Tổng thống Biden thúc đẩy các nước sản xuất năng lượng G-20 tăng cường sản xuất

(Từ trái sang phải) Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, đứng trước giới truyền thông trước một cuộc họp tại trung tâm hội nghị La Nuvola trong hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Ý, vào hôm 10/30/2021. (Ảnh: Stefan Rousseau/Pool/Getty Images) Hoa Kỳ

ROME – Hôm thứ Bảy (30/10), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã kêu gọi các nước sản xuất năng lượng lớn thuộc Nhóm 20 Quốc gia (G-20) có năng lực dự phòng tăng cường sản xuất để bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn như một phần của một nỗ lực rộng rãi nhằm gây áp lực buộc OPEC và các đối tác tăng nguồn cung dầu.

Với giá dầu và khí đốt tăng mạnh, một số nước sản xuất năng lượng như Nga và Ả Rập Xê Út đã không thúc đẩy sản lượng đủ để đáp ứng các quốc gia mà phần lớn là người tiêu dùng năng lượng và đang lo lắng về tình trạng thiếu năng lượng và lạm phát.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lặp lại những lo ngại đó trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, thúc giục hội nghị thượng đỉnh này thúc đẩy “tầm nhìn và sự ổn định về giá cả” tốt hơn để tránh làm suy yếu sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Giá khí đốt tự nhiên cao ngất ngưởng, với tiêu chuẩn u Châu tăng gần 600% trong năm nay, do lượng tồn kho thấp và nhu cầu tăng cao thúc đẩy.

Nga, nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn cho u Châu, và đại tập đoàn năng lượng Gazprom của họ đang được thúc giục làm việc nhiều hơn nữa để giảm giá trên thị trường giao ngay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không đến Rome dự hội nghị thượng đỉnh này.

Bình luận của Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hồi đầu tháng Mười đã làm dấy lên căng thẳng mới về đường ống dẫn khí đốt dưới biển Nord Stream 2 từ Nga đến Đức, điều mà Hoa Thịnh Đốn đã phản đối từ lâu và hiện đang chờ cơ quan quản lý của Đức cấp phép hoạt động.

Ông Novak cho biết việc cho phép đường ống này hoạt động có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt, làm dấy lên lo ngại rằng Nga đã không thể thúc đẩy sản xuất khí đốt – hiện đang được cung cấp thông qua các đường ống trên đất liền – chính là để gây áp lực lên u Châu trong việc chấp thuận Nord Stream 2.

Hạo Văn biên dịch

Related posts