Estonia, Phần Lan muốn Châu Âu chấm dứt thị thực du lịch với du khách Nga
Các nhà lãnh đạo Estonia, Phần Lan muốn các nước đồng minh Châu Âu ngừng cấp thị thực du lịch cho công dân Nga, nói rằng họ không thể đi nghỉ ở châu Âu trong khi chính phủ Nga đang tiến hành chiến tranh ở Ukraine
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas hôm thứ Ba (09/8) đã viết trên Twitter rằng “du lịch châu Âu là một đặc ân, không phải là một quyền con người” và rằng đã đến lúc “chấm dứt hoạt động du lịch từ Nga ngay bây giờ”.
Một ngày trước đó, người đồng cấp của bà ở Phần Lan, bà Sanna Marin, nói với đài truyền hình Phần Lan YLE rằng trong khi Nga đang phát động chiến sự ở Châu Âu, việc “người Nga có thể đi du lịch ở Châu Âu, là khách du lịch một cách bình thường” là điều không thích hợp.
Hôm thứ Hai (08/8), trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, tất cả các nước phương Tây nên cấm du khách Nga.
Estonia và Phần Lan đều có chung đường biên giới với Nga và là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Hai nước này đã cấm di chuyển bằng máy bay từ Nga sau khi chiến sự Ukraine bùng phát nhưng người Nga vẫn có thể di chuyển bằng đường bộ đến Estonia và Phần Lan sau đó bắt chuyến bay đến các điểm đến khác ở Châu Âu.
Những lời kêu gọi cấm đi lại đã gây ra sự phẫn nộ trong nước Nga, từ cả Điện Kremlin và những người chỉ trích nó.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Tôi nghĩ rằng theo thời gian, ý thức chung sẽ tự thể hiện bằng cách nào đó và những người đưa ra những tuyên bố như vậy sẽ tự hiểu ra”.
Tuần trước, tờ YLE đưa tin, các công ty Nga bắt đầu cung cấp các chuyến đi bằng ô tô từ St.Petersburg đến các sân bay Helsinki và Lappeenranta ở Phần Lan – những nơi có đường bay thẳng đến một số điểm đến của Châu Âu. Thành phố lớn thứ hai của Nga cách thủ đô Phần Lan khoảng 300 km.
Thị thực do Phần Lan cấp có giá trị với hầu hết các khu vực du lịch của Châu Âu, được gọi là “khối Schengen” bao gồm 26 quốc gia: 22 quốc gia EU cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Thông thường, người và hàng hóa di chuyển tự do giữa các quốc gia này mà không cần kiểm tra biên giới. 19 quốc gia khác ngoài khối Schengen cho phép người nước ngoài sử dụng thị thực Schengen.
Phần Lan vừa tiếp tục nhận đơn xin thị thực du lịch với du khách Nga từ 01/7, sau các biện pháp hạn chế đi lại kéo dài hàng tháng được áp dụng trong đại dịch COVID-19.
Một số quốc gia EU không còn cấp thị thực cho công dân Nga, bao gồm cả Latvia, do chiến sự Ukraine.
Vấn đề thị thực dự kiến được thảo luận tại một cuộc họp không chính thức của các ngoại trưởng EU vào ngày 31/8, tờ YLE đưa tin.
“Tôi tin rằng trong các cuộc họp của Hội đồng châu Âu (EC) trong tương lai, vấn đề này sẽ còn được đưa ra mạnh mẽ hơn nữa. Quan điểm cá nhân của tôi là nên hạn chế du lịch”, bà Marin nói với đài truyền hình Phần Lan.
Ông Peskov hôm thứ Ba (09/8) cho biết những lời kêu gọi cấm đi lại thường đến từ các quốc gia mà Moscow đã cho là “thù địch” và “nhiều quốc gia trong số đó có thái độ thù địch đã chìm vào quên lãng”.
Cộng sự thân cận của Tổng thống Nga Putin và là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev, bác bỏ tuyên bố của Thủ tướng Estonia, nói thêm: “Tôi chỉ muốn nhắc bà ấy bằng một câu nói: ‘Việc bà được tự do không phải là công lao của bà mà là khuyết điểm của chúng tôi'”.
