đang được lưu hành, bao gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Mỗi nơi một giá
Giá test nhanh tại các cơ sở y tế tư nhân dao động từ 180.000 – 350.000 đồng/người, tùy thuộc vào loại kit test. Trong đó giá của Việt Nam: 180.000 đồng, Hàn Quốc: 280.000 – 300.000 đồng, Nhật Bản: 350.000 đồng.
Giá bán tại các nhà thuốc phổ biến nhất là kit test của Hàn Quốc, dao động từ 140.000 – 180.000 đồng/test. Khi liên lạc đến 1 đơn vị lớn phân phối sản phẩm phòng chống Covid-19 tại Biên Hòa để tham khảo giá, nơi này cho biết: “Chúng tôi có bán 2 loại kit test của Hàn Quốc, giá 105.000 đồng và 118.000 đồng. Nếu bên anh mua số lượng lớn thì rẻ hơn”.
Ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai thừa nhận hiện nay mức giá test nhanh Covid-١٩ cũng như kit test mỗi nơi bán một giá khác nhau.
Vào đầu tháng 7, Sở Y tế Đồng Nai đã áp dụng mức giá chung là 238.000 đồng/người. Tuy nhiên các cơ sở y tế tư nhân không áp dụng mức giá trên.
Từ ngày 7/9, Sở Y tế Đồng Nai khuyến khích người dân tự test nhanh tại nhà, đồng thời cho phép các nhà thuốc địa phương được bán dụng cụ test nhanh Covid-١٩.
Một doanh nghiệp lớn đóng tại Biên Hòa cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi đang chuẩn bị mở cửa hoạt động trở lại, dù mức giá kit test nhanh bán bên ngoài rẻ hơn nhiều, nhưng công ty không thể tự mua về test cho công nhân vì làm không xuể. Phải chấp nhận thuê y tế tư nhân thực hiện với giá 200.000 đồng/người”.
Bình Dương cũng “đủ giá”
Tại Bình Dương, các cửa hàng thiết bị vật tư y tế đang bán giá lẻ từ 130.000 -150.000 đồng/bộ kit test tùy loại. Các điểm test nhanh dịch vụ tại các chốt kiểm soát Covid-19 trục đường chính có giá 300.000 đồng/người và cấp giấy xác nhận tại chỗ. Còn các cơ sở y tế tư nhân giá khoảng 400.000 đồng, cơ sở y tế công lập ở huyện, thị giá 238.000 đồng/người.
Ông Trần Thành Trọng, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện Bình Dương cho biết việc tự mua kit test, xét nghiệm nhanh Covid-١٩ đã được các doanh nghiệp trong hiệp hội thực hiện từ lúc hoạt động “٣ tại chỗ”. Doanh nghiệp tự mua hàng của VN được Bộ Y tế công nhận có giá từ ١٢٠.٠٠٠ – ١٥٠.٠٠٠ đồng/kit test.
“Đến nay, nhà nước khuyến khích và công nhận kết quả tự test nhanh Covid-19 là điều rất tốt, vì nếu chờ y tế địa phương hay thuê y tế tư nhân để test nhanh thì mất thời gian chờ, khi lấy mẫu phải tập trung đông cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm”, ông Trọng nói.
Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, hiện tỉnh đang khuyến khích người dân, doanh nghiệp tự xét nghiệm cho người lao động, tự chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm.
“Hiện nay tại các doanh nghiệp ở Bình Dương đều có tổ Covid cộng đồng; trong các doanh nghiệp, khu cụm công nghiệp đều có trạm y tế lưu động, các tổ y tế trong doanh nghiệp nên việc test nhanh Covid-19 cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, người dân, doanh nghiệp khi mua kit test Covid-19 cần lựa chọn đúng loại được Bộ Y tế công nhận, cho phép”, ông Chương lưu ý.
Hơn kém nhau một chút nhưng bộ test nhanh covid tiệm thuốc tây bán 120- 150k 1 bộ là quá lời.
