San Hà (tổng hợp)
Ông Phan Thanh Minh (38 tuổi, phó trưởng khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) bị khám nhà và bị bắt vì ăn chặn tiền hỗ trợ COVID-19 của người dân khó khăn ở khu phố này.
Nhiều nơi ăn chặn tiền cứu trợ
Ông Minh cùng một số người trong Ban điều hành khu phố được phường giao nhiệm vụ phát tiền dành cho người dân khó khăn trong lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Minh đã lợi dụng quyền hạn của mình, dùng các thủ thuật để “ăn chặn” tiền cứu trợ của dân chúng. Thời gian vừa qua, nhiều người dân ở khu phố đã đến trụ sở Ban điều hành khu phố để hỏi về khoản tiền cứu trợ thì đều nhận được trả lời là chưa có, cứ về chờ…
Người dân bực tức dẫn tới cự cãi lớn tiếng; thậm chí, giữa hai bên: người dân và ban điều hành khu phố còn xảy ra ẩu đả.
Trước đó, tại phường này cũng từng gây xôn xao khi người dân phản ánh về việc những người lập danh sách cứu trợ có dấu hiệu mập mờ.
Gần đây nhất, đầu tháng 9 vừa qua, tại phường cũng xảy ra việc liên quan đến khoản tiền cứu trợ người dân ảnh hưởng dịch Covid-19. 142 gia đình ở tổ 5, khu phố 1 được Tổ dân phố gọi lên nhận gạo nhưng lại bắt ký giấy lãnh 1,5 triệu đồng. Được biết, giá trung bình một ký gạo mà người dân thường hay ăn dao động từ 15 đến 25 ngàn đồng.
Khi bị phát giác, Chủ tịch phường Bình Hưng Hòa B phải xuống đến từng nhà xin lỗi người dân, cho biết là do sai sót vì tổ trưởng tổ dân phố đã lấy ‘nhầm’ danh sách cũ.
Một số người dân cho biết từng đến trụ sở khu phố 2 để hỏi về gói cứu trợ COVID-19. Tuy nhiên, họ thất vọng ra về vì không được nhận tiền.
“Ngày nào cũng có người tới trụ sở khu phố để hỏi về gói hỗ trợ COVID-19. Có trường hợp không được nhận tiền, bị đuổi về dẫn đến xô xát”, một người dân sống gần trụ sở khu phố 2 chia sẻ.
Một người dân khác có ý kiến: Không riêng Bình Hưng Hoà B, tôi ở Bình Hưng Hoà A cũng còn rất nhiều người thuộc diện hỗ trợ nhưng chưa nhận được. Dân chúng kéo nhau ra phường hỏi thì phường đổ cho tổ trưởng. Tới nhà tổ trưởng hỏi thì ông ta nói rằng không biết gì hết, ông chỉ là “bảo vệ”. Người nữa cũng cho biết: Tôi ở tại Phường Tân Tạo Bình Tân, Xóm trọ cũng chỉ nhận được gạo chứ đến nay cũng không thấy gói hỗ trợ an sinh nào đâu. Dịch bệnh dân đã khổ, Đất nước đã nghèo mà còn bị quan tham ăn chặn!
Lập hồ sơ ‘gian’ lấy tiền hỗ trợ người lao động
Trước đó, Thủ Đức phát giác có tiêu cực trong việc phát gói hỗ trợ COVID-19 cho người lao động xảy ra tại phường Phú Hữu, đã bắt tạm giam Huỳnh Hồng Sơn (SN 1970; thường trú phường Phú Hữu; cán bộ phụ trách lao động, thương binh và xã hội phường).
Huỳnh Hồng Sơn đã lợi dụng là thành viên Hội đồng xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng không có hợp đồng lao động, để cấu kết với một số ngươi lập hồ sơ nhận tiền cứu trợ của Nhà nước.
Huỳnh Hồng Sơn được phân công rà soát, tổng hợp danh sách người đạt yêu cầu. Trong lúc làm việc, ông Sơn tự ý thêm tên nhiều người thân của mình vào dù những người này không đủ điều kiện để nhận được khoảng 10 triệu đồng.
Số tiền thiệt hại tuy nhỏ nhưng tính chất vụ việc là đặc biệt nghiêm trọng. Ông Sơn đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.
Kế toán xã ăn chặn tiền hỗ trợ COVID-19
Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã cảnh cáo ông Hồ Văn Dũng, công chức kế toán xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành do ăn chặn tiền cứu trợ COVID-19 của một gia đình nghèo. Ngoài ra Dũng còn liên quan đến một số vấn đề về tài chính khác. Số tiền sai phạm không lớn nhưng gây tai tiếng trong dân chúng.
Ông Dũng đã có 29 năm công tác. Trong đợt hỗ trợ tiền COVID-19 cho gia đình nghèo vừa qua, ông Dũng đã để xảy ra “sai sót” khi chi tiền hỗ trợ cho một gia đình thuộc diện cận nghèo có 3 người, trong đó có 1 người bị khuyết tật.
