Các nhà sản xuất thép Trung Quốc lỗ nặng do nhu cầu suy yếu
Dữ liệu cho thấy chỉ 15% nhà máy thép Trung Quốc vẫn có lãi
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã báo cáo mức thiệt hại đáng kể do nhu cầu suy yếu và giá cả thấp. Dữ liệu công bố hôm 28/06 cho thấy chỉ 15% nhà máy thép Trung Quốc vẫn có lãi, giảm 27% so với quý đầu tiên và giảm 59% so với cùng thời kỳ năm ngoái (2021).
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, gang và thép thô giảm 5.9% và 8.7% so với cùng thời kỳ năm ngoái; lũy kế xuất cảng và nhập cảng thép lần lượt giảm 16.2% và 18.3%; và việc nhập cảng quặng sắt và tinh quặng sắt đã giảm 5.1%.
Dữ liệu thu thập từ 247 nhà máy thép trên khắp Trung Quốc cho thấy sản lượng sản xuất đã giảm đáng kể do nhu cầu suy yếu và tồn kho dư thừa.
Theo Bộ Tài chính Nhà nước Trung Quốc, trong tháng Sáu, dự trữ từ các nhà sản xuất thép chủ lực của Trung Quốc đạt 20.52 triệu tấn, tăng 2.58 triệu tấn so với tháng Năm và tăng 4.83 triệu tấn so với cùng thời kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục trong tồn kho thép.
Nhu cầu thép nội địa của Trung Quốc giảm mạnh được cho là do các đợt phong tỏa và hạn chế vận chuyển nghiêm ngặt theo chính sách zero COVID của Bắc Kinh. Trong khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc phải gồng mình để đủ sống, thì thị trường dự kiến sẽ tiếp tục suy thoái.
Theo Baiinfo, một nhà cung cấp thông tin thị trường hàng hóa Trung Quốc, ba lĩnh vực sử dụng thép hàng đầu ở Trung Quốc là xây dựng, máy móc, và sản xuất xe cộ.
Ngành xây dựng sử dụng nhiều thép nhất, chiếm 49%, trong khi sản xuất máy móc và phương tiện lần lượt chiếm 18% và 17%.
Bộ Công nghiệp Luyện kim của Trung Quốc chia lĩnh vực xây dựng thành hai phân ngành chính: phát triển bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng.
Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản của Trung Quốc đã suy giảm kể từ năm 2021 và vẫn đang đi trên quỹ đạo xuống dốc do các biện pháp hạn chế COVID-19 trên quy mô lớn đã làm suy yếu niềm tin của người mua và nhu cầu thị trường.
Với doanh số bán hàng sụt giảm, các khoản nợ ngắn hạn, và thiếu nguồn tái cấp vốn ra ngoại quốc, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản.
Trong nửa đầu năm 2022, gần 500 thay đổi quy định đã được thực hiện tại hơn 180 thành phố trên khắp Trung Quốc nhằm nỗ lực kích thích thị trường bất động sản, theo kênh Sina Finance, thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, những nỗ lực kích thích mạnh mẽ như vậy vẫn không thể đảo ngược xu hướng giảm.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán bất động sản đã giảm 31.5% trong năm tháng đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi hoạt động đầu tư và xây dựng mới lần lượt giảm 4% và 30.6%.
Ngoài ra, doanh số bán hàng thương mại và mua lại đất đã giảm lần lượt là 23.6% và 45.7%.
Mặc dù thép thường đi đôi với xây dựng, nhưng sự sụt giảm lớn trong các hoạt động xây dựng đã dẫn đến sự suy giảm đáng kể việc sử dụng thép trên khắp Trung Quốc.
Theo MySteel, một cơ quan đưa tin về giá thép của Trung Quốc, lượng thép được tiêu thụ bởi các dự án bất động sản ở tỉnh Giang Tây đã giảm khoảng 376,000 tấn trong năm tháng đầu năm, giảm 6.16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ sở hạ tầng và máy móc
Theo Cục Thống kê, Bắc Kinh đã mở rộng ngân sách cơ sở hạ tầng thêm 6.7% trong năm tháng đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực đó, nhiều hoạt động xây dựng theo kế hoạch đã bị tạm dừng do những gián đoạn về hậu cần và vận chuyển theo chính sách zero COVID của Bắc Kinh.