Công an bắt xa rồi yêu cầu chuyển khoảng vào tài khoảng cá nhân
Tài khoản mạng xã hội TTT đăng tin về một chốt kiểm soát trên đường An Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân đã bắt xe, đòi lập biên bản và bị một công an yêu cầu chuyển 3 triệu đồng vào một số tài khoản cá nhân với nội dung ghi là “mua đồ” thì sau đó sẽ được thả cho đi.
Kèm tin tức là hình ảnh một chốt kiểm soát, có một người mặc sắc phục công an làm việc với một người dân.
Tìm hiểu thì thấy chốt kiểm soát trong sự việc trên được cho là xảy ra trên đường An Dương Vương giáp ranh giữa phường 10, quận 6 và phường An Lạc, quận Bình Tân. Chốt kiểm soát nằm trên địa phận quận 6.
Anh NTC (32 tuổi, ngụ phường An Lạc, quận Bình Tân) nói mình chính là nhân vật trong bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội.
Anh C. cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 3 giờ 30 phút ngày 26-9. Khi đó, anh cùng một người bạn lái xe ô tô biển số TP chạy từ Khu dân cư Lê Thành (phường An Lạc) đi sang đường An Dương Vương.
“Tôi đi mua thuốc đau bụng khi qua chốt thì bị chặn lại. Lúc đó, tại chốt chỉ có một mình anh công an đó thôi. Anh đó hỏi lý do ra đường, giấy tờ xe rồi nói lập biên bản các lỗi vi phạm của tôi, trong đó có lỗi không có bằng lái đòi giam xe, giam người ở phường” – anh C. cho biết.
Anh C. cho rằng mình chỉ không có giấy đi đường, việc thiếu bằng lái là do bằng lái hết hạn, đang chờ cấp đổi. “Tôi có đưa ra giấy hẹn cấp đổi bằng lái B2 của Sở Giao thông Vận tải TP cho anh công an, nhưng anh không chịu đòi phạt lỗi này chín triệu” – anh C. phản ánh.
Anh C. sau đó nói vượt quá khả năng, và thương lượng lại còn ba triệu. “Tuy nhiên, trong túi tôi chỉ còn một triệu, ảnh không chịu” – anh C. tiếp và cho biết được đề nghị chuyển khoản vào một số tài khoản cá nhân.
“Anh công an yêu cầu xem điện thoại, chuyển khoản thành công 3 triệu thì tôi mới được cho đi. Việc chuyển khoản cũng không có lập biên bản hay phiếu thu gì hết. Anh đó cũng không nói số tài khoản đó của ai” – anh C. nói.
Qua tin nhắn anh C. cung cấp thì số tài khoản được chuyển đến là của một người phụ nữ tên là “Nguyen Thi Thanh Xuan” nội dung chuyển khoản là “mua do” vào 15 giờ 06 phút ngày 26-9.
Anh C. cho biết hình ảnh sự việc được người bạn đi cùng chụp lại. Người bạn này sau đó đưa cho một người bạn khác là TTT.
Anh T. cho biết mình là người đã đăng tải sự việc lên mạng xã hội. Tuy nhiên sau đó đã xóa đi vì rất nhiều người gọi điện tới. Đến trưa cùng ngày, anh C. và anh T. đều cho biết hiện Công an quận 6 vẫn chưa làm việc với mình.
Lập khống hồ sơ rút gần 1 tỉ đồng tiêu xài, 3 ‘quan xã’ bị bắt
Lợi dụng chức vụ và quyền hạn được giao, trong 4 năm liên tiếp, 3 cán bộ xã Vĩnh Thịnh (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã câu kết lập hồ sơ, giấy tờ khống “ăn chặn” gần 1 tỉ đồng của cán bộ thôn.
Một loạt “quan xã” bị bắt giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm:
Mai Văn Hồng (SN 1965), nguyên Chủ tịch xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc
Hoàng Ngọc Thắng (SN 1970), Phó Chủ tịch xã Vĩnh Thịnh
Lê Như Hiếu (SN 1972), kế toán xã Vĩnh Thịnh.
Trong thời gian từ năm 2016 đến 2019, Mai Văn Hồng đã chỉ đạo Lê Như Hiếu lập khống hồ sơ thanh toán phụ cấp cho một số người làm công việc kiêm nhiệm ở cấp thôn. Hồ sơ này giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Vĩnh Lộc để rút tiền Nhà nước ra.
