EU trừng phạt Iran vì đàn áp biểu tình và có ‘dính líu’ đến Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Hai (17/10) kêu gọi áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với các cá nhân và thực thể Iran vì hành động trấn áp các cuộc biểu tình sau cái chết của cô gái 22 tuổi Mahsa Amini. Đồng thời, khối này cũng tính tới trừng phạt Iran vì chuyển giao máy bay không người lái cho Nga.
Iran đối mặt với các lệnh trừng phạt của EU vì đàn áp biểu tình
EU đang tiến tới áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, cáo buộc Tehran có hành động trấn áp các cuộc biểu tình liên quan cái chết của cô gái trẻ Mahsa Amini vì “trang phục không phù hợp”.
Theo đó, ngày 17/10, EU áp đặt lệnh trừng phạt với 11 cá nhân và 4 thực thể Iran. Trong số những cá nhân nằm trong diện trừng phạt có ông Mohammad Rostami và Hajahmad Mirzaei – hai quan chức hàng đầu của lực lượng cảnh sát “đạo đức Hồi giáo”, Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Iran Issa Zarepour cùng một số quan chức cảnh sát địa phương. Một số thực thể trong danh sách bao gồm lực lượng bán quân sự Basij của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và cơ quan an ninh mạng của IRGC.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm lệnh cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản; cấm công dân và thực thể EU cung cấp tiền cho các cá nhân và thực thể nằm trong danh sách trừng phạt và cấm xuất khẩu các thiết bị công nghệ sang Iran được cho là dùng để trấn áp người dân và giám sát viễn thông.
“EU và các quốc gia thành viên lên án việc sử dụng vũ lực phổ biến và không cân xứng đối với những người biểu tình ôn hòa. Đây là điều không chính đáng và không thể chấp nhận được. Người dân Iran, cũng như bất kỳ nơi nào khác, có quyền biểu tình một cách hòa bình và quyền này phải được đảm bảo trong mọi trường hợp”, một thông cáo của EU nêu rõ.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra sau cái chết của cô gái Mahsa Amini 22 tuổi đến từ Iran. Cô đã bị bắt tại Tehran vì “trang phục không phù hợp”. Vài giờ sau khi bị bắt, cô hôn mê và phải nhập viện. Cô qua đời vào ngày 16/9.
Các cuộc biểu tình, tập trung ở các khu vực phía tây bắc đông người Kurd của Iran nhưng đã lan ra ít nhất 50 thành phố và thị trấn trên toàn quốc. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi làn sóng biểu tình tăng giá xăng vào năm 2019.
Theo các nhóm nhân quyền, khoảng 200 người biểu tình đã bị thiệt mạng trong những tuần biểu tình kể từ khi cô Amini qua đời. Các quan chức Iran đã bác bỏ thông tin rằng lực lượng an ninh đã sát hại người biểu tình, và nói rằng họ có thể đã bị bắn bởi những người bất đồng chính kiến có vũ trang.
Cái chết của cô gái Amini làm dấy lên sự tức giận về các vấn đề bao gồm quyền tự do ở nhà nước Hồi giáo và một nền kinh tế đang quay cuồng với các lệnh trừng phạt. Phụ nữ đóng một vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, vẫy tay và đốt mạng che mặt, một số còn cắt tóc ở nơi công cộng.
Chính phủ Iran hạn chế báo chí và hạn chế quyền truy cập Internet sau khi nổ ra các cuộc biểu tình, gây khó khăn cho việc xác minh các báo cáo.
“EU hy vọng Iran sẽ ngay lập tức dừng cuộc đàn áp bạo lực nhằm vào những người biểu tình ôn hòa, giải phóng những người bị giam giữ và đảm bảo luồng thông tin tự do, bao gồm cả truy cập Internet”, tuyên bố của EU cho biết.
“Hơn nữa, EU mong đợi Iran làm rõ số người thiệt mạng và bị bắt, đồng thời cung cấp quy trình xử lý hợp lý cho tất cả những người bị bắt giữ”.