Khi các hoạt động xây dựng suy giảm, nhu cầu về nhiều loại máy móc liên quan đến xây dựng cũng bị ảnh hưởng.
Ví dụ: sản lượng máy xúc của quốc gia này đã giảm 30.5% trong năm tháng đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Máy móc Xây dựng Trung Quốc (CCMA), doanh số bán máy xúc trong nước từ 26 nhà sản xuất trong tháng Tư là khoảng 16,000 chiếc, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, doanh số bán máy xúc cỡ lớn đã giảm 59.9%, trong khi loại vừa và nhỏ lần lượt giảm 69.8% và 57%.
Doanh số bán máy xúc thường tương quan với các dự án xây dựng đang hoạt động. So với năm 2021, sản lượng máy xúc đã giảm 14.5% trong quý đầu tiên và 30.5% trong năm tháng đầu tiên.
Ngoài ra, sản lượng và doanh số bán xe cộng lũy tiến của Trung Quốc cũng lần lượt giảm 9.6% và 12.2% trong năm tháng đầu tiên, dữ liệu của CCMA cho thấy.
Trong khi đó, sản lượng và doanh số bán xe thương mại đã giảm 39.4% và 41.9% so với cùng kỳ năm ngoái trong năm tháng đầu tiên, với sản lượng và doanh số của tháng Năm lần lượt giảm 47.0% và 50.5%.
Theo CCMA, sự sụt giảm trong sản xuất và doanh số của các loại xe thương mại ở Trung Quốc đã vượt xa so với xe du lịch.
Cô Kathleen Li đã đóng góp bài viết cho The Epoch Times từ năm 2009 và chuyên về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Cô là một kỹ sư chuyên về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công trình tại Úc.
Thanh Tâm biên dịch
Ukraine cấm vĩnh viễn các đảng cộng sản cực tả, Bắc Kinh im lặng
Mới đây, một tòa án Ukraine đã ra phán quyết cấm Đảng Cộng sản Ukraine (KPU) vĩnh viễn và tịch thu tài sản của tổ chức này trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra. Các nhà phân tích tin rằng quyết định này phản ánh sự thức tỉnh của thế giới đối với hiểm họa của hệ tư tưởng cộng sản và các đảng phái chính trị cực tả kéo theo sau. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ, Trung Cộng) cầm quyền của Trung Quốc vẫn im lặng về lệnh cấm này mặc dù họ rất thân thiết với KPU.
Tòa Phúc thẩm Hành chính số 8 ở Lviv đã ra một tuyên bố kèm theo phán quyết trên, “Tòa án đã đáp ứng các tuyên bố của Bộ Tư pháp Ukraine: các hoạt động của Đảng Cộng sản Ukraine đã bị cấm; bất động sản, các quỹ, và các tài sản khác của đảng này; các tổ chức cấp khu vực, thành phố, quận, các trung tâm chính, và các tổ chức cơ cấu khác đã được chuyển giao cho nhà nước.”
Phán quyết của tòa án Lviv là quyết định cuối cùng.
Một đòn giáng mạnh vào ĐCSTQ
Hôm 08/07, ông Lý Nguyên Hóa (Li Yuanhua), cựu giáo sư thuộc Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh, nói với The Epoch Times rằng lệnh cấm KPU của Ukraine là một đòn giáng mạnh vào ĐCSTQ.
“Trên thực tế, Ukraine đã nhận ra, rằng khi Nga xâm lược, sự tự tin của Nga là dựa trên sự hỗ trợ bí mật của ĐCSTQ. Ukraine cũng thấy rằng chỉ có các quốc gia cộng sản trên thế giới mới không có đạo đức. Qua cuộc chiến này, họ hiểu sâu hơn về những hiểm họa mà các đảng cộng sản gây ra cho nhân loại. Đó là lý do tại sao họ đưa ra một phán quyết rõ ràng như vậy.”
