Án tù chung thân cho 3 nghi phạm trong vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines
2 người Nga và 1 người Ukraine theo phe ly khai bị định tội giết người và phải nhận bản án tù chung thân trong vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines năm 2014, phán quyết được công bố ở khu phức hợp tư pháp thị trấn Badhoevedorp, tỉnh Noord-Holland (Hà Lan).
Tòa án Hà Lan nói rằng vào ngày 17/7/2014, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa do Nga sản xuất bắn hạ khi đang bay qua miền đông Ukraine. Vào thời điểm đó, khu vực này là nơi giao tranh giữa lực lượng ly khai thân Nga và lực lượng Ukraine, tiền thân của cuộc xung đột hiện nay. Vụ việc đã khiến tất cả 298 người trên máy bay đều thiệt mạng.
3 người bị kết án là cựu sĩ quan tình báo Nga Igor Girkin và Sergey Dubinskiy, và thủ lĩnh phe ly khai Ukraine Leonid Kharchenko.
Cả 3 đã giúp sắp xếp và vận chuyển hệ thống tên lửa BUK, loại bắn hạ máy bay, từ căn cứ quân sự Nga vào Ukraine, mặc dù họ không phải là người thực sự bóp cò. 3 người này hiện đang “lẩn trốn” và được cho là ở Nga – nước sẽ không dẫn độ họ.
Một nghi phạm người Nga khác là Oleg Pulatov đã được tha bổng. Trong số các nghi phạm, chỉ có Oleg Platov là thông qua luật sư để khẳng định không nhận tội.
Các đoạn ghi âm điện thoại thu được là chứng cứ quan trọng để cáo buộc các bị cáo, nó cho thấy họ tin rằng “mục tiêu” mà mình tấn công là một máy bay chiến đấu của Ukraine.
Chủ tọa phiên tòa Hendrik Steenhuis cho biết các bị cáo không được hưởng bất kỳ quyền miễn trừ truy tố nào vì họ không phải là thành viên lực lượng vũ trang Nga.
Ông Steenhuis nói rằng “không có lý do hợp lý nào khác để nghi ngờ”, MH17 đã bị hệ thống tên lửa Buk của Nga bắn rơi.
Bản án bao gồm việc trả 16 triệu euro tiền bồi thường cho các nạn nhân, nếu người bị định tội không trả, số tiền này sẽ do Chính phủ Hà Lan trả.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phát biểu sau phán quyết rằng nghi phạm bị định tội là một bước quan trọng, nhưng không phải là kết luận cuối cùng.
Ông nói trong một tuyên bố: “Phán quyết về MH17 đã được chờ đợi từ lâu. Rất tốt, hiện giờ đã đến thời khắc này. Đây là một bước nữa trong hành trình tìm kiếm sự thật và công lý cho các nạn nhân và người thân của họ. Nhưng đây cũng là một ngày khó khăn đau khổ khác đối với nhiều người thân và bạn bè của 298 người đã thiệt mạng trong ngày kinh hoàng 17/7/2014.”
Ông cảnh báo rằng tất cả các bên đều có quyền kháng cáo. “Nhưng điều cần nhắc lại là, hôm nay đã tiến một bước quan trọng, hy vọng những người thân của nạn nhân cũng cảm thấy như vậy,” ông nói thêm.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, phán quyết hôm thứ Năm của tòa án Hà Lan đánh dấu “thời khắc quan trọng của chính nghĩa và việc truy cứu trách nhiệm”.
Ông Stoltenberg viết trên Twitter: “Đối với loại tội ác này, không thể nào có tội mà không bị trừng phạt. Tôi biểu thị sự đồng tình với người nhà và những người thân yêu của 298 nạn nhân vô tội.”
“Gia đình các nạn nhân muốn sự thật, họ muốn công lý được nêu cao và những kẻ chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt, đó là sự thật. Tôi rất hài lòng,” ông Piet Ploeg, người đứng đầu một quỹ đại diện cho các nạn nhân, nói với Reuters. Ông cũng có người thân trong danh sách nạn nhân trên chuyến bay MH17.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi đây là một “quyết định quan trọng”.
“Nhưng điều cần thiết là những người đã ra lệnh [bắn hạ máy bay] cũng cần bị đưa ra vành móng ngựa,” ông Zelensky tweet.
Moscow đã phủ nhận mọi liên quan hoặc trách nhiệm đối với vụ việc này.