Ông Zelenskyy nói với tờ Washington Post rằng “các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất là đóng cửa biên giới” đối với du khách Nga, “bởi vì người Nga đang lấy đi đất đai của người khác”.
Người Nga nên “sống trong thế giới của riêng họ cho đến khi họ thay đổi triết lý của mình“, ông Zelenskyy nói, đồng thời nói thêm rằng những hạn chế như vậy nên áp dụng cho tất cả người Nga, ngay cả những người đã rời bỏ đất nước và phản đối chiến tranh.
Nó trái ngược với những điều ông nói vào hồi tháng 3, một tháng sau khi Moscow đưa quân vào Ukraine, khi ông kêu gọi người Nga rời khỏi đất nước để tránh tài trợ cho cuộc chiến bằng thuế của họ.
Khi được hỏi về phát biểu của Zelenskyy, Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, gọi đó là một tuyên bố “cực kỳ tiêu cực”.
Lam Giang
Theo The Epoch Times
Ukraina phá hủy sở chỉ huy Nga ở miền Nam
Bộ Tư lệnh Tác chiến “Miền Nam” của Ukraina cho biết, ngày 10/8, ở biên giới phía nam, quân đội của họ đã đánh vào các sở chỉ huy của Nga.
Bộ này cho biết: “Trong ngày, địch thực hiện 8 cuộc oanh kích bằng trực thăng và máy bay cường kích dọc đường liên lạc để kiểm tra các vị trí của Ukraina.
Phía Ukraina nói rằng, họ đã thực hiện 6 cuộc Không kích trong ngày, tấn công vào các cứ điểm, hầm chứa nhân lực, vũ khí, trang bị của địch trên địa bàn quận Berislav .
Ngoài ra, máy bay ném bom tấn công 2 kho đạn và một trung tâm thiết bị khác của Nga ở quận Bashtan.
Trong nỗ lực tiến hành trinh sát trên không của kẻ địch ở quận Mykolaiv, máy bay không người lái Eleron-3 đã bị bắn rơi bởi một đơn vị tên lửa phòng không.
Theo kết quả ban đầu của các đơn vị tên lửa và pháo binh Ukraina, địch đã mất 41 tên lửa xâm lược, 3 xe tăng “Msta-B”, 7 thiết giáp và xe tăng.
Bộ tư lệnh tác chiến miền nam cũng cho biết Tại khu vực Novokamyanka, họ đã bắn vào sở chỉ huy của lữ đoàn bảo vệ bờ biển biệt lập số 126 thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển của Hải quân Nga, và gần Red Beacon.
Sở chỉ huy và quan sát của nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn của Sư đoàn đổ bộ đường không 76 đã bị trúng đạn ở Ishchenka. Tại Barvinka, một kho đạn bị bắn trúng.
Sói chiến soán cải nội dung cuộc đàm phán Trung-Hàn về vấn đề THAAD, nhưng bị Hàn Quốc bác bỏ
Sau khi cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Hàn Quốc kết thúc, ĐCSTQ tuyên bố rằng Hàn Quốc đã thực hiện cam kết “ba không và một giới hạn” về vấn đề THAAD nhưng đã bị chính phủ Hàn Quốc chính thức bác bỏ.
Một ngày sau khi cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Hàn Quốc kết thúc, ĐCSTQ tuyên bố rằng Hàn Quốc đã thực hiện cam kết “ba không và một giới hạn” về vấn đề tổ hợp đánh chặn tên lửa tầm trung cao (THAAD). Điều này đã bị chính phủ Hàn Quốc chính thức bác bỏ, Hàn Quốc cho biết họ sẽ tự quyết định cách tăng cường phòng thủ chống lại Triều Tiên, từ chối yêu cầu của Trung Quốc về việc nước này phải thực hiện các chính sách của chính phủ tiền nhiệm.