Cũng hôm 08/07, ông Lý Dậu Đàm (Lee Yeau-tarn), giáo sư tại Đại học Quốc lập Chính trị (Chengchi) của Đài Loan, nói với The Epoch Times rằng sau cuộc xâm lược của Nga, Ukraine đã cấm một số đảng chính trị cánh tả thân Nga. Ông nói ông tin rằng lệnh cấm vĩnh viễn của Ukraine đối với các đảng cộng sản cho thấy sự thức tỉnh của các lực lượng dân chủ quốc tế.
“Nga xâm lược Ukraine, virus Trung Cộng (COVID-19) đang hoành hành trên khắp thế giới, cũng như cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Hồng Kông, các mối đe dọa của họ đối với Đài Loan, và các tuyên bố cùng việc chiếm đóng các đảo và đá ngầm của họ ở Biển Đông. Nga và ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc tập trận chung gần Biển Nhật Bản. Tất cả đều cho thấy ý định của họ là phá hoại trật tự quốc tế hiện tại vốn dựa trên các quy tắc của nền dân chủ tự do,” ông nói. “Trong hoàn cảnh này, việc Ukraine quyết định tách rời hoàn toàn khỏi họ đã cho thấy rõ ràng rằng nền dân chủ tự do và chế độ độc tài toàn trị không thể cùng tồn tại.”
Về việc tịch thu tài sản của KPU, ông Lý Nguyên Hóa nói, “Ví dụ, tài sản của ĐCSTQ thuộc về người dân Trung Quốc. Tịch thu tài sản của KPU là trả lại tài sản của những người dân bị Đảng Cộng sản Liên Xô chiếm đoạt (mà KPU đã thừa kế một phần) cho quốc gia và nhân dân. Đây là một quyết định đúng đắn.”
Ông Lý nói rằng những quốc gia từng bị cai trị bởi chủ nghĩa cộng sản toàn trị đều hiểu sâu sắc về tác hại mà hệ tư tưởng cộng sản mang lại cho nhân loại.
“Giống như Cộng hòa Séc trước đây, các quốc gia ở Đông Âu, bao gồm cả Ukraine, đã và đang tẩy rửa chất độc của cộng sản. Lần này, việc Ukraine cấm vĩnh viễn đảng cộng sản thông qua luật, bao gồm cả việc tịch thu tài sản, thực sự là sự lựa chọn của người dân Ukraine.”
Ông nói rằng lệnh cấm là một tín hiệu cho các đảng viên ĐCSTQ, “Nếu người dân Trung Quốc biết rằng ĐCSTQ đang thực sự mang lại thảm họa cho toàn nhân loại, họ nên thoái khỏi ĐCSTQ càng sớm càng tốt và chọn một tương lai tốt hơn, thay vì đi theo ĐCSTQ đến hủy diệt.”
Luật giải trừ cộng sản
KPU là đảng cầm quyền trong thời kỳ Xô Viết. Ukraine trở nên độc lập khỏi Liên Xô cũ vào năm 1991. Ngay từ ngày 30/08/1991, Verkhovna Rada, tức Nghị viện Ukraine, đã công bố lệnh cấm Đảng Cộng sản Ukraine và các hoạt động của đảng này. Tuy nhiên, Tòa án Hiến Pháp Ukraine đã vô hiệu hóa lệnh cấm này hồi tháng 12/2001.
Vào ngày 09/04/2015, Verkhovna Rada đã thông qua một loạt đạo luật về giải trừ cộng sản, trong đó có luật “về lên án các chế độ cộng sản toàn trị và Đức Quốc Xã” vốn cấm cả hai biểu tượng của Liên Xô và Đức Quốc Xã. Các hành vi vi phạm có thể bị phạt tù đến 5 năm đối với cá nhân và đến 10 năm đối với thành viên của tổ chức.
Trước khi có lệnh cấm vĩnh viễn, KPU đã bị cấm có đại diện trong các cuộc bầu cử kể từ ngày 24/07/2015.