Tại một cuộc họp báo ở Moscow hôm thứ Năm (17/11), Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechaev nói với các phóng viên rằng Chính phủ Nga sẽ nghiên cứu kết quả điều tra của tòa án.
Các nạn nhân của chuyến bay MH17, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur vào thời điểm xảy ra sự cố, họ đến từ 10 quốc gia khác nhau và hơn một nửa trong số họ là người Hà Lan.
Cuộc điều tra do Hà Lan dẫn đầu, với sự tham gia của Ukraine, Malaysia, Úc và Bỉ.
Trí Đạt
Án tù chung thân cho 3 nghi phạm trong vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines
2 người Nga và 1 người Ukraine theo phe ly khai bị định tội giết người và phải nhận bản án tù chung thân trong vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines năm 2014, phán quyết được công bố ở khu phức hợp tư pháp thị trấn Badhoevedorp, tỉnh Noord-Holland (Hà Lan).
Sân bay quốc tế Amsterdam: Tưởng nhớ nạn nhân thiệt mạng trong chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines (Nguồn: PersianDutchNetwork/wikimedia)
Tòa án Hà Lan nói rằng vào ngày 17/7/2014, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa do Nga sản xuất bắn hạ khi đang bay qua miền đông Ukraine. Vào thời điểm đó, khu vực này là nơi giao tranh giữa lực lượng ly khai thân Nga và lực lượng Ukraine, tiền thân của cuộc xung đột hiện nay. Vụ việc đã khiến tất cả 298 người trên máy bay đều thiệt mạng.
3 người bị kết án là cựu sĩ quan tình báo Nga Igor Girkin và Sergey Dubinskiy, và thủ lĩnh phe ly khai Ukraine Leonid Kharchenko.
Cả 3 đã giúp sắp xếp và vận chuyển hệ thống tên lửa BUK, loại bắn hạ máy bay, từ căn cứ quân sự Nga vào Ukraine, mặc dù họ không phải là người thực sự bóp cò. 3 người này hiện đang “lẩn trốn” và được cho là ở Nga – nước sẽ không dẫn độ họ.
Một nghi phạm người Nga khác là Oleg Pulatov đã được tha bổng. Trong số các nghi phạm, chỉ có Oleg Platov là thông qua luật sư để khẳng định không nhận tội.
Các đoạn ghi âm điện thoại thu được là chứng cứ quan trọng để cáo buộc các bị cáo, nó cho thấy họ tin rằng “mục tiêu” mà mình tấn công là một máy bay chiến đấu của Ukraine.
Chủ tọa phiên tòa Hendrik Steenhuis cho biết các bị cáo không được hưởng bất kỳ quyền miễn trừ truy tố nào vì họ không phải là thành viên lực lượng vũ trang Nga.
Ông Steenhuis nói rằng “không có lý do hợp lý nào khác để nghi ngờ”, MH17 đã bị hệ thống tên lửa Buk của Nga bắn rơi.
Bản án bao gồm việc trả 16 triệu euro tiền bồi thường cho các nạn nhân, nếu người bị định tội không trả, số tiền này sẽ do Chính phủ Hà Lan trả.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phát biểu sau phán quyết rằng nghi phạm bị định tội là một bước quan trọng, nhưng không phải là kết luận cuối cùng.
Ông nói trong một tuyên bố: “Phán quyết về MH17 đã được chờ đợi từ lâu. Rất tốt, hiện giờ đã đến thời khắc này. Đây là một bước nữa trong hành trình tìm kiếm sự thật và công lý cho các nạn nhân và người thân của họ. Nhưng đây cũng là một ngày khó khăn đau khổ khác đối với nhiều người thân và bạn bè của 298 người đã thiệt mạng trong ngày kinh hoàng 17/7/2014.”
Ông cảnh báo rằng tất cả các bên đều có quyền kháng cáo. “Nhưng điều cần nhắc lại là, hôm nay đã tiến một bước quan trọng, hy vọng những người thân của nạn nhân cũng cảm thấy như vậy,” ông nói thêm.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, phán quyết hôm thứ Năm của tòa án Hà Lan đánh dấu “thời khắc quan trọng của chính nghĩa và việc truy cứu trách nhiệm”.
Ông Stoltenberg viết trên Twitter: “Đối với loại tội ác này, không thể nào có tội mà không bị trừng phạt. Tôi biểu thị sự đồng tình với người nhà và những người thân yêu của 298 nạn nhân vô tội.”