Cùng lúc đó, phía Hàn Quốc quan tâm nhất đến mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và rất hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ đóng một vai trò nào đó trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, trong kết quả hội đàm do phía Trung Quốc đưa ra lại tránh thảo luận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 9 tháng 8. Trong cuộc họp kéo dài 5 giờ, hai bên đã đề cập đến các vấn đề như mối đe dọa tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, chuỗi cung ứng bán dẫn và việc khai triển THAAD.
Bộ Ngoại giao hai nước bày tỏ hy vọng rằng vấn đề THAAD sẽ không trở thành một “chướng ngại” trong quan hệ, nhưng chỉ một ngày sau, những khác biệt giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã làm nổi bật một rạn nứt mới giữa hai nước.
Việc khai triển hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, một hệ thống phòng thủ tên lửa do Hoa Kỳ phát triển, năm 2017, Hàn Quốc đã khiến ĐCSTQ giật mình vì khai triển khai hệ thống THAAD. Để trả đũa, Bắc Kinh đã đình chỉ các đoàn du lịch tới Hàn Quốc và ban hành một số “hạn chế đối với Hàn Quốc”.
Để xoa dịu căng thẳng, chính phủ của ông Moon Jae-in đã hứa với ĐCSTQ thực hiện cam kết “ba không”, bao gồm không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; không khai triển thêm hệ thống chống tên lửa THAAD; và không thúc đẩy liên minh quân sự Hàn Quốc-Mỹ-Nhật Bản.
Tuy nhiên, cách làm của ông Moon đã bị tân Tổng thống Yoon Suk Yeol từ bỏ, ông Yoon cho biết muốn tăng cường hợp tác an ninh với Washington và đề nghị mua thêm THAAD để chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đang ngày càng mở rộng của Triều Tiên.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Tư (10/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã bình luận về cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc và Hàn Quốc, nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng hệ thống THAAD của Hàn Quốc gây tổn hại cho “lợi ích an ninh chiến lược” của nước này.
Ông Uông cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức tuyên bố chính sách “ba không và một giới hạn”. Trên cơ sở hiểu biết của hai bên, Trung Quốc và Hàn Quốc đã xử lý vấn đề THAAD một cách ổn thoả theo từng giai đoạn, “không để nó trở thành một chướng ngại ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước”.
Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin, người vẫn đang ở thăm Thanh Đảo, nói với các phóng viên truyền thông Hàn Quốc rằng ông đã nói rõ với Trung Quốc rằng cái gọi là “THAAD ba không” không phải là cam kết của Hàn Quốc với Trung Quốc hay một thỏa thuận mà hai bên đã đạt được.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng, họ được hiểu rằng “ba không” mà ông Uông Văn Bân nói đến là các chính sách của chính quyền Moon Jae-in (chính phủ tiền nhiệm).
Tuyên bố cho biết thêm rằng Chính phủ của ông Yoon Suk Yeol khẳng định rằng THAAD là một công cụ phòng thủ để bảo vệ tính mạng và tài sản của Hàn Quốc, một vấn đề an ninh quốc gia mà Seoul không muốn đàm phán với Bắc Kinh. Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng “ba không” không bao giờ là một thỏa thuận hoặc cam kết chính thức.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết: “Trong cuộc gặp, hai bên đã xác nhận những khác biệt của họ về vấn đề THAAD, nhưng cũng nhất trí rằng vấn đề này không nên trở thành chướng ngại cho mối quan hệ giữa hai nước”.
Điều gây chú ý là trong kết quả đàm phán do phía Trung Quốc đưa ra, không hề đề cập đến vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vốn là mối quan tâm hàng đầu của Hàn Quốc. Hãng thông tấn Yonhap phân tích rằng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng, ĐCSTQ đang đứng về phía CHDCND Triều Tiên. Triều Tiên đã thử tên lửa xuyên lục địa (ICBM) và các tên lửa đạn đạo khác trong năm nay, ĐCSTQ không chỉ phản đối việc thông qua các nghị quyết trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, mà còn bác bỏ các nghị quyết lên án.
