Các vụ lừa đảo của Tập đoàn Snake Campuchia liên tiếp truyền đi, nhiều người Đài Loan đến đó làm việc bị đối xử rất tàn bạo, bị tấn công tình dục, thậm chí bị “mổ cướp nội tạng sống”.
Ngày 18/8/2022, Cục Cảnh sát Hàng không Đài Loan tiếp tục cử người cầm biểu ngữ tại sân bay quốc tế Đào Viên, nhắc nhở công chúng cảnh giác với các vụ lừa đảo việc làm lương cao ở nước ngoài. (Ảnh: Thông tấn xã Trung ương Đài Loan – CNA)
Ngày 18/8, ông Thẩm Bá Dương, trợ lý giáo sư tại Viện Tội phạm học thuộc Đại học Đài Bắc, cho biết Campuchia đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thâm nhập nghiêm trọng và không có khả năng chống lại Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ.
“Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2021” (Corruption Perceptions Index) do Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức uy tín quốc tế, công bố Campuchia xếp thứ 157 trong số 180 quốc gia và khu vực trên thế giới, ngang bằng với Iraq và Zimbabwe.
Tháng Tư năm nay, theo chỉ số ảnh hưởng của Trung Quốc (chỉ số thâm nhập) được công bố, Campuchia đứng đầu, về căn bản (chính quyền) nước này có thể được coi là bù nhìn của ĐCSTQ.
Từ năm 2016 đến năm 2018, Trung Quốc đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào thành phố Sihanoukville và hầu hết đều tập trung vào ngành công nghiệp trò chơi đánh bạc.
Ngày 25/4 năm nay, “Phòng thí nghiệm Dân chủ Đài Loan” (Doublethink Lab) do học giả Thẩm Bá Dương và những người khác thành lập đã phát hành một báo cáo về ảnh hưởng toàn cầu của ĐCSTQ với “Chỉ số Trung Quốc” (China Index). Hiện tại, trang web đã có đánh giá đầy đủ về ảnh hưởng của ĐCSTQ tại 36 quốc gia.
Ông Thẩm Bá Dương cho rằng Campuchia đã bị ĐCSTQ thâm nhập nghiêm trọng. Đối mặt với một lượng lớn các Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, nước này không có khả năng phản kháng.
Trong đó, nghiêm trọng nhất chính là mức độ “thực thi pháp luật”. Ngoài một lượng lớn những tương trợ tư pháp giữa hai nước (như dẫn độ, chống khủng bố, v.v.), sự thâm nhập của các băng nhóm đã lên đến đỉnh điểm trong 4 năm qua (bắt đầu từ Ma Cao, chủ yếu là cờ bạc và ma túy).
Hiện tại, trong số các đặc khu kinh tế, chỉ riêng thành phố Sihanoukville của Campuchia, có hàng chục khu vực với nhiều tên gọi khác nhau. Mỗi một khu vực có thể có ít nhất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn công ty lừa đảo và hầu hết đều do người Trung Quốc thành lập, cũng có một số là do người Đài Loan sở hữu.
Ngày nay, có 163 công ty trò chơi hợp pháp ở Campuchia, trong đó 91 công ty đặt tại Sihanoukville. Theo Nikkei Asia, tại Sihanoukville ban đầu họ chủ yếu hoạt động dựa trên ngành công nghiệp cờ bạc trực tuyến, nhưng trong những năm gần đây, đã dần chuyển sang hoạt động lừa đảo, và trở thành điểm nóng về gian lận của các nhóm tội phạm.
Ông Thẩm Bá Dương cho biết, cùng với sự ra đời của hệ thống giám sát đô thị của Trung Quốc, đối với ĐCSTQ, việc bắt giữ người dân ở Campuchia là rất dễ dàng. Ở Campuchia, những người đến từ Hồng Kông, Đài Loan và người Duy Ngô Nhĩ đều đang bị ĐCSTQ đe dọa. ĐCSTQ thực thi luật pháp tùy tiện như chốn không người.
Ông phân tích, ở Campuchia, các băng đảng xã hội đen Đài Loan thuộc nhóm “kinh doanh”, có nhiệm vụ khác nhau tại những nơi khác nhau, họ thiên về kinh doanh (lừa đảo) nhiều hơn.
ĐCSTQ quá dễ dàng can thiệp vào các việc thực thi pháp luật của Campuchia, có thể nói là dễ dàng nhất trên thế giới. Họ có thể can thiệp vào bất kỳ thời điểm nào trong vụ án.
Ông Thẩm Bá Dương cũng tiết lộ, ở giai đoạn này ĐCSTQ sẽ không hoạt động thông qua thế giới ngầm, mà qua một lượng lớn những người nổi tiếng trên Internet cấp thấp. Vì vậy trong những ngày qua, có rất nhiều video hô ứng với ĐCSTQ, có thể nói đây là một tín hiệu rất quan trọng.
Ông cũng tiết lộ vấn đề thâm nhập vào các đặc trưng của Campuchia. Đầu tiên, ĐCSTQ sẽ tung tin đồn ở Campuchia, sau đó tự bác bỏ tin đồn, và tự gọi mình là “máy nghiền tin đồn”; Campuchia còn là một kênh rửa tiền quan trọng đối với quan chức ĐCSTQ.
Ông cũng tiết lộ: “Cuối năm ngoái, một lượng lớn các cuộc tấn công vào tài khoản của ông Trần Thời Trung (Chen Shih-chung, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan khi đó) chủ yếu đến từ Campuchia (hơn 700 cuộc). Đài Loan thậm chí có thể có những người hỗ trợ địa phương sinh sống ở Campuchia.”
Trong năm qua, cảnh sát Đài Loan đã phá vụ lừa đảo 82 người đến Campuchia chỉ riêng của một tập đoàn vượt biên trái phép, lợi nhuận thu được từ vụ lừa đảo này vượt quá 20 triệu Đài tệ (khoảng hơn 660.000 USD). Theo ước tính sơ bộ của Cục Cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc, có thể hàng ngàn người Đài Loan là nạn nhân. Những người trong ngành cho biết, việc lừa đảo đi Campuchia kiếm việc làm lương cao hiện nay đã được công nghiệp hóa hoàn toàn.
Bình Minh