Tính đến năm 2016, số lượng căn hộ trống rỗng của Trung Quốc có thể gấp 27 lần quy mô của Thành phố New York.
Số lượng căn hộ trống rỗng này của Trung Quốc có nghĩa là gì với quý vị? Có rất nhiều ảnh hưởng từ việc lãng phí quá nhiều tài nguyên. Khi quý vị suy nghĩ thật sâu để trở nên quen thuộc với những hậu quả tồi tệ của những đợt bong bóng tín dụng, hãy thấy may mắn rằng quý vị không thực sự phải lo lắng về việc những vị thần ác ý gán các hợp đồng thế chấp vào quý vị một cách xảo diệu.
Các hợp đồng thế chấp đó có thể là đáng sợ. Hãy tưởng tượng rằng một số vị thần độc ác nào đó đã cứ không ưa quý vị. Vị thần này có thể thực hiện phép thuật ác độc nào tồi tệ hơn là giới thiệu cho quý vị những hợp đồng dẫn tới một kho tồn trữ đáng kinh ngạc gồm các cấu trúc của 70 triệu căn hộ trống rỗng của Trung Quốc đang thu hút bụi trên khắp đất nước này.
Quý vị có thể nghĩ rằng kho tồn trữ các căn hộ ấy sẽ khiến quý vị trở thành tỷ phú, một ông trùm địa ốc ngang hàng với ông Donald Trump. Nhưng hãy nghĩ lại.
Đây có thể là thời điểm tốt để kể lại một câu chuyện hấp dẫn khác thường mà ông Trump đã kể về chính mình, kể từ cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay (khủng hoảng S&L) vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Đó là thời điểm mà 1,043 trong số 3,234 hiệp hội tiết kiệm và cho vay ở Hoa Kỳ đã thất bại khi họ cố gắng tiêu hàng tỷ USD vào các tài sản địa ốc được thế chấp quá mức.
Vào thời điểm đó, ông Trump thấy mình đang đi dạo trên đường phố của khu Upper East Side của Manhattan vào một buổi tối với bạn gái của mình. Khi họ bước đi, họ bắt gặp một gã ăn mày mặc chiếc áo khoác lông xù rách nát đang nằm trên một tấm lưới. Ông Trump nhận xét với người bạn đồng hành của mình, “Gã đó có nhiều hơn tôi 1 tỷ.” Người bạn trả lời, “Nhưng ông ấy trông không giống như có nổi một xu.” Ông Trump trả lời, “Ông ấy không có.”
Khi ông Trump nói như thế, tài sản của ông Trump đang được cầm cố tại các ngân hàng mà ông mắc số nợ nhiều hơn khoảng 1 tỷ USD so với số tiền mà tài sản của ông có thể thu được thông qua bán tháo. Tôi mô tả đây là “một câu chuyện hấp dẫn không phù hợp” bởi vì ông Trump hầu như không nổi tiếng về việc pha trò mà có hại cho chính mình. Tuy nhiên, ông ấy đã xác nhận với tôi trong một cuộc trò chuyện rằng câu chuyện ở trên mà tôi chia sẻ với quý vị là đúng. Điều đó cho thấy ông Trump thừa nhận một cách hài hước những tác động của việc ghi sổ kế toán kép theo cách tốt nhất của ông.
Với suy nghĩ đó, làm thế nào quý vị có thể đủ khả năng thanh toán các vay khoản thế chấp xây dựng của 70 triệu căn hộ mà không có cư dân nào làm chứng cho quý vị hơn là vị thần độc ác kia? Một câu hỏi đầy thách thức. Quý vị sẽ phải nói chuyện nhanh với các ngân hàng Trung Quốc thuộc loại mà ông Trump đã nỗ lực với các ngân hàng ở New York nhiều thập kỷ trước trong cuộc khủng hoảng S&L.
Hy vọng duy nhất của quý vị để tránh bị hút vào hố đen của các vụ vỡ nợ là thuê một số kẻ vô lại sáng tạo cải trang thành những kế toán viên để giúp quý vị thuyết phục các ngân hàng cho quý vị vay thêm hàng tỷ (hoặc có thể hơn, hàng ngàn tỷ) để trì hoãn ngày trả nợ. Lưu ý rằng mức độ quý vị có thể thành công sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề đầu tư không hiệu quả. Tài sản của quý vị sẽ không được tăng lên theo bất kỳ cách nào khi bị mắc thêm nợ. Các tài sản này sẽ chỉ trở nên tốn kém hơn.