Ông Alex Wu là một tác giả của The Epoch Times tại Hoa Kỳ, chuyên về xã hội Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc, nhân quyền, và các mối quan hệ quốc tế.
Khánh Ngọc biên dịch
Liên Hợp Quốc: Dân số thế giới sắp chạm mốc 8 tỷ
Phan Anh
Theo dự báo được Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra nhân Ngày Dân số Thế giới (11/7), công dân thứ 8 tỷ có thể ra đời vào ngày 15/11 tới đây, qua đó, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất trên Trái Đất vào năm 2023.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết con số trên là lời nhắc nhở về trách nhiệm chung trong việc quan tâm đến hành tinh cũng như để suy nghĩ về việc thế giới vẫn còn thiếu các cam kết. Theo ông, Ngày Dân số thế giới là dịp tôn vinh sự đa dạng cũng như những tiến bộ đạt được trong y tế, qua đó giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
Dự báo của Cơ quan Kinh tế và xã hội LHQ cho biết tốc độ gia tăng dân số thế giới đang ở mức chậm nhất kể từ năm 1950. Dân số thế giới có thể đạt mốc 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050, lên tới khoảng 10,4 tỷ người vào năm 2080 trước khi ổn định ở mức này cho đến năm 2100.
Trong khi tỷ lệ sinh giảm tại nhiều nước đang phát triển, hơn 50% dự báo về gia tăng dân số trong những thập niên tới tập trung tại 8 nước gồm: CHDC Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.
Trên toàn cầu, tuổi thọ trung bình đạt 72,8 tuổi vào năm 2019, tăng gần 9 tuổi kể từ năm 1990. Dự báo, tỷ lệ tử vong sẽ giảm hơn nữa để kéo dài tuổi thọ trung bình toàn cầu lên khoảng 77,2 năm vào năm 2050. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ cao hơn nam giới là 5,4 năm.
Sau khi tỷ lệ tử vong giảm, dân số sẽ tiếp tục tăng lên nếu như tỷ lệ sinh vẫn ở mức cao. Khi tỷ lệ sinh bắt đầu giảm, tốc độ tăng dân số hàng năm sẽ giảm theo.
Vào năm 2021, tỷ lệ sinh nở trung bình của dân số thế giới là 2,3 lần đối với một phụ nữ trong suốt cuộc đời, giảm từ khoảng 5 lần sinh cho mỗi phụ nữ vào năm 1950. Tỷ lệ này được dự báo giảm xuống còn 2,1 lần sinh đối với một phụ nữ vào năm 2050.
Hiện nay, dân số thế giới tăng gấp ba lần so với giữa thế kỷ 20. Phải mất khoảng 37 năm kể từ năm 1950, số lượng con người trên Trái đất mới tăng gấp đôi, vượt qua mốc 5 tỷ dân vào năm 1987. Và 70 năm sau đó, dân số toàn cầu mới có thể tăng gấp đôi một lần nữa, lên hơn 10 tỷ người vào năm 2059.
TQ: Thẻ ATM nhiều nơi không thể rút tiền, ngân hàng nói để đề phòng rửa tiền
Trí Đạt
Sự cố khó rút tiền từ các ngân hàng thôn trấn của Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết thì gần đây, xuất hiện một số phàn nàn về việc thẻ ngân hàng ATM vô cớ bị “đóng băng”, có thể gửi tiền vào nhưng không thể rút tiền mặt hoặc chuyển tiền. Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đã trở thành một chủ đề nóng của người dân nước này.
Người gửi tiền ở nhiều nơi tại Trung Quốc phát hiện rằng thẻ ngân hàng của họ đột nhiên không sử dụng được, trong tài khoản rõ ràng có tiền, nhưng quẹt thẻ khi mua sắm tại các cửa hàng, chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng cũng bị từ chối. Trong video có đề cập đến việc Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Chiêu Thương Trung Quốc (China Merchants Bank – CMB) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đều có tình trạng người gửi tiền phát hiện thẻ ngân hàng của họ bị “đóng băng” mà không được thông báo, họ đã đến quầy giao dịch của ngân hàng để mở khóa thì phát hiện những người đến quầy giao dịch ngân hàng làm thủ tục chủ yếu cũng là những chủ tài khoản bị “đóng băng” vô cớ.
