Trung Quốc nói bị Mỹ ‘bắt nạt’
Phong Lan
Bloomberg hôm 24/1 đưa tin, Trung Quốc cáo buộc rằng việc Washington đình chỉ hàng chục chuyến bay của các hãng hàng không Trung Quốc là hành động “bắt nạt”.
Hôm thứ Sáu (21/1), Hoa Kỳ đã ban hành các hạn chế đối với 44 chuyến bay của 4 hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Air China Ltd., China Eastern Airlines Corp., China Southern Airlines Co. và Xiamen Airlines Co. để trả đũa hành động tương tự trước đó của Bắc Kinh đối với 3 hãng hàng không của Mỹ.
Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ thông báo rằng, việc đình chỉ sẽ bắt đầu vào ngày 30 tháng 1, áp dụng đầu tiên với chuyến bay từ Los Angeles đến Hạ Môn của hãng Xiamen Airlines. Lệnh đình chỉ này kéo dài đến ngày 29 tháng 3.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói rằng: “Hoa Kỳ đã cố ý đình chỉ các chuyến bay của Trung Quốc và làm gián đoạn hoạt động bình thường của họ ”, và rằng hành động “Đó là vô trách nhiệm và không hợp lý”.
Zhao cho biết, các biện pháp của Trung Quốc nhằm hạn chế COVID-19 lây lan đã có hiệu quả. Ông kêu gọi “Hoa Kỳ tôn trọng khoa học” và ngừng việc “hạn chế giao lưu nhân dân [Mỹ] với nhân dân [Trung Quốc]”.
Căng thẳng Mỹ-Trung đã tiếp tục leo thang khi Bắc Kinh đặt ra các quy định khắt khe trong phòng chống dịch Covid-19 đối với các hãng hàng không Hoa Kỳ khai thác chuyến bay tới Trung Quốc.
Kể từ ngày 31 tháng 12, nhà chức trách Trung Quốc đã đình chỉ nhiều chuyến bay của 3 hãng hàng không Mỹ. Cụ thể, 20 chuyến bay của United Airlines, 10 American Airlines và 14 chuyến bay của Delta Air Lines đã bị đình chỉ, sau khi một số hành khách của các hãng hày có kết quả dương tính với COVID-19.
Hai hàng không mẫu hạm Mỹ tập trận ở Biển Đông để chống lại ‘ảnh hưởng xấu’
Kha Đạt
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Hai (24/1) cho biết, một ngày trước, hai hàng không mẫu hạm đã tiến vào Biển Đông để tập trận. Một chỉ huy cấp cao của quân đội Hoa Kỳ nói rằng động thái này nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với các đồng minh trong khu vực và thể hiện quyết tâm chống lại “các ảnh hưởng xấu”.
Cụ thể, hai hàng không mẫu hạm tham gia cuộc tập trận lần này là USS Carl Vinson (USS Carl Vinson CVN-70) và USS Abraham Lincoln (CVN-72).
Ngũ Giác Đài tuyên bố rằng, hai hàng không mẫu hạm sẽ tiến hành các bài tập tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến trên không, đánh chặn trên biển và các hoạt động huấn luyện khác nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng tất cả các hoạt động huấn luyện sẽ được tiến hành trong vùng biển quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Chuẩn Đô đốc JT Anderson, chỉ huy nhóm tấn công USS Lincoln, cho biết trong tuyên bố: “Các hoạt động như vậy làm tăng độ tin cậy của chúng tôi, trấn an các đồng minh và đối tác của chúng tôi, đồng thời thể hiện khả năng bảo vệ của Hải quân Hoa Kỳ đối với sự ổn định của khu vực và quyết tâm chống lại ảnh hưởng xấu”.
Theo Reuters, Hôm Chủ nhật, Hải quân Hoa Kỳ cho biết, cả hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (USS Carl Vinson CVN-70) và USS Abraham Lincoln (CVN-72) đã tập trận với hải quân Nhật Bản ở Biển Philippines. Đây là vùng biển bao gồm một vùng nước ở phía đông Đài Loan.
