Trên thực tế không phải các nước vây ráp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà chính là ĐCSTQ đã tự gây rắc rối cho mình. Hết thảy những hành vi ngạo mạn đã chiêu mời những ác quả như vậy ngày hôm nay…
Ngày 16/10, Giáo sư Chương Thiên Lượng đến tham dự một bữa tiệc tối với 200 khách mời do doanh nhân Hồng Kông – Viên Cung Di tổ chức ở San Francisco. Trong 200 nhân sĩ ủng hộ Hồng Kông tham dự buổi dạ tiệc, có 2 nhân vật đặc biệt là Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Giáo sư Dư Mậu Xuân – người có sức ảnh hưởng trong việc định hình chính sách Trung Quốc dưới thời chính quyền Tổng thống Trump.
Trong buổi dạ tiệc, ngoài việc chia sẻ về vấn đề ‘Dấu hiệu nhận biết việc ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan’, Giáo sư Chương còn trình bày quan điểm của mình về chính sách Trung Quốc hiện nay. Từ San Francisco trở về New York, Giáo sư Chương lấy đề tài này, kết hợp với một số thông tin trước và sau ngày 16/10, từ đó tổng hợp, hệ thống lại rồi chia sẻ cho khán thính giả của Chính luận thiên hạ ngày 22/10 như sau.
NATO: Chuyển mục tiêu từ Liên Xô trong quá khứ đến ĐCSTQ ở hiện tại
Ban đầu NATO được gọi là tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương với mục đích thành lập là để đối phó với tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô đứng đầu. Cả hai tổ chức trên đều là những khối liên minh quân sự.
Khi Liên Xô sụp đổ, sự tồn tại của NATO không có ý nghĩa nhiều, nhưng tại sao bây giờ nó vẫn tồn tại?
Có người nói để đối phó với nước Nga bây giờ, nhưng Giáo sư Chương cho rằng Nga đã trở thành quốc gia hạng hai, dù là về kinh tế hay công nghệ, Nga không còn là siêu cường, không đủ thực lực để chống lại xã hội tự do. Sức mạnh của nước Nga bây giờ chủ yếu dựa vào lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú và vũ khí khá tiên tiến thời Liên Xô để lại, dựa vào những điều trên để có sức ảnh hưởng đối với thế giới.
Giáo sư Chương cho rằng, NATO vừa tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của tổ chức quân sự này, đó là: đối phó với ĐCSTQ.
Ngày 18/10, tờ Financial Times đăng bài viết có tiêu đề: ‘NATO mở rộng trọng tâm để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc’ với nội dung là cuộc phỏng vấn với Tổng thư ký NATO là ông Jens Stoltenberg.
Ông Stoltenberg bày tỏ rằng “ĐCSTQ đang từng bước tiếp cận chúng ta, do đó NATO cần có một chiến lược mới, một phần quan trọng của chiến lược mới này là làm thế nào chống lại dã tâm quân sự của Bắc Kinh”.
Tổng thư ký NATO còn nói thêm với tờ Financial Times rằng, ĐCSTQ đang cố gắng bành trướng khắp nơi đến châu Phi, Bắc Cực, Biển Đông, thậm chí trên mạng internet, hay bắt nạt Úc Lít-va, Na Uy v.v. Hễ quốc gia nào có hành vi không đáp ứng yêu cầu, ĐCSTQ sẽ bắt nạt họ.
ĐCSTQ còn sở hữu và xây dựng ngày càng nhiều vũ khí tầm xa có thể tiếp cận các đồng minh NATO. Ông Stoltenberg đang mong muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid (Tây Ban Nha) năm tới 2022, với mục đích xây dựng một chiến lược NATO mới, lên kế hoạch giải quyết triệt để các vấn đề của ĐCSTQ. ĐCSTQ là một phần quan trọng trong tầm nhìn chiến lược của NATO.
Vốn dĩ NATO được thành lập để đối phó với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu do Liên Xô đứng đầu, nhưng bây giờ tổ chức này đã chuyển trọng tâm từ Đông Âu sang Tây Á, Đông Á để đối phó với ĐCSTQ, bao gồm cả vấn đề ở khu vực Đông Nam Á và Biển Đông.
Với tư cách là một khối quân sự, thái độ của NATO thật sự rất nhạy cảm, bởi vì một khối quân sự lại muốn nhắm vào ĐCSTQ. Do đó đây là một cách răn đe và ngăn chặn đối ĐCSTQ vốn hung hăng và coi Trời bằng vung.
EU đặt Văn phòng đại diện ở Đài Loan: ĐCSTQ sẽ đụng phải tấm khiên thép
Ngày 20/10, ở Strasbourg (Pháp), Nghị viện châu Âu đã biểu quyết với 580 phiếu ủng hộ, 66 phiếu trắng và 26 phiếu phản đối, để thông qua một báo cáo kiến nghị EU cần hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên, sau nó củng cố mối quan hệ chính trị giữa Đài Loan và Liên minh châu Âu.
Báo cáo nói rõ rằng, Đài Loan là đối tác quan trọng và là đồng minh dân chủ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Liên minh châu Âu là cộng đồng các quốc gia, họ có thể coi Đài Loan là đồng minh, trên thực tế là đã coi Đài Loan thành một quốc gia độc lập chứ không phải là một phần của Trung Quốc.