Đáp lại, Ngoại trưởng Iran đã phản ứng vào hôm 17/10 trước các lệnh trừng phạt của EU áp lên Tehran, gọi chúng là “thừa thãi” và “một hành động viển vông và phi lý”, theo hãng tin Reuters.
“EU hôm nay đã thông qua các biện pháp trừng phạt thừa thãi đối với người Iran. Đó là một hành động phi xây dựng do tính toán sai lầm, dựa trên thông tin sai lệch. Bạo loạn và phá hoại không được dung thứ ở bất cứ đâu; Iran cũng không phải là ngoại lệ”, ông Hossein Amirabdollahian nói trên Twitter.
EU trừng phạt Iran vì ‘dính líu’ đến Ukraine
Các ngoại trưởng EU cũng kêu gọi Liên minh này tăng cường trừng phạt Iran do nghi ngờ Tehran chuyển giao máy bay không người lái cho Nga để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
Ukraine cho biết, Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất trong những tuần gần đây, cáo buộc rằng Tehran phải chịu trách nhiệm về việc này.
Iran phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga kể từ khi Moscow xâm lược Ukraine. Điện Kremlin chưa đưa ra bình luận gì về cáo buộc này.
“Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ việc sử dụng máy bay không người lái. Chúng tôi sẽ tìm kiếm bằng chứng cụ thể về vai trò của Iran trong cuộc xung đột Ukraine và sẵn sàng phản ứng bằng các lệnh trừng phạt”, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell nói trong một cuộc họp báo sau cuộc họp giữa các bộ trưởng.
“Các máy bay không người lái của Iran dường như được sử dụng để tấn công ngay trung tâm Kyiv, đây là một hành động tàn bạo”, Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod lên án trong cuộc họp của các ngoại trưởng EU ở Luxembourg.
Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu nói với tờ Reuters rằng các biện pháp trừng phạt “cần được áp dụng ngay lập tức”.
Ông Reinsalu cho biết các báo cáo của Kyiv về nguồn gốc của các máy bay không người lái từ Iran cần được xem xét nghiêm túc, trong đó các biện pháp trừng phạt đóng vai trò như một biện pháp răn đe cho thấy “điều này sẽ mang lại hậu quả”.
Pháp và Đức đều là các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Hai nước này nói rõ rằng, cần phải có các biện pháp trừng phạt mới về vụ máy bay không người lái Iran được Nga sử dụng vì việc chuyển giao vũ khí như vậy là vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Huyền Anh
Kỳ tích không tưởng của bộ binh Ukraina!
Binh sĩ Ukraine đã bắn hạ một tên lửa hành trình của Nga bằng tên lửa phòng không vác vai. Đây được xem như một điều không tưởng.
Tên lửa hành trình bay với tốc độ khoảng Mach 0,8, tức 270 mét / giây, rất nhanh, bộ binh mặt đất về cơ bản không có nhiều khả năng có thể bắn trúng nó. Tuy nhiên, một người lính Ukraine đã làm nên kỳ tích khi bắn hạ thành công một tên lửa hành trình bay tới bằng tên lửa phòng không vác vai. Sự việc được coi là có tỷ lệ thành công chỉ ở mức “trăm vạn lần mới có một”.
Trang tin tức quân đội Task and Purpose có trụ sở tại Mỹ đưa tin, quân đội Ukraine đã công bố đoạn video cho thấy một số binh sĩ Ukraine đang ở nơi hoang vu khi họ nghe thấy tiếng gầm rú của động cơ tên lửa hành trình Nga đang lao tới. Các binh sĩ đã hét lên “Cố lên!” trong khi cố gắng bắn hạ tên lửa của Nga bằng tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Liên Xô cũ (hay NATO gọi là : SA-18 Grouse).
Sau đó trên bầu trời xa xăm xuất hiện một quả cầu lửa và tên lửa 9K38 Igla đã đánh chặn thành công tên lửa hành trình đang lao tới, tất cả các binh sĩ Ukraine có mặt đều reo hò phấn khích trước một nhiệm vụ cực kỳ khó thành công.