Tin tức về hoạt động tập trận của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trùng hợp với việc Đài Loan, hôm thứ Hai, báo cáo rằng Trung Quốc lại tiếp tục cho 39 máy bay xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của họ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự một diễn đàn tại Văn phòng Điều hành Tổng thống ở Moscow, hôm 30/11/2021. (Ảnh: Mikhail Metzel/AFP/Getty Images)Tây Dương
Nga ‘không được hoan nghênh’ diễn tập bắn đạn thật ngoài khơi Ireland
Jack Phillips
Nga đang có kế hoạch tổ chức các cuộc diễn tập chiến tranh gần bờ biển của Ireland trong vùng biển quốc tế, điều này “không được hoan nghênh”, ngoại trưởng Ireland cho biết hôm 24/01 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng gần biên giới Nga – Ukraine.
“Đây không phải là thời điểm để gia tăng hoạt động quân sự và căng thẳng trong bối cảnh những gì đang diễn ra ở Ukraine,” Ngoại trưởng Ireland Simon Coveney nói với các phóng viên.
Ông Coveney cho biết các cuộc tập trận này được dự kiến sẽ diễn ra cách bờ biển phía tây nam của Ireland khoảng 150 km về phía không phận và vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Ông Coveney nói rằng, “Thực tế là họ đang chọn làm điều đó ở vùng biên giới phía tây, kiểu như là, của EU, ngoài khơi bờ biển Ireland, là điều mà theo quan điểm của chúng tôi đơn giản là không được hoan nghênh và là không mong muốn ngay bây giờ, đặc biệt là trong những tuần sắp tới.”
Ông cho biết thêm rằng Ireland không có “quyền để ngăn chặn điều này xảy ra nhưng chắc chắn, tôi đã nói rõ với đại sứ Nga tại Ireland rằng điều đó không được hoan nghênh.”
Nhận xét này được đưa ra khi Nga đã điều khoảng 100,000 quân gần biên giới Ukraine, yêu cầu Ukraine không gia nhập NATO. Nga cũng phủ nhận việc họ đang lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược, và nói rằng những cáo buộc của phương Tây chỉ là vỏ bọc cho các hành động khiêu khích đã được lên kế hoạch sẵn của NATO.
Năm 2014, Nga đã từng xâm lược Ukraine để sáp nhập bán đảo Crimea. Trong khi đó, Moscow cũng đã hậu thuẫn cho phe ly khai thân Nga đang chiến đấu ở khu vực Donbas thuộc miền đông nước này.
Hôm 24/01, NATO cho biết họ có thể khai triển quân đội và chiến hạm tới Ukraine, Anh cho biết họ sẽ rút một số nhà ngoại giao khỏi Kyiv, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 23/01 đã ra lệnh cho gia đình các nhân viên đại sứ quán ở Ukraine rời khỏi đất nước này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko cho biết hành động này của Hoa Kỳ là một “bước đi quá sớm”, khẳng định rằng Moscow đang cố gắng truyền bá thông tin sai lệch để gieo rắc sợ hãi cho người dân Ukraine và người ngoại quốc nhằm gây bất ổn cho đất nước này.
NATO sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ và bênh vực cho tất cả các đồng minh,” ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký của liên minh này cho biết. “Chúng tôi sẽ luôn ứng phó với bất kỳ tình huống xấu đi nào của môi trường an ninh của chúng tôi, bao gồm cả việc tăng cường khả năng phòng thủ tập thể của chúng tôi.”
Tuy nhiên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ và NATO vì hành động phô diễn gây hấn và gây hoang mang.
“Tất cả những điều này đang xảy ra không phải vì những gì chúng tôi, Nga, đang làm. Mà điều này đang xảy ra là vì những gì NATO, Hoa Kỳ đang làm,” ông Peskov nói với các phóng viên, đồng thời trích dẫn những gì ông mô tả là báo cáo sai sự thật rằng Nga được cho là đã di tản các nhà ngoại giao khỏi Ukraine. Moscow đã bác bỏ những tuyên bố đó.
Các quan chức Nga nói với kênh truyền thông nhà nước RT rằng hai chiến hạm lớp Steregushchiy của Hạm đội Baltic Nga đã được hạ thủy từ cảng ở Baltiysk để tham gia cuộc tập trận trong tháng Hai tới. Hải quân Nga không nói rõ hai chiến hạm này sẽ được điều đi đâu nhưng cho biết họ sẽ thực hiện một chuyến đi “đường dài”.