Trong báo cáo cũng kiến nghị đổi tên ‘Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu u tại Đài Bắc’ thành ‘Văn phòng Liên minh châu Âu tại Đài Loan’.
Giáo sư Chương cho rằng, ‘Đài Bắc’ trong ‘Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu u tại Đài Bắc’, làm cho người ta cảm giác như đây là một văn phòng cụ thể của Liên minh châu u ở Đài Bắc, mặc dù mọi người vẫn ngầm hiểu nó đóng vai trò như Đại sứ quán.
Nhưng lần này, văn phòng đó được đổi tên thành ‘Văn phòng EU tại Đài Loan’, điều này có nghĩa là: hai bên EU – Đài Loan không chỉ hợp tác về kinh tế và thương mại, mà còn hợp tác về y tế thậm chỉ về quân sự. Điều này phản ánh sự thăng cấp mối quan hệ giữa Đài Loan và Liên minh châu Âu.
Giáo sư Chương đánh giá, chính sách ngoại giao chiến lang của ĐCSTQ đã đụng phải tấm khiên sắt, đối mặt với cuộc ‘bao vây kép’ về ‘quân sự’ của khối NATO và ‘ngoại giao’ của khối Liên minh châu Âu.
Hoa Kỳ chưa bổ nhiệm Đại sứ chính thức thường trú tại Trung Quốc
Đại sứ ở Trung Quốc Trung Quốc thời ông Trump là ông Terry Branstad. Sau khi ông mãn nhiệm vào tháng 8/2020, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Đến 27/7 năm nay, phía Trung Quốc đã gửi đại sứ mới – Tần Cương đến Hoa Kỳ. Do đó Hoa Kỳ đã không bổ nhiệm một đại sứ ở Trung Quốc. Đã gần một năm kể từ khi Biden lên nắm quyền, cuối cùng ông cũng đề cử một Công sứ (thấp hơn cấp Đại sứ) ở Trung Quốc tên là Nicholas Burns.
Việc bổ nhiệm đại sứ ở Trung Quốc phải thông qua sự phê chuẩn của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, mọi người phải giơ tay đồng ý mới được chấp thuận. May mắn thay, thái độ của Lưỡng đảng đối với ĐCSTQ rất cứng rắn, trước những hành động gây hấn gần đây của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thì cấp đại sứ vẫn chưa được bổ nhiệm.
Trong buổi điều trần, Nicholas Burns đã nói rằng, quan hệ Mỹ – Trung đã phát sinh những biến hoá có tính căn bản. Nicholas Burns nói thêm, nếu mình có thể làm đại sứ ở Trung Quốc, ông sẽ tự tin chứng minh cho ĐCSTQ thấy điều họ cho là ‘đông thăng tây giáng’ (phương đông quật khởi, phương tây suy tàn) là cách nói sai lầm. Sau đó ông còn biểu đạt một cách minh xác rằng, không thể tin tưởng bất kỳ lời hứa nào của ĐCSTQ về vấn đề Đài Loan. Tại sao?
Nicholas Burns là một nhà ngoại giao có thâm niên, từng là giáo sư ngành Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế trường Harvard Kennedy (cơ sở thuộc Đại học Harvard). Trước khi giảng dạy ở Harvard, ông đã phục vụ trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ trong 27 năm, từ thời Reagan đến thời Clinton, Bush (con), Obama, ông đều là nhân viên của Bộ Ngoại giao. Ông từng là thư ký cao nhất của Hội đồng Nhà nước, vì thế ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp.
Trong buổi điều trần, Nicholas Burns đã kể câu chuyện rằng, khi ông là người phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là bà Albright, Nicholas Burns đã đi cùng bà Albright đến tham dự Tuyên bố chung Trung – Anh năm 1997. Ông đã chứng kiến người Anh trao lại chủ quyền Hồng Kông cho ĐCSTQ, đã thấy mắt thấy tai nghe những lời hứa của ĐCSTQ vào lúc ấy như ‘một quốc gia, hai chế độ’ v.v. Nhưng hiện tại ông nói rằng, ĐCSTQ đã vi phạm mọi lời hứa của họ, nếu xem Hồng Kông làm ví dụ, thì chúng ta không thể tin bất cứ lời hứa nào của ĐCSTQ.
Giáo sư Chương nhận định, quan điểm của Nicholas Burns rất giống với Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, chính là “Không tin tưởng và cần xác minh lại”.
Giáo sư Chương từng nói nhiều lần rằng quan hệ Mỹ – Trung không thể quay ngược trở lại như quá khứ. Trong buổi tiệc tối ở San Francisco ngày 16/10, Giáo sư Chương đã trao đổi với Giáo sư Dư Mậu Xuân và Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, cả 3 người đều có nhìn nhận như vậy. Trên thực tế không phải các nước vây ráp ĐCSTQ, mà chính là ĐCSTQ đã tự gây rắc rối cho mình. Hết thảy những hành vi ngạo mạn đã chiêu mời những ác quả như vậy ngày hôm nay.
ĐCSTQ tuy là cường quốc nhưng lại không có bạn bè. Ngay cả nước Nga sát bên, ông Putin cũng không muốn đứng cùng chiến tuyến với ông Tập. Trong bài phần trước đã đề cập đến câu chuyện khi ông Putin được NBC phỏng vấn, ông không đồng ý việc ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan, chính là ông Putin không hề ủng hộ những chính sách của ĐCSTQ.b