Bài báo cũng nói rằng hầu hết các ý kiến nói chung đều chỉ ra rằng ĐCSTQ tin rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên chỉ có thể được giải quyết nếu Mỹ nhượng bộ, điều này khác xa với suy nghĩ của phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, yêu cầu của Trung Quốc về vấn đề THAAD liên quan đến chủ quyền an ninh quốc gia của Hàn Quốc và liên minh Hàn – Mỹ, điều mà chính quyền Yoon Suk Yeol khó có thể chấp nhận.
Các chuyên gia cho rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên và THAAD đều có tầm quan trọng lớn và có thể làm lung lay mối quan hệ mong manh giữa chính phủ Hàn Quốc và ĐCSTQ bất cứ lúc nào.
An Liên
Nga mất 9 máy bay quân sự trong một ngày sau vụ nổ ở Crimea
Các quan chức quân đội Ukraine hôm thứ Tư (10/8) cho biết 9 máy bay chiến đấu của Nga trên Bán đảo Crimea đã bị phá hủy, nhưng Ukraine vẫn chưa chính thức nhận việc thực hiện hành động này.
New York Times đưa tin, các vụ tấn công bằng vật liệu nổ nhằm vào căn cứ không quân Saki ở Crimea còn tồi tệ hơn so với mô tả của Điện Kremlin. Các video dường như thiệt hại nặng nề hơn là các quan chức Nga đã thừa nhận.
Trong các bài đăng trên Facebook và Telegram, Không quân Ukraine đã hiển thị số liệu thống kê thời chiến kể từ khi xung đột bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, với “chín máy bay xâm lược” được thêm vào. Tổng cộng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, Ukraine cho biết đã phá hủy 232 máy bay và 193 trực thăng Nga.
Nga cho biết hôm thứ Tư rằng không có máy bay nào của họ bị ảnh hưởng hoặc bị phá hủy, theo hãng tin AP, và họ cũng không thừa nhận bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào đội bay của mình.
Tuy nhiên, The New York Times đưa tin, nhà lãnh đạo do Điện Kremlin cài đặt ở Crimea, Sergei Aksyonov, đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi hàng chục ngôi nhà và công trình thương mại gần đó bị tấn công, dẫn đến hơn 250 cư dân phải di dời.
Một quan chức cấp cao của quân đội Ukraine cũng cho biết hôm thứ Tư rằng các lực lượng đặc biệt của Ukraine đã thực hiện các vụ nổ.
This video shot near the Novofedorivka air base in Crimea show two practically simultaneous, separate explosions. The Russian claim that there was an explosion of ammunition at the base, causing secondary explosions, is thus likely false. pic.twitter.com/Irnin3JQQY
— Euan MacDonald (@Euan_MacDonald) August 9, 2022
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã tweet các hình ảnh vệ tinh về sân bay Saki ở Crimea “cho thấy hơn 30 máy bay và trực thăng đã ở đó trước khi vụ nổ xảy ra, tổng trị giá hơn 1 tỷ USD”.
Ông nói thêm, việc thay thế chúng sẽ mất hơn 18 tháng ngay cả khi không có lệnh trừng phạt.
“Có vẻ như không có khả năng một chiếc máy bay nào còn nguyên vẹn. Tác động của vụ nổ ngày hôm qua không kém gì sự phá hủy của tàu tuần dương Moskva. Hàng chục máy bay chiến đấu sẽ không thể thả bom và tên lửa vào chúng tôi nữa”, ông Gerashchenko viết trên Twitter hôm thứ Tư.
Tuần dương hạm Moskva hàng đầu của Nga đã bị lực lượng Ukraine tấn công bằng tên lửa vào tháng 4, khiến nó bị chìm. Sau đó, nó được một cựu cố vấn của Tổng thống Vladimir Putin mô tả là một “đòn rất, rất đau” đối với quân đội Nga, cả về hạm đội và tính biểu tượng của nó.
Trong bài phát biểu video gần đây nhất vào ngày 9/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông và người dân của mình sẽ không bao giờ quên cách Nga leo thang xung đột lần đầu tiên cách đây 8 năm khi sáp nhập Crimea.