“Gia đình các nạn nhân muốn sự thật, họ muốn công lý được nêu cao và những kẻ chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt, đó là sự thật. Tôi rất hài lòng,” ông Piet Ploeg, người đứng đầu một quỹ đại diện cho các nạn nhân, nói với Reuters. Ông cũng có người thân trong danh sách nạn nhân trên chuyến bay MH17.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi đây là một “quyết định quan trọng”.
“Nhưng điều cần thiết là những người đã ra lệnh [bắn hạ máy bay] cũng cần bị đưa ra vành móng ngựa,” ông Zelensky tweet.
Moscow đã phủ nhận mọi liên quan hoặc trách nhiệm đối với vụ việc này.
Tại một cuộc họp báo ở Moscow hôm thứ Năm (17/11), Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechaev nói với các phóng viên rằng Chính phủ Nga sẽ nghiên cứu kết quả điều tra của tòa án.
Các nạn nhân của chuyến bay MH17, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur vào thời điểm xảy ra sự cố, họ đến từ 10 quốc gia khác nhau và hơn một nửa trong số họ là người Hà Lan.
Cuộc điều tra do Hà Lan dẫn đầu, với sự tham gia của Ukraine, Malaysia, Úc và Bỉ.
Trí Đạt
Chính phủ Anh ngăn chặn vốn Trung Quốc mua hãng chip NWF
Sau khi tiến hành đánh giá về an ninh quốc gia, vào thứ Tư (16/11) Chính phủ Anh đã ra lệnh cho công ty công nghệ Nexperia có nguồn đầu tư từ Trung Quốc phải bán ít nhất 86% cổ phần của Newport Wafer Fab (NWF) ở Anh.
Nexperia là công ty con ở Hà Lan của công ty bán dẫn khổng lồ Trung Quốc Wingtech. Năm 2019, Wingtech trở thành cổ đông lớn thứ hai của NWF với 14% cổ phần, sau đó 2 năm thì Nexperia mua lại hãng sản xuất chip này. Vào thời điểm đó, công ty có trụ sở tại xứ Wales này đang mắc nợ và bên bờ vực phá sản, động thái mua lại đã làm dấy lên mối lo ngại về việc công nghệ bị lọt vào tay Trung Quốc.
Vào tháng 7/2021, Nexperia đã mua lại toàn bộ cổ phần của NWF và đổi tên thành Nexperia Newport Limited (NNL). Sau đó Chính phủ Vương quốc Anh đã dựa theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư (National Security and Investment Act) để thúc đẩy hoạt động xem xét đánh giá các thương vụ khả nghi liên quan.
Luật này được thông qua vào năm 2021 cho phép các cơ quan chức năng của Vương quốc Anh xem xét và chặn các hoạt động tiếp quản và đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời áp dụng hồi tố đối với các giao dịch đã hoàn tất kể từ tháng 11/2020.
Bộ Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp (BEIS) của Anh đã ban hành lệnh (PDF) vào tối thứ Tư lập luận rằng việc Nexperia kiểm soát NWF có thể tạo thành rủi ro an ninh quốc gia Anh khi có thể khiến công nghệ sản xuất chất bán dẫn hỗn hợp của NWF rò rỉ sang Trung Quốc, gây ảnh hưởng lợi ích chung của Vương quốc Anh.
“Chúng tôi hoan nghênh thương mại và đầu tư nước ngoài hỗ trợ tăng trưởng và việc làm. Tuy nhiên nếu chúng tôi xác định được rủi ro đối với an ninh quốc gia, chúng tôi sẽ hành động dứt khoát”, đại diện thương mại Grant Shapps của Anh cho biết trên Twitter.
Newport Wafer Fab (NWF) là nhà sản xuất tấm bán dẫn silicon lớn nhất của Vương quốc Anh, những linh kiện cực nhỏ của công ty này được xuất khẩu sang châu Á để sản xuất chip hoặc chất bán dẫn.
Lệnh của BEIS cũng nêu rõ vị trí của cơ sở này nằm ở trung tâm công nghệ cao của khu vực nam xứ Wales, việc Trung Quốc tiếp cận khiến khu vực có thể tham gia vào các dự án liên quan đến an ninh quốc gia.
BEIS cho biết đại diện thương mại Grant Shapps tin rằng lệnh này là “cần thiết và phù hợp để giảm thiểu rủi ro đối với an ninh quốc gia Anh”.