Hoàng Ngọc Thắng, lúc đó là thủ quỹ xã Vĩnh Thịnh, theo lệnh của Mai Văn Hồng và Lê Như Hiếu, đã giao tiền thanh toán cho các chứng từ lập khống để Hồng và Hiếu tùy nghi sử dụng, chi tiêu.
Với thủ đoạn như trên, 3 “quan xã” này đã lập khống 64 phiếu chi, bảng thanh toán phụ cấp cho các cán bộ kiêm nhiệm ở cấp thôn, gây thiệt hại 971 triệu đồng. Toàn bộ số tiền gần 1 tỉ đồng này đã được các “quan xã” tiêu xài cá nhân.
Chuyện này xảy ra nhiều ở khắp nơi nhưng người dân khó có bằng chứng cụ thể. Thật ra chỉ cần nhìn vào tài sản và cuộc sống của các quan sẽ thấy rõ mức sống đi ngược với thu nhập thế nào
Với một cấp xã nhỏ từ năm 2016 đến 2019 mà đã quá khủng như thế. Người ta đặt câu hỏi không hiểu các năm qua các cơ quan cấp trên kiểm tra như thế nào mà lọt sổ dễ dàng như thế?
Bắt quả tang 2 hiệu trưởng trên chiếu bạc
Nld – Ngày 9/10, ông Phạm Hữu Năm, Chủ tịch xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa xác nhận, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt quả tang 11 người đang sát phạt nhau trên chiếu bạc, trong đó có 2 hiệu trưởng và 1 giáo viên.
Cụ thể, vào đêm 7 rạng ngày 8/10 (thời điểm đang diễn ra trận bóng đá giữa Việt Nam và Trung Quốc), các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã ập vào một nhà dân ở thôn Phú Sơn, xã Các Sơn, thị xã Nghi Sơn, bắt quả tang một nhóm người đang có hành vi đánh bạc.
Đáng chú ý, trong nhóm bị bắt trên chiếu bạc này có 2 hiệu trưởng của trường Tiểu học Các Sơn A và Các Sơn B.
“Công an huyện và Công an tỉnh trực tiếp bắt quả tang và tạm giữ hình sự 11 người. Trong các “con bạc” tham gia, có 2 Hiệu trưởng Tiểu học thuộc xã Các Sơn và 1 giáo viên THPT. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa được tiếp cận báo cáo cụ thể” – ông Năm thông tin.
Đặc sản dạt về dày đặc, trải dài hàng chục km, dân Hà Tĩnh tha hồ vợt
Vietnamnet – Hơn một tháng nay, ruốc biển xuất hiện trải dài hàng chục kilômet ở các bãi biển xã Thạch Kim (Lộc Hà) và xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ngư dân dùng thuyền nan hoặc thuyền máy đánh bắt được hàng chục tấn ruốc, thu lãi tiền triệu đến chục triệu mỗi thuyền.
Anh Nguyễn Đình Linh (trú xã Thạch Kim), cho biết, ruốc biển có nhiều từ tháng 9 đến giữa tháng 10. Hàng ngày, anh dùng thuyền công suất nhỏ để bắt ruốc. Mỗi khi khoang thuyền đầy ruốc, anh đưa vào bờ rửa sạch, bán lại cho thương lái.
“Ruốc ở độ sâu khoảng 50 đến 70 mét, tôi dùng vợt để xúc. Khi gặp trúng luồng ruốc, mỗi lần có thể bắt tới 50kg ruốc. Mỗi ngày tôi bắt được hơn 100kg. Công việc này đưa lại cho gia đình tôi thu nhập khá cao, có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày”, anh Linh nói.
Ruốc biển hay còn gọi là tép moi, tép biển, hình dạng như tôm nhỏ, dài khoảng 10mm. Đây là động vật giáp xác mười chân sống ở vùng nước lợ hay nước mặn ven biển. Ruốc tươi được mua về chế biến các món như nấu canh, xào khế hoặc được ủ làm mắm tôm; khô ruốc thường đem rim, rang mỡ hành hoặc kho thịt.