Theo quy định, mỗi người khuyết tật được nhận 1,5 triệu đồng, người thuộc gia đình cận nghèo được nhận 750.000 đồng. Tuy nhiên, ông Dũng chỉ phát cho gia đình này 1,5 triệu đồng thay vì 3 triệu đồng.
Vụ này chỉ bị phát hiện khi kiểm tra hồ sơ cơ thấy có đủ chữ ký của 3 người trong gia đình. Ông Dũng thừa nhận “có sai sót” và khắc phục hậu quả.
Sau đó, ông Dũng đã làm đơn xin nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế.
Ông Nguyễn Kiên Cường, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, bị khởi tố để điều tra về việc chuyển 2 văn bản mật cho Vũ Văn Sơn (Sơn “lông”), một trùm giang hồ lộng hành ở Thái Bình.
Chánh thanh tra sở làm lộ bí mật nhà nước
Ông Nguyễn Kiên Cường (SN 1969, trú phường Trần Hưng Đạo, TP.Thái Bình ), bị khởi tố về tội làm lộ bí mật Nhà nước và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, Vũ Văn Sơn (thường gọi Sơn “lông”, 38 tuổi, trú thôn 5, xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) được biết đến là một trùm giang hồ lộng hành tại khu vực huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, cũng bị tạm giam về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Dưới trướng Sơn có khá nhiều đàn em là những thành phần bất hảo ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Những kẻ này được Sơn chiêu mộ để hoạt động trong các lĩnh vực bảo kê san lấp mặt bằng, buôn bán vật liệu xây dựng…
Để dễ bề hoạt động, Sơn “lông” thành lập Công ty Sơn Huy (địa chỉ đăng ký kinh doanh tại quê nhà ở thôn 5, xã Tam Hưng, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) hoạt động trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, san lấp công trình tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và các vùng lân cận. Doanh nghiệp này còn là bình phong để Sơn cùng một số người khác móc nối, mua bán hóa đơn lậu. Đến ngày 26-2-2021, Sơn “lông” cùng Phạm Thị Mơ (54 tuổi, trú tại xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) lại bị điều tra thêm về tội này cùng với Nguyễn Thị Dịu (26 tuổi, trú tại xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình,.
Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9-2020, Vũ Văn Sơn đã dùng tài khoản Zalo được tạo từ sim điện thoại có tên “Sơn Lông” để gửi 2 ảnh chụp văn bản thuộc diện mật vào nhóm Zalo do Sơn tạo ra gồm 12 thành viên trong công ty do Sơn điều hành. Sau đó, tiếp tục gửi các tài liệu này cho 3 người khác vẫn qua qua tài khoản Zalo của mình với mục đích loan báo, kèm lời dặn dò đàn em, thuộc cấp đề phòng..
Hai tấm ảnh trên là ảnh chụp tài liệu có đóng dấu mật do Công an tỉnh Thái Bình ban hành, gửi một số sở, ban, ngành, địa phương để phối hợp.
Sở dĩ Sơn “lông” biết đây là ảnh chụp tài liệu mật nhưng vẫn cố ý gửi cho nhiều người khác cùng biết vì bản thân Sơn cũng bị nhắc đến trong văn bản này.
Khi một người “góp mặt” trong nhóm Zalo của Sơn “lông” bị bắt giữ về tội “Đánh bạc” trong một vụ án khác, việc làm lộ bí mật nhà nước của Sơn mới bị phát giác.
Ngoài các vụ án trên, Sơn “lông” còn bị điều tra về tội “Trộm cắp, tham ô tài sản”, từng có 1 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” và được biết đến là một trùm giang hồ lộng hành tại khu vực huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.
Đến ngày 10-6-2021, Vũ Văn Sơn bị Tòa án tỉnh Thái Bình tuyên phạt 10 năm 6 tháng tù giam.
Cũng trong vụ án này, có sự sự nhúng tay của cán bộ có chức quyền tại tỉnh Thái Bình. Đó là ông Nguyễn Kiên Cường, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, là người đã dùng điện thoại di động cá nhân có kết nối internet để chụp ảnh 2 văn bản mật trên, dẫn hậu quả Vũ Văn Sơn (tức Sơn “lông”) có được hình ảnh tài liệu mật này để gửi cho nhiều người khác biết.
Theo kết luận giám định, 2 hình ảnh chụp văn bản mật khôi phục tại điện thoại cá nhân của ông Nguyễn Kiên Cường và 2 hình ảnh do Vũ Văn Sơn gửi lên nhóm Zalo tự tạo, gửi cho một số người quen… đều giống nhau về nội dung văn bản trên ảnh, đặc điểm định vị trên ảnh và đều được sao chụp từ bản gốc là tài liệu mật mà Sở Tài nguyên và môi trường Thái Bình tiếp nhận, quản lý.