Ông Jack Phillips là một phóng viên tin tức thời sự của The Epoch Times tại New York.
Thanh Tâm biên dịch
Thăm dò ý kiến: 1/3 người Mỹ nói rằng họ chưa chích vaccine COVID-19
Jack Phillips
Theo một cuộc thăm dò mới từ cuộc khảo sát của Economist/YouGov được công bố gần đây, khoảng một phần ba người Mỹ cho biết họ chưa chích vaccine COVID-19.
Cuộc thăm dò này đã yêu cầu những đáp viên (pdf) cho biết liệu họ đã chích mũi vaccine ngừa virus Trung Cộng (căn bệnh gây ra COVID-19) nào hay chưa, và khoảng 31% nói rằng họ chưa chích mũi nào.
Trong số đó, khoảng 61% cho biết họ chưa từng có dự định chích bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào. 20% khác cho biết họ “có thể” đi chích vaccine trong tương lai, cuộc thăm dò cho thấy.
Cuộc khảo sát cho biết 40% cử tri độc lập, 36% cử tri Đảng Cộng Hòa và 14% cử tri Đảng Dân Chủ cho biết họ chưa chích liều vaccine nào. 8% những người bỏ phiếu cho Tổng thống Joe Biden vào năm 2020 chưa chích vaccine, và 43% những người bỏ phiếu cho cựu Tổng thống Donald Trump chưa chích ngừa.
Cuộc khảo sát trên, được thực hiện từ ngày 15/01 đến ngày 18/01, đã thăm dò ý kiến của khoảng 1,500 công dân Hoa Kỳ và có sai số cộng hoặc trừ 2.8 điểm phần trăm.
Cuộc khảo sát này được đưa ra sau khi Tối cao Pháp viện viết trong một bản phán quyết với sự ủng hộ đa số 6–3 vào ngày 13/01 rằng Cục Quản lý Sức khỏe và An toàn Lao Động (OSHA) của Bộ Lao động hầu như không có thẩm quyền ban hành lệnh bắt buộc chích ngừa hoặc xét nghiệm, vốn được dự kiến sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp có 100 nhân viên trở lên.
Bản phán quyết này viết, “Đạo luật này trao quyền cho Bộ trưởng thiết lập các tiêu chuẩn an toàn tại nơi làm việc, chứ không phải các biện pháp về sức khỏe cộng đồng rộng rãi. Xác nhận quan điểm trên, các điều khoản của Đạo luật thường đề cập đến những mối nguy hiểm mà nhân viên phải đối mặt tại nơi làm việc. Và không có điều khoản nào của Đạo luật đề cập đến sức khỏe cộng đồng một cách tổng quát hơn, vốn nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của OSHA.”
Một số công ty đã chọn giữ nguyên quy định bắt buộc chích vaccine bất chấp bản phán quyết trên của Tối cao Pháp viện. Nhưng một số công ty, bao gồm cả Starbucks, đã dỡ bỏ các quy định này.
Hôm 21/01, lệnh bắt buộc chích vaccine của Tổng thống Joe Biden đối với toàn bộ nhân viên liên bang đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại, người đã ra phán quyết rằng chính phủ liên bang không có thẩm quyền áp đặt quy định này. Không giống như quy định của OSHA, nhân viên liên bang không có khả năng từ chối lệnh bắt buộc chích ngừa bằng cách nộp phiếu xét nghiệm hàng tuần.
“Vì vậy, việc chích một vaccine COVID-19, đặc biệt khi được yêu cầu như một điều kiện trong việc làm của một người, là cách hành xử nơi làm việc? Câu trả lời cho câu hỏi này đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều sau phán quyết của Tối cao Pháp viện hồi đầu tháng này,” Thẩm phán của Tòa Địa hạt Liên bang Jeffrey Brown, người được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, viết trong bản phán quyết của mình.
Chính phủ liên bang đã kháng cáo phán quyết ngay sau khi nó được đưa ra.
Ông Jack Phillips là một phóng viên tin tức thời sự của The Epoch Times tại New York.
Hồng Ân biên dịch