Trần Phong
Mỹ, EU cân nhắc trả tiền Internet Starlink cho Ukraina
Theo nhật báo Anh Financial Times, Liên minh châu Âu đang cân nhắc việc trả tiền cho dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk cung cấp cho Ukraina. Ngoài ra, theo Politico, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đang cân nhắc làm điều tương tự.
Financial Times dẫn lời một quan chức EU cho biết: “Một lựa chọn là chúng tôi trả tiền cho Starlink vì nó đã hoạt động, họ có hàng nghìn thiết bị đầu cuối trên mặt đất… một hợp đồng [với các nước EU] sẽ mang lại sự ổn định.”
“Nhưng tại sao chúng ta cần Musk? Các công ty khác có thể cung cấp dịch vụ này”, quan chức này nói thêm. “Nó có thể rẻ hơn và đáng tin cậy hơn.”
Một quan chức thứ hai cho biết việc thanh toán cho Starlink là “chỉ là một trong nhiều lựa chọn khả thi” mà EU có thể xem xét như là các bước tiềm năng.
Trước đó, ông Musk viết trên Twitter: “Mặc dù Starlink vẫn thua lỗ và các công ty khác đang thu được hàng tỉ USD, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tài trợ cho chính phủ Ukraina miễn phí”.
Starlink gồm 3.000 vệ tinh nhỏ ở quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Dịch vụ Internet vệ tinh này đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống thông tin liên lạc của Ukraina. Theo thông báo gần đây của tỷ phú Musk, SpaceX đã tặng khoảng 25.000 thiết bị đầu cuối Internet vệ tinh Starlink cho Kyiv.
SpaceX cho biết chi phí của hoạt động viện trợ này đến nay đã lên tới 80 triệu USD, dự kiến tốn hơn 120 triệu USD cho tới cuối năm nay, và sẽ tốn gần 400 triệu USD trong 12 tháng tới.
Trước đó có thông tin SpaceX đã yêu cầu Ngũ Giác Đài thanh toán cho các khoản tài trợ nói trên của Starlink.
Trần Phong
https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2450194731637417&output=html&h=90&slotname=1115549311&adk=2052768845&adf=854766408&pi=t.ma~as.1115549311&w=728&lmt=1666063876&format=728×90&url=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2Fthe-gioi%2Fmy-len-an-nga-pham-toi-ac-chien-tranh-sau-vu-may-bay-khong-nguoi-lai-tan-cong-chung-cu-o-kyiv-385890.html&wgl=1&dt=1666073366191&bpp=1&bdt=337&idt=327&shv=r20221013&mjsv=m202210110101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3D984195a4e726bd01-2292538f77cf00fd%3AT%3D1639694968%3ART%3D1639694968%3AS%3DALNI_MZXJ2tb13E6BwNDsaadUGvUso6U-Q&gpic=UID%3D00000498df0a8b2a%3AT%3D1649331312%3ART%3D1666072783%3AS%3DALNI_MYd8ti2oAj7gDP4u2DOez6K4CMKCw&prev_fmts=0x0&nras=1&correlator=6156900664253&frm=20&pv=1&ga_vid=1183819638.1639694943&ga_sid=1666073367&ga_hid=1938686907&ga_fc=1&u_tz=660&u_his=50&u_h=1500&u_w=2400&u_ah=1450&u_aw=2400&u_cd=24&u_sd=0.8&adx=818&ady=214&biw=2364&bih=1289&scr_x=0&scr_y=0&eid=44759876%2C44759927%2C44759842%2C42531705%2C44770881&oid=2&pvsid=3568411184906466&tmod=2098530320&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.ntdvn.net%2F&eae=0&fc=1920&brdim=8%2C0%2C8%2C0%2C2400%2C0%2C2400%2C1438%2C2385%2C1289&vis=1&rsz=%7C%7CeE%7C&abl=CS&pfx=0&fu=0&bc=31&ifi=2&uci=a!2&fsb=1&xpc=FOpMccJDe9&p=https%3A//www.ntdvn.net&dtd=418
Khung cảnh Kyiv sau khi bị không kích sáng ngày 10/10/2022 tại Ukraine. (Ảnh: Matti Maasikas/Twitter)
Mỹ lên án Nga ‘phạm tội ác chiến tranh’ sau vụ máy bay không người lái tấn công chung cư ở Kyiv
Hôm thứ Hai (17/10), chỉ vài giờ sau khi Nga tấn công các thành phố của Ukraine bằng máy bay không người lái trong giờ cao điểm buổi sáng, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng trong một toà chung cư ở Kyiv, Mỹ tuyên bố “Nga đã phạm tội ác chiến tranh”.
Theo tin từ Reuters, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, trong bài phát biểu video tối thứ Hai, cho biết Nga đã triển khai nhiều vụ tấn công hơn. “Hiện tại, có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới của Nga. Có [máy bay không người lái của Nga] đã bị [lực lượng Ukraine] bắn hạ”.
Hãng thông tấn Interfax Ukraine, trích dẫn nguồn tin từ người dùng Telegram ở Ukraine, đưa tin về các vụ nổ ở thị trấn Fastiv, ngoại ô Kyiv, cũng như ở cảng phía nam Odesa.
Các lực lương của Nga tăng cường tấn công vào các cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraine trong đợt không kích lần thứ hai chỉ trong một tuần. Lần không kích đầu tiên diễn ra vào buổi sáng sau khi người dân đã đi học và đi làm. Việc tăng cường tấn công vào các cơ sở hạ tầng trọng yếu của Ukraine diễn ra sau khi cây cầu nối Crimea và Nga bị bốc cháy; sự kiện mà Nga dán nhãn ‘khủng bố’ và thề sẽ trả đũa.
Thông tin từ phía Ukraine cho biết các binh sĩ của nước này đã cố gắng bắn hạ máy bay không người lái của Nga sau khi các máy bay này làm rung chuyển thủ đô Kyiv vào sáng thứ Hai. Một tên lửa phòng không xuất hiện trên bầu trời buổi sáng, sau đó là một vụ nổ và ngọn lửa màu da cam, khi người dân đua nhau tìm nơi trú ẩn.
Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên rằng Nhà Trắng “lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công tên lửa của Nga ngày hôm nay” và cho biết vụ tấn công “tiếp tục thể hiện sự tàn bạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin”, theo Reuters.
Thư ký Nhà trắng cũng tuyên bố quan điểm của chính phủ ông Biden rằng: “Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Ukraine trong thời gian cần thiết”. “… Chúng tôi sẽ tiếp tục áp đặt chi phí đối với Nga, buộc họ phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh của mình”. Nhà Trắng cũng đề cập tới gói viện trợ trị giá 725 triệu USD mới được công bố dành cho Ukraine vào thứ Sau tuần trước.
Thị trưởng Kyiv, ông Vitali Klitschko, cho biết một phụ nữ mang thai nằm trong số 4 nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công tòa nhà dân cư.
Khói đen bốc ra từ các cửa sổ của tòa nhà chung cư Kyiv, các nhân viên dịch vụ khẩn cấp vất vả để dập tắt ngọn lửa.
Vitalii Dushevskiy, 29 tuổi, một nhân viên chuyển phát nhanh, người đang ở căn hộ thuê trong tòa nhà nói với Reuters: “Tôi chưa bao giờ sợ hãi như vậy … Đó là giết người, đó chỉ đơn giản là giết người”.
Ukraine cho biết các cuộc tấn công được thực hiện bởi “máy bay không người lái tự sát” do Iran sản xuất, bay đến mục tiêu của họ và phát nổ. Iran hôm thứ Hai vẫn phủ nhận rằng họ đang cung cấp máy bay không người lái cho Nga, trong khi Điện Kremlin chưa đưa ra bình luận nào.
Quang Nhật
Theo Reuters