Được biết, trước thời điểm bị khởi tố, ông Nguyễn Kiên Cường giữ chức vụ Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình, trước đó ông Cường từng có nhiều năm là Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai của Sở này.
Thật không hiểu tài liệu mật mà giang hồ lại có trong tay thì còn gì gọi là mật nữa.
Trước khi ông Nguyễn Kiên Cường bị khởi tố, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình cũng có 2 cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan trùm giang hồ Đường “Nhuệ” là Trịnh Minh Thúy, Trưởng phòng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật tài nguyên và Hà Văn Dũng là nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên, Sở TN&MT Thái Bình.
2 cán bộ trên lợi dụng chức quyền, đã sửa hồ sơ, đổi kết quả đấu giá, để vợ chồng Đường “Nhuệ” trúng giá 1 lô đất trên địa phận phường Bồ Xuyên (TP Thái Bình).
Phó Bí thứ TPHCM bị truy tố
Ông Tất Thành Cang cùng các đồng phạm đã bị truy tố hai tội do liên quan đến những vụ phạm pháp xảy ra tại hai công ty IPC và Sadeco.
Ông Cang bị cáo buộc vai trò “đầu vụ” trong việc để Sadeco bán giá rẻ 9 triệu cổ phần, gây thất thoát hơn 1.100 tỷ đồng và 2 dự án khu dân cư ở Phước Kiển, khu dân cư Ven Sông.
Vụ án Sadeco
Ông Tất Thành Cang (nguyên Phó bí thư thường trực Thành ủy TP nhiệm kỳ 2015 – 2020), Phạm Văn Thông (nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy TP) cùng 10 người khác bị truy tố về tội “ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Liên quan đến vụ án, Tề Trí Dũng (Tổng giám đốc, thành viên HĐTV Công ty IPC, Chủ tịch HĐQT Công ty Sadeco), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng giám đốc Sadeco), Đỗ Công Hiệp (nguyên kế toán trưởng Sadeco) cùng 5 người khác bị truy tố 2 tội “Tham ô tài sản” và “ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Minh (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Công ty Sadeco) bị truy tố về tội “Tham ô tài sản “.
Tất cả liên quan đến những phạm pháp xảy ra tại Sadeco là công ty con của Công ty Tân Thuận IPC (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) với vốn điều lệ 170 tỷ đồng. Trong đó, vốn của cổ đông IPC là 44%, Văn phòng Thành ủy (VPTU) 16,7%, Taconves 14,1%…
Theo sự đề xuất của Hồ Thị Thanh Phúc, nhóm quản lý vốn của VPTU đã trình phương án phát hành cổ phần cho Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim để tăng vốn điều lệ cho Sadeco. Phó bí thư Tất Thành Cang đã “đồng ý”.
Ông Cang biết rõ muốn phát hành cổ phần phải đấu giá, thẩm định giá nhưng không chỉ đạo VPTU về giá phát hành cổ phần (được xác định là 40.000 đồng/cổ phần) cho cổ đông. Việc này sai quy định.
Trong vụ Sadeco bán 9 triệu cổ phần cho Nguyễn Kim này, ông Cang gây thiệt hại hơn 184 tỷ đồng (tương đương số vốn của VPTU) trong tổng số thiệt hại hơn 1.100 tỷ.
Hai dự án dân cư Phước Hiển (H.Nhà Bè) và Dự án dân cư ven sông (Q.7)
Ngoài vụ án trên, ông Cang còn phạm pháp khi duyệt bán rẻ 320.000 m2 đất ở huyện Nhà Bè, gây thiệt hại gần 168 tỷ đồng.
Phần đất công sản trên 32,4 ha ở Phước Kiển (Nhà Bè) được cho là có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng Công ty Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP) không báo cáo cho Thành ủy, mà tự ý bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ hơn 419 tỷ đồng. Tức là giá 1,29 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường là 1,768 triệu đồng/m2
Công ty Tân Thuận đã đưa giá quá thấp như trên do chỉ căn cứ duy nhất vào giá thẩm định của Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM. Công ty này đưa giá không ngang giá thị trường. Vì thế hợp đồng chuyển nhượng phải hủy bỏ, gây thiệt hại hơn 154 tỉ đồng nguồn vốn nhà nước tại công ty.
Ngoài ra dự án KDC Ven Sông cũng gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỉ đồng.
Tất Thành Cang, Phạm Văn Thông (phó chánh văn phòng Thành ủy), Phan Thanh Tân (phó chánh văn phòng Thành ủy), Huỳnh Phước Long (trưởng phòng quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy) đã ký các tờ văn bản cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng phần đất tại dự án KDC Phước Kiển; hoán đổi vốn góp và chuyển nhượng một phần dự án KDC Ven Sông sai làm mất nguồn vốn của Đảng bộ TP.
San Hà (tổng hợp)