Quý vị có thể tiếp tục mắc nợ?
Một câu hỏi 36.4 ngàn tỷ USD?
Đó ít nhất là một câu hỏi trị giá 36.4 ngàn tỷ USD. Có thể là 45.9 ngàn tỷ USD, hoặc thậm chí có thể là một câu hỏi 116.6 ngàn tỷ USD. Câu trả lời chính xác phụ thuộc vào mức nợ thực tế của Trung Quốc. Không giống như thách thức của ông Trump ba thập kỷ trước khi vấn đề nợ hệ thống được tính bằng hàng tỷ USD, vấn đề nợ xấu của Trung Quốc [hiện] còn tồi tệ hơn 1,000 lần.
Forbes báo cáo ước tính của Giáo sư Victor Shih của Đại học California San Diego. Ông Shih tin rằng số liệu nợ chính thức của Trung Quốc đã được chứng minh là không đủ.
Một câu hỏi 45.9 nghìn tỷ USD?
Năm 2017, ông Shih đặt tổng nợ của Trung Quốc ở mức 328% GDP (được báo cáo là 14 ngàn tỷ USD), do đó là 45.9 nghìn tỷ USD. Theo ông Shih, “tổng các khoản thanh toán lãi suất từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017 đã vượt quá mức gia tăng của GDP danh nghĩa là khoảng 8 ngàn tỷ RMB.”
Nếu vậy, mức nợ này cho thấy rằng sự kết thúc đã gần kề. Tuy nhiên, nghe khó khăn như vậy, [nhưng] tình hình thực tế có thể còn tồi tệ hơn nữa.
Hay một câu hỏi trị giá 116.6 ngàn tỷ USD?
Nếu quý vị là một người am hiểu về những sự thật bị cấm [công bố] như tôi, thì quý vị sẽ không tin các số liệu chính thức theo giá trị bề mặt. Quý vị sẽ tiếp tục tìm kiếm những trao đổi tiết lộ câu chuyện thực tế. Tôi tin rằng các số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc cũng giả như ở Hoa Kỳ. Và hơn thế nữa.
Giáo sư Christopher Balding của Trường Kinh doanh HSBC, Đại học Bắc Kinh, một tổ chức có những nguồn tin khá tốt trong Ban Ổn định Tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), gần đây đã thực hiện một số phép tính lật ngược sự kết hợp “tài sản trên bảng cân đối kế toán” với “tài sản ngoại bảng”. Hãy nhớ rằng, trong khi các khoản nợ là nghĩa vụ phải trả đối với người đi vay, chúng lại là tài sản đối với người cho vay.
Ông kết luận rằng tổng nợ ở Trung Quốc là 833% GDP. Điều đó có nghĩa là một khoản nợ khoảng 116.6 nghìn tỷ USD.
Ồ. Chà!
Mức nợ trên thực tế có thể cao gấp 3,5 lần so với số liệu chính thức đề nghị. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cho biết khoản nợ của Trung Quốc lên tới 260% GDP (36.4 nghìn tỷ USD). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chấp nhận một ước tính chính thức thấp hơn là 230%. Nhưng giả sử báo cáo của ông Balding là 833% là đúng. Trong trường hợp đó, thì con số này là vấn đề quan trọng về vốn đối với nền kinh tế thế giới và các khoản đầu tư của quý vị.
Trả lãi hàng năm 29% GDP?
Hãy nhớ rằng, lãi suất ở Trung Quốc không thấp như ở Hoa Kỳ hoặc âm như ở Âu Châu và Nhật Bản. Giả sử lãi suất bình quân được trả bằng lãi suất tiền gửi liên ngân hàng ngắn hạn là 3.5%. Ông Balding nhận xét, “thì mức lãi suất này có nghĩa là chi phí dịch vụ tài chính cho nền kinh tế là 29% GDP danh nghĩa.” [Quả là] một khó khăn lớn để giải quyết. Ngay cả tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ không thể đủ đáp ứng được các chi phí tồn kho hàng năm là 29% này.
Ông Balding có thể là đúng hay không?
Đúng. Tôi thấy một số gợi ý cho thấy rằng ông ấy đúng.
Các số liệu tài chính chính thức có sai hoàn toàn không?
Có điều, hầu hết mọi trường hợp phá sản của Trung Quốc đều mang bằng chứng về các khoản nợ không được tiết lộ của các công ty riêng lẻ. Ông Balding nhận xét, “người ta thường tìm thấy những khoản nợ to lớn không được tiết lộ hoặc các sản phẩm quản lý tài sản (giống Enron) trong các vụ phá sản hoặc vỡ nợ ở Trung Quốc.”
Các khoản nợ không được tiết lộ này nhấn mạnh sự nghi ngờ về mức nợ thực tế đã được làm thành thấp nhất này. Theo cách nói của ông Balding, các khoản nợ không được tiết lộ cũng có nghĩa là “các số liệu tài chính chính thức trên bảng cân đối kế toán là hoàn toàn sai lầm với những hậu quả tai hại.” Ông cảnh báo, “Các số liệu tài chính chính thức sai lầm này ngụ ý rằng chúng ta cần phải suy nghĩ lại toàn bộ câu chuyện về sự phát triển và tài chính của Trung Quốc kể từ khoảng năm 2000.”
Ông Balding tiếp tục: “Nợ quá nhiều được phân bổ ở hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trước đây, nếu có một sự ảnh hưởng bất ngờ đối với khu vực doanh nghiệp, thì các gia đình và chính phủ có thể vào cuộc và giúp đỡ. Tuy nhiên, hầu như không có lĩnh vực nào của nền kinh tế Trung Quốc không mắc nợ rất lớn. Phân phối nợ khắp nơi chỉ đơn giản là làm giảm khả năng xử lý một sự sụp đổ.”
‘Không có việc làm tốt nào không bị trừng phạt’
Nói về “sự ngạc nhiên”, quý vị không nên kinh ngạc khi biết rằng ông Balding đã bị sa thải khỏi vị trí của mình tại Đại học Bắc Kinh sau khi thảo luận về kết luận của mình – dựa trên dữ liệu PBOC – rằng tổng nợ ở Trung Quốc đã tăng lên 833% GDP danh nghĩa.
Trong một thế giới tham nhũng, nơi mọi người có hàng ngàn tỷ lý do để nói dối về nền kinh tế (và một số người không nghi ngờ gì đã mất mạng vì không để ý đến những người nói dối), thì việc sa thải Giáo sư Balding là điều chính xác nhất có thể để quý vị đi đến xác nhận chính thức rằng các con số của ông ấy là chính xác.
Một cách để diễn đạt lại những tiết lộ của ông Balding là không ai biết ai nợ ai cái gì hay bao nhiêu nợ có thể được giải quyết trước khi toàn bộ lâu đài cát của Trung Quốc sụp đổ. Ước tính nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc lên tới 50% GDP— tương đương khoảng 7 ngàn tỷ USD. Quá đủ để làm cho hệ thống ngân hàng mất khả năng thanh toán.
Một sự sụp đổ của bong bóng tài sản của Trung Quốc đang ở phía trước. Tôi nghi ngờ có bất kỳ nhà tài phiệt Trung Quốc nào đang đi dạo trên đường phố Thượng Hải với bạn gái của họ, đùa cợt về việc người dân đường phố giàu hơn họ hàng ngàn tỷ nhân dân tệ. Nguy cơ bong bóng tài sản này nhấn mạnh một vấn đề khi chính phủ của một quốc gia mở rộng nợ đến mức vượt quá quy mô các tài sản do ngay cả những người giàu có nhất nắm giữ. Vấn đề này khiến cho việc có thể mua lại các tài sản thế chấp được cầm cố càng khó hơn trong khi bị cản trở bởi bất cứ thứ gì như mức nợ hiện tại của họ.
Ông James Dale Davidson là một nhà kinh tế học và nhà dự báo tài chính được đánh giá cao, người đã củng cố di sản của mình thông qua bản tin đầu tư nổi tiếng Strategic Investment, được xuất bản năm 1987. Một trong những người hâm mộ lớn nhất của ông Davidson bao gồm tỷ phú Peter Thiel, người nói rằng ông Davidson đã truyền cảm hứng cho ông ấy thành lập PayPal và đã trích dẫn ông Davidson là “người chọn cổ phiếu yêu thích của ông ấy.”
Bình Hòa biên dịch