“Nga đã biến bán đảo của chúng tôi, nơi luôn và sẽ luôn là một trong những nơi tốt nhất ở châu Âu, thành một trong những nơi nguy hiểm nhất ở châu Âu”, ông Zelensky nói, đồng thời cho biết thêm rằng nó đã trở thành tâm chấn của sự đàn áp quy mô lớn, gây ra các vấn đề môi trường, thảm họa kinh tế và chiến tranh.
Ông nói tiếp: “Sẽ không có hòa bình ổn định và lâu dài … chừng nào Nga có thể sử dụng bán đảo của chúng tôi làm căn cứ quân sự”. “Cuộc chiến này của Nga chống lại Ukraine và chống lại toàn bộ châu Âu tự do bắt đầu từ Crimea và phải kết thúc với Crimea – với việc giải phóng nơi này.”
Nhật Minh (theo Newsweek)
Hoa Kỳ: Đảng Cộng Hòa ở Thượng viện bác bỏ dự luật ngăn chính quyền bán dầu cho TQ
Tổng cộng 46 thành viên Đảng Dân chủ ở Thượng viện Mỹ đã bác bỏ một sửa đổi dự luật của Đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn chính quyền Biden bán dầu từ kho dự trữ chiến lược của Hoa Kỳ cho chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Cộng hòa Ted Cruz (tiểu bang Texas) đã đề xuất một sửa đổi trong quá trình “bỏ phiếu nhanh nhiều sửa đổi trong một ngày” kéo dài gần 16 giờ đồng hồ từ tối ngày 6/8 cho đến chiều ngày 7/8, khi các thượng nghị sĩ bỏ phiếu cho nhiều sửa đổi và kiến nghị đối với một phần của đạo luật do Đảng Dân chủ đề xuất với tên gọi “Đạo luật giảm lạm phát năm 2022”.
Đạo luật do Đảng Dân chủ đề xuất, một chương trình chi tiêu khổng lồ trị giá 740 tỷ đô la dành cho khí hậu, năng lượng, chăm sóc sức khỏe, và thuế đã được Thượng viện thông qua vào ngày 7/8 bằng một cuộc bỏ phiếu theo đảng phái với tỷ lệ 51-50, trong đó lá phiếu quyết định của Phó Tổng thống Kamala Harris, một thành viên Đảng Dân chủ, đã phá vỡ sự cân bằng. Hạ viện Mỹ có thể đưa đạo luật này ra phê chuẩn lần cuối vào ngày 12/8, khi các nhà lập pháp của Hạ viện được triệu tập lại một thời gian ngắn sau kỳ nghỉ hè.
Trước khi đạo luật được thông qua, TNS Cruz đã kêu gọi các đồng nghiệp Đảng Dân chủ ủng hộ đề xuất sửa đổi của ông bằng cách nhắc họ rằng chính quyền Biden đã bán hàng triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của Hoa Kỳ cho Trung Quốc.
Phát biểu tại Thượng viện, TNS Cruz lưu ý: “Dầu đó đã được người đóng thuế Mỹ thanh toán. Dự luật của tôi sẽ ngăn tổng thống bán dầu của chúng ta cho những người cộng sản Trung Quốc.”
Ông cảnh báo: “Tôi cũng xin lưu ý rằng dầu đã được bán cho một công ty Trung Quốc thuộc sở hữu của chính quyền cộng sản [Trung Quốc], trong đó một phần đáng kể cổ phần thuộc sở hữu của một công ty cổ phần tư nhân, mà một phần đáng kể thuộc sở hữu của con trai tổng thống, ông Hunter Biden. Nếu các thành viên Đảng Dân chủ không muốn nhìn thấy hàng triệu thùng dầu của Hoa Kỳ bị bán cho những người cộng sản Trung Quốc, thì họ nên ủng hộ sự sửa đổi của tôi.”
Theo một tài liệu của DOE mà The Epoch Times đã xem xét, trong thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 7/2022, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã bán gần 6 triệu thùng dầu từ kho dự trữ Chiến lược cho công ty Unipec America, một chi nhánh thương mại tại Hoa Kỳ của công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc Sinopec.