Phía công ty Nexperia viện dẫn hai lần đánh giá an ninh trước đó không tìm thấy mối lo ngại nào về an ninh quốc gia nên họ không chấp nhận lý do mà Chính phủ Anh đưa ra, qua đó có kế hoạch kháng cáo quyết định này.
“Chúng tôi thực sự bị sốc”, CEO Toni Versluijs của Nexperia UK cho biết trong một tuyên bố. “Quyết định này là sai trái và chúng tôi sẽ kháng cáo để hủy bỏ lệnh này, để bảo vệ hơn 500 việc làm tại Newport”, ông Versluijs nói thêm.
Tuy nhiên Chủ tịch Alicia Kearns của Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh hoan nghênh lệnh này. Nghị sĩ đảng Bảo thủ này cho rằng Vương quốc Anh phải đảm bảo tài sản chiến lược của mình không vì lợi ích ngắn hạn trước mắt mà để “rơi vào tay các nước độc tài”.
“Tôi chắc rằng nhiều người sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì chúng tôi đã không bàn giao cơ sở hạ tầng an ninh quan trọng cho một công ty có quan hệ rõ ràng với Trung Quốc”, bà Kearns cho hay. “Quyết định này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của chính sách tăng cường an ninh quốc gia của Vương quốc Anh, chính sách để bảo vệ các công ty công nghệ và nghiên cứu hàng đầu của chúng tôi không bị rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh”.
Lâu nay công ty Nexperia luôn phủ nhận việc họ chịu kiểm soát từ Trung Quốc. Tuy nhiên trong 13 thành viên quản lý của họ có 2 người là người Trung Quốc (gồm vị trí quan trọng là giám đốc điều hành). Những người còn lại mang hộ chiếu Mỹ, Canada hoặc châu Âu.
Ngày 17/8, Anh đã từng chặn một thương vụ mua lại của Trung Quốc với lý do tương tự. Bộ trưởng Kwasi Kwarteng đã ra phán quyết theo “Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư” để ngăn chặn Công ty Super Orange Hồng Kông (Super Orange HK Holding Limited) mua lại công ty thiết kế phần mềm Pulsic của Anh.
Ngoài Vương quốc Anh, chính quyền Đức cũng đã chặn 2 thương vụ nhà đầu tư Trung Quốc mua hai nhà máy bán dẫn vào hôm 9/11, vì quan ngại mối đe dọa “trật tự và an ninh công cộng”.
Một trong số đó ngăn Trung Quốc tiếp quản một nhà máy của công ty Elmos tại Dortmund, bán cho Silex Thụy Điển – một công ty con thuộc tập đoàn Sai Microelectronics Trung Quốc. Hai là chặn thương vụ về một nhà máy bán dẫn của ERS Electronic có trụ sở tại Bavaria.
Mộc Vệ
Nước chủ nhà Qatar sẽ thu lợi khủng từ việc đăng cai World Cup 2022?
Giải Bóng đá Vô địch Thế giới (World Cup) được biết đến là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh và thu hút đông đảo sự quan tâm của người hâm mộ trên toàn thế giới. Theo tờ Al Jazeera, dự kiến, có khoảng trên 5 tỉ người đang háo hức đón chờ giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất sắp diễn ra ở Qatar, trên 1 triệu người sẽ đến tham dự trực tiếp các trận đấu trong kỳ World Cup 2022. Doanh thu bán vé đến kinh doanh hàng hoá, tiền tài trợ, tiền thưởng cũng như lợi nhuận từ hoạt động du lịch, có thể thu được những khoản tiền khổng lồ. Song đối với nước chủ nhà, số tiền này có đủ để bù đắp chi phí đăng cải tổ chức World Cup hay không?
Câu trả lời là không. Hầu hết các nước đăng cai tổ chức World Cup đều phải chi hàng chục tỉ USD cho việc chuẩn bị, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khách sạn… để đáp ứng nhu cầu của sự kiện với quy mô lớn như vậy. Tuy nhiên, phần lớn các khoản thu đó thường không được thu hồi, ít nhất không phải bằng tiền mặt.
World Cup chắc chắn là giải đấu kiếm ra nhiều tiền. Bản quyền truyền hình của World Cup năm 2018 tại Nga được bán cho các đài truyền hình trên khắp thế giới với giá 4,6 tỷ USD. Nhưng khoản tiền này do Liên đoàn Bóng đá Quốc tế FIFA (cơ quan quản lý bóng đá thế giới) nắm giữ. Doanh thu bán vé cũng thuộc sở hữu của