多人工商银行卡被无端冻结
— Younts🌟🌟银河系 (@2kD6juc6As3OIxc) July 8, 2022
钱💰只能进不能出
背后到底有什么猫腻🤔❓❓#工商银行 #中共国银行乱象 #银行暴雷 #金融骗局 #银行卡 #银行骗局 #经济危机 pic.twitter.com/zvr1wafQBs
Không phải là cứ đến quầy ngân hàng để mở khóa, thì thẻ ngân hàng bị “đóng băng” có thể được “mở khóa” ngay lập tức. Một nam thanh niên trong video nói rằng đã 18 ngày kể từ ngày đăng ký mở khóa nhưng anh vẫn không thể sử dụng thẻ ngân hàng.
Một số người gửi tiền cho biết họ đã hỏi ngân hàng về lý do của việc này và lời giải thích được đưa ra là “để phòng chống tội phạm rửa tiền”.
Liên quan đến hiện tượng thẻ ngân hàng bị “đóng băng”, có thể gửi vào nhưng không thể rút ra, Lin Fan (hóa danh), nhân viên một doanh nghiệp nhà nước ở Thâm Quyến, đã nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Chính sách ‘zero COVID’ và ‘vắc-xin toàn dân’ trong 2 năm qua của ĐCSTQ cần rất nhiều tiền, số tiền này vốn không phải là do tài chính của chính phủ chi trả, mà là do bảo hiểm y tế chi trả, nhất là tỉnh Quảng Đông. Tiền vắc-xin quy mô nghìn tỷ nhân dân tệ này đến từ đâu?”
“Bảo hiểm y tế và tài chính của chính phủ là hai tài khoản. Các quy định quản lý an sinh xã hội của Trung Quốc cũng quy định rõ ràng rằng bảo hiểm y tế không được sử dụng để thanh toán cho các khoản tài chính. Hơn một tháng trước, Cục Quản lý An sinh Xã hội Quốc gia Trung Quốc đã thông báo rằng bảo hiểm y tế không được sử dụng để thanh toán cho axit nucleic toàn dân.”
“Các thành phố khác với tình hình tài chính tồi tệ hơn, phải trả tiền cho xét nghiệm axit nucleic và tiêm vắc-xin toàn dân, nên chỉ có thể nghĩ biện pháp để tìm mở nguồn khác. Ngoài tình hình kinh tế tồi tệ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp vỡ nợ, đặc biệt là các doanh nghiệp vỡ nợ ở các thành phố nhỏ, nên đã tạo ra một tình huống ‘có tiền nhưng không thể rút’.”
Lin Fan cho biết: “Tình trạng này không chỉ xảy ra đối với các ngân hàng thôn trấn, mà các ngân hàng quốc doanh ở Thượng Hải và Thâm Quyến cũng có tình trạng tương tự. Ví dụ, sau khi Thượng Hải ‘dỡ phong tỏa’, cũng có nhiều người xếp hàng ở cổng của ngân hàng quốc doanh rút tiền mặt. Một chi nhánh tại Thâm Quyến của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có tình trạng ‘hạn chế rút tiền mặt’. “
Trong khi thẻ ngân hàng của người gửi tiền nhiều nơi bị “đóng băng”, thì ngày 7/7, một số người gửi tiền không rút được tiền tại ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam đã gặp phải hiện tượng mã sức khỏe đột ngột bị chuyển sang mã đỏ mà không rõ lý do. Những người gửi tiền có mã sức khỏe bị chuyển sang màu đỏ này ở Liêu Ninh và Giang Tô, nhưng thông tin mã màu đỏ được gửi từ Hà Nam. Theo trang tin tài chính Yicai.com tại Đại Lục, đối với nhiều trường hợp người gửi tiền ngân hàng thôn trấn bị mã đỏ, đường dây nóng 12345 của thành phố Trịnh Châu cho biết họ vẫn chưa nhận được lý do về mã đỏ.
Tuy vậy, sáng ngày 10/7 vừa qua, gần 3000 người gửi tiền mà không rút được tại các ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam đã tập trung kháng nghị đòi quyền lợi tại thành phố Trịnh Châu của tỉnh này và đã xảy ra xung đột với cảnh sát. Nhiều người đã bị bắt đưa lên xe buýt chở đi, nhiều người bị cảnh sát và xã hội đen đánh, lôi đi xềnh xệch, máu đổ loang lỗ. Được biết, sự việc ảnh hưởng đến 400.000 người gửi tiền với số tiền lên đến 40 tỷ nhân dân tệ bị chiếm dụng bất hợp pháp sau một đêm.
「人冥銀行 名副其實 」
— Joanna77 (@tao07075062) July 10, 2022
7月10日,河南人民銀行門口數千名儲戶被圍困,信號屏蔽,沒有水和食物,被成千上萬的白衣人和公安包圍,顯然是要把全國的儲戶困死在這裡。
共產黨的金融系統根本就是一個龐氏騙局,人民銀行的存款準備金呢?存款保險基金呢?
共產黨不滅,老百姓就被滅 pic.twitter.com/qdotws4WlE
Trước đó vào ngày 27/6, những nạn nhân của 4 ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam này cũng đã tổ chức biểu tình trên quy mô lớn đòi quyền lợi, và bị cảnh sát Trịnh Châu trấn áp. Cảnh sát bắn chỉ thiên thị uy và cũng đã bắt giữ một số người biểu tình. Một cư dân mạng đã đăng video “Cảnh sát Trịnh Châu nổ súng” quay lại cuộc biểu tình hôm đó, có thể nghe thấy âm thanh đánh người tại hiện trường, kèm theo tiếng la hét “Tao đánh mày!”. Trong khi người bị đánh kêu “Cứu mạng! Cứu mạng!”. Một số cư dân mạng lên tiếng: “Thật là kinh khủng!”; “Bọn cướp đã ra tay rồi!”; “Trời ơi, đánh người rồi!”; “Đây có phải tổ quốc của chúng ta không?…”, “Bọn cướp đánh người, dùng xe buýt bắt người!”; “Nếu bạn sống ở Trung Quốc, hãy vui vẻ chấp nhận!”
Một số cư dân mạng chia sẻ: “Trịnh Châu đã bắt đầu thu dọn hiện trường thanh trừng”, “Ở một đất nước độc tài và chuyên chế, việc cảnh sát đánh người, bắn người là chuyện bình thường, nhưng khi cảnh sát bắt người hay đánh người thì trong đầu vẫn tưởng rằng đang giúp đỡ nhân dân”…
郑州警察开枪了 pic.twitter.com/1fXFoEmqEQ
— 河南村镇银行维权 (@Qwaszx179730654) June 27, 2022
Ngoài ra, các thông tin tiêu cực về đấu giá cổ phần ngân hàng nhỏ và vi phạm quy định liên tục xuất hiện trên các mặt báo. Vào ngày 1/7, 29.482.717 cổ phiếu của Zaozhuang Bank đã được bán đấu giá với mức giá thấp hơn 40% so với giá thẩm định. Đây là phiên bán đấu giá thứ hai đối với cổ phần của ngân hàng này, lần đầu tiên được thông qua do không có người ra giá. Trang tin Tài chính và Kinh tế Trung Quốc tiết lộ trong một báo cáo vào ngày 5/7 rằng vào cuối năm 2021, tỷ lệ cho vay của một khách hàng lớn nhất của Ngân hàng Zaozhuang và tỷ lệ cho vay của 10 khách hàng lớn nhất đã vượt quá “ranh giới đỏ” theo quy định; đồng thời, trong số 10 cổ đông hàng đầu của Zaozhuang Bank, có 2 người bị liệt vào danh sách những người không trung thực.
Liên quan đến hiện tượng vốn chủ sở hữu của nhiều ngân hàng thương mại nông thôn và ngân hàng nhỏ không đấu giá được vào tháng Sáu, hoặc bị phạt hành chính vì hoạt động bất hợp pháp, ông Lý Tùng Quân (Li Songjun), một tiến sĩ kinh tế có thời gian dài quan theo dõi nền kinh tế Trung Quốc, nói với Epoch Times hồi tháng Sáu rằng: “Mặc dù Trung Quốc đã tăng cường quản lý giám sát các ngân hàng, nhưng các biện pháp quản lý này cuối cùng sẽ thất bại, bởi vì gốc rễ của vấn đề là do thể chế ĐCSTQ quyết định, không ai có thể giám sát và kiềm chế hành vi của chính ĐCSTQ.”
Phát hiện mới về hóa thạch người ở Nam Phi, thuyết tiến hóa đối mặt với thách thức
Trí Đạt
Hóa thạch của tổ tiên loài người được tìm thấy gần đây trong một hang động ở Nam Phi được cho là sớm hơn 1 triệu năm so với ước tính ban đầu. Phát hiện này đã làm lung lay hiểu biết của khoa học hiện nay về nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của con người.
Cụ thể, hóa thạch từ Hang Sterkfontein, thuộc chi Australopithecus, ban đầu được cho là có niên đại từ 2 đến 2,6 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật mới để xác định niên đại của các hóa thạch. Kết quả là, họ phát hiện ra rằng chúng có niên đại từ 3,4 đến 3,6 triệu năm trước, theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ (PNAS) vào hôm 27/6 vừa qua. Xác định niên đại mới khiến những hóa thạch này lâu đời hơn so với hóa thạch Lucy nổi tiếng ở Ethiopia, có niên đại 3,2 triệu năm.
Các hóa thạch này được tìm thấy từ “Member 4” (Thành viên 4) của mỏ đá Sterkfontein, nơi có trữ lượng hóa thạch người Australopithecus phong phú nhất trên thế giới. Hóa thạch người Australopithecus đầu tiên được tìm thấy trong các hang động vào năm 1936, cho đến nay đã khai quật được hàng trăm hóa thạch khác kể từ khi đó.
Các phương pháp xác định niên đại trước đây của hóa thạch Thành viên 4 dựa trên trầm tích đá chảy canxit được phát hiện trong lòng hang. Tuy nhiên, sau khi tiến hành quan sát cẩn thận, phương pháp này đã đánh giá thấp tuổi của hóa thạch. Nghiên cứu mới đã sử dụng sự phân rã phóng xạ của các đồng vị hiếm như berili-10 và nhôm-26 trong khoáng thạch anh để xác định niên đại của hóa thạch.
“Các đồng vị phóng xạ này, được gọi là nuclide vũ trụ, được tạo ra bởi các phản ứng tia vũ trụ năng lượng cao gần bề mặt mặt đất và sự phân rã phóng xạ của chúng có niên đại khi các tảng đá được chôn trong hang động khi chúng rơi xuống lối vào cùng với các hóa thạch”, Darryl Granger tại Đại học Purdue ở Mỹ, tác giả chính của bài báo, cho biết trong một bản tin ngày 27/6 được công bố tại EurekaAlert.
Việc xác định niên đại mới có ý nghĩa quan trọng đối với thuyết tiến hóa chủng người hominin. Được biết, Hominin là một thuật ngữ dùng để chỉ chủng người Hominin, mà trong đó chỉ còn tồn tại một chi cho đến hiện tại – dòng Homo Sapiens xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm trước, là nguồn gốc của con người hiện tại.
Các chủng người hominin sớm hơn như Homosapiens và Paranthropus có niên đại khoảng 2 đến 2,8 triệu năm. Dựa trên các niên đại trước đó, chủng người Australopithecus Nam Phi được cho là không phải là tổ tiên của họ. Homosapiens và Paranthropus được xem là có nhiều khả năng tiến hóa ở Đông Phi.
Việc xác định niên đại mới này đã cho thấy rằng chi Australopithecus Nam Phi từng tồn tại sớm hơn trước đó 1 triệu năm, và điều này trở thành nghi vấn đối với nhà khoa học về nguồn gốc cũng như sự tiến hóa của loài người.