Đối với mỗi lần bán dầu từ kho dự trữ, Bộ Năng lượng Mỹ đều tổ chức đấu giá cạnh tranh và trao hợp đồng cho người trả giá cao nhất.
Sửa đổi của TNS Cruz sẽ bổ sung một điều kiện mới trong quá trình đấu giá. Theo nội dung sửa đổi, một tổ chức hoặc cá nhân có ý định bán dầu cho Trung Quốc sẽ không được coi là đã đưa ra giá mua “hợp lệ” trừ khi giá chào mua “cao hơn 10 lần so với giá chào mua cao nhất tiếp theo”.
Sửa đổi của TNS Cruz đã bị bác bỏ vào ngày 7/8 sau cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 54 – 46 do không đạt được đa số 60 phiếu bầu cần thiết để được thông qua. Bốn thành viên Đảng Dân chủ đã tham gia cùng với toàn bộ 50 thành viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho đề xuất của TNS Cruz.
Nỗ lực khác của Đảng Cộng hòa
Sau khi sửa đổi của TNS Cruz bị từ chối, trong một bài đăng trên Twitter, Dân biểu Đảng Cộng hòa Jeff Duncan (tiểu bang South Carolina) cho biết, các thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện cũng đã chặn một sửa đổi tương tự do ông và Dân biểu Đảng Cộng hòa Cathy McMorris Rodgers (tiểu bang Washington) đồng bảo trợ. Dân biểu Rodgers là một thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Thương mại và Năng lượng của Hạ viện.
Dân biểu Duncan chỉ trích: “Đây là chính sách năng lượng nước Mỹ cuối cùng.”
Theo đề xuất của các dân biểu Đảng Cộng hòa, dầu mỏ sẽ bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc và bị cấm xuất khẩu cho bất kỳ tổ chức nào không chứng nhận được rằng họ “không thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát hoặc chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Hạ viện Mỹ đã bác bỏ sửa đổi này sau khi 219 thành viên Đảng Dân chủ nhất trí bỏ phiếu chống lại đề xuất này vào tháng 7, trong khi 206 thành viên Đảng Cộng hòa đều bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi.
TNS CruZ hiện đang dẫn đầu một nỗ lực khác để cấm bán dầu của Mỹ cho Trung Quốc. Hôm 13/7, ông đã dẫn đầu một nhóm các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa tại Thượng viện giới thiệu một dự luật có tên gọi “Đạo luật không cung cấp dầu thô khẩn cấp cho các đối thủ nước ngoài”.
Theo một thông báo, nếu được ban hành, đạo luật này (S.4515) sẽ ngăn chặn các cuộc đấu giá bán dầu của SPR trong tương lai cho Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Nga.
TNS Đảng Cộng hòa Josh Hawley (tiểu bang Missouri), một trong các nhà đồng bảo trợ dự luật đang chờ xử lý, cáo buộc: “Tổng thống Joe Biden đã phá nát ngành sản xuất năng lượng của Mỹ và sau đó bán dầu dự trữ chiến lược của chúng ta cho Trung Quốc, trong khi lại tuyên bố quan tâm đến mức giá cao mà người Mỹ đang phải trả tại các trạm xăng. Điều này lẽ ra không nên được phép xảy ra. Quốc hội phải thông qua đạo luật để đảm bảo điều đó không xảy ra nữa.”
TNS Đảng Cộng hòa Jim Inhofe (tiểu bang Oklahoma), một nhà đồng bảo trợ khác của dự luật, chỉ trích quyết định của Tổng thống Biden trong việc bán dầu của kho dự trữ chiến lược cho Trung Quốc là “vô trách nhiệm”.
Ông cảnh báo: “Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với chúng ta. Chúng ta nên buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ, chứ không phải hỗ trợ cho những nỗ lực của họ trong việc tích trữ dầu như một biện pháp khác để thách thức Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta.”
Gia Huy (Theo The Epoch Times)