Ngày 25 tháng 6, hơn 300 người gửi tiền tại các ngân hàng nông thôn Hà Nam từ nhiều tỉnh khác nhau đã gặp nhau trước cửa Cục quản lý ngân hàng và bảo hiểm Hà Nam để phản đối một cách ôn hòa. Họ đã sử dụng tên thật của mình để báo cáo sự bất cẩn và vô trách nhiệm của các quan chức địa phương.
Ngày tiếp theo đó, dưới cái nóng oi bức gần 50 độ C ở Hà Nam, hàng trăm nạn nhân gửi tiền vẫn tiếp tục kháng nghị trước cổng Cục quản lý ngân hàng và bảo hiểm Hà Nam, thậm chí có người còn dựng lều để bày tỏ quyết tâm bảo vệ quyền lợi của mình đến cùng. Theo phân tích của các chuyên gia, mặc dù chính quyền TQ định nghĩa trường hợp này là hành vi ‘hấp tiền’ bất hợp pháp và tội phạm của các công ty tư nhân, ngăn cản người gửi tiền rút tiền, nhưng đằng sau đó có thể là một cuộc hỗn loạn tài chính lớn hơn đang diễn ra.
Nạn nhân gửi tiền kiên quyết bảo vệ quyền lợi, chỉ có một ngân hàng mở giao dịch trực tuyến trong 15 phút
Do vấn đề an ninh cá nhân, một trong những nạn nhân gửi tiền là lấy tên giả là Trần Lịch nói với tờ Epoch Times vào ngày 26/6 rằng, anh không phải là người gốc Hà Nam và hầu hết những người đến Trịnh Châu để bảo vệ quyền lợi của họ lần này là từ bên ngoài thành phố, những người địa phương đến hiện trường chỉ có mấy chục người, đa số đều bị kiểm soát để làm cái gọi là ổn định trật tự, họ chỉ được phép ngồi tại chỗ phản đối, nếu họ ra ngoài thì người nào có công ăn việc làm sẽ bị buộc thôi việc, những người có con em trong độ tuổi đi học thì con em sẽ không được đến trường.
Anh Chen Yu (Trần Lịch) cho biết, một số người bị say nắng nhưng họ không chịu đi cứu chữa, điều này thể hiện quyết tâm bảo vệ số tiền tiết kiệm của mình cho dù phải chết.
Theo Tianmu News, từ 12h41 đến 12h56 ngày 26/6, Ngân hàng Nông thôn Tân Phương Đông ở thành phố Khai Phong đã bất ngờ mở hệ thống giao dịch trực tuyến, nhưng chỉ mở được 15 phút thì hệ thống đã ngừng hoạt động, rất nhiều người gửi tiền chưa kịp mở tài khoản chuyển số dư của họ.
Trong lúc đó, trang web chính thức của Ngân hàng Nông thôn Tân Phương Đông vẫn có thông báo đóng cửa hệ thống giao dịch trực tuyến. Khi một phóng viên của Tianmu News gọi điện đến Ngân hàng Nông thôn Tân Phương Đông, nhân viên dịch vụ khách hàng nói rằng họ chỉ biết được tình hình sau khi người gửi tiền gọi đến ngân hàng, và câu chuyện cụ thể bên trong vẫn chưa rõ ràng. Hệ thống trực tuyến do bộ phận kỹ thuật bảo trì, các bộ phận khác không nắm được. Nếu hệ thống trực tuyến được mở chính thức, nó sẽ được thông báo trên tài khoản chính thức hoặc trang web chính thức trong thời gian sớm nhất.
Dư luận hoài nghi về sự phớt lờ và né tránh trách nhiệm của Cục quản lý ngân hàng và bảo hiểm Hà Nam
Vào ngày 25 tháng 6, những người gửi tiền là nạn nhân của các ngân hàng nông thôn Hà Nam từ nhiều tỉnh và thành phố đã giơ một tấm bảng ghi rằng: “Các ngân hàng nông thôn Hà Nam cấu kết trong và ngoài để biển thủ tiền gửi của bách tính” và đã dùng tên thật tố cáo các quan chức địa phương.
Nhà bình luận về vấn đề thời sự Vương Hách nói với The Epoch Times vào ngày 26/6 rằng các nhà chức trách hiện đang lấy cớ gian lận tài chính để trì hoãn vấn đề trả nợ, cho nên họ không tiến hành thẩm định hợp lý và bắt đầu các thủ tục của “Quy định bảo hiểm tiền gửi”, cho phép hoàn trả gốc và lãi của khoản tiền gửi không vượt quá 500.000 nhân dân tệ, “phớt lờ thiệt hại của người gửi tiền, và thậm chí cản đường và tấn công người gửi tiền.”
Chuyên gia: Sự bùng nổ của các ngân hàng nông thôn có thể là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tài chính Trung Quốc
Theo Finance Sina, tính đến cuối năm 2021, cả nước có 1.651 ngân hàng cấp thôn và thị trấn, chiếm 36% tổng số tổ chức tài chính ngân hàng cả nước. Theo thống kê từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tính đến quý 2 năm 2021, có tổng số 122 ngân hàng nông thôn là các tổ chức rủi ro cao.
Ông Vương Hách cho biết từ năm 2021, 63 “người đứng đầu” các ngân hàng vừa và nhỏ ở tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt. Tháng 10 năm ngoái, đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra các đơn vị tài chính, và 17 quan chức cao cấp đã bị sa thải. “Điều đó cho thấy rủi ro tài chính của Trung Quốc là rất nghiêm trọng. Đặc biệt, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ và ngân hàng nông thôn có thể trở thành ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng tài chính của Trung Quốc“.
Ông Vương Hách chỉ ra, bốn ngân hàng nhà nước lớn hiện đang hạn chế các giao dịch gửi tiền, rút tiền hoặc chuyển khoản trực tuyến. Chi nhánh Thượng Hải của ngân hàng trung ương gần đây cho biết, chỉ riêng phân phối tiền mặt vào đầu tháng 6 năm nay đã cao gấp khoảng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
“Điều này cho thấy nhu cầu tiền mặt trong nước đang tăng cao, và một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thiếu sự tín nhiệm vào các ngân hàng, và rủi ro tranh nhau đổi tiền mặt có khả năng lan rộng ở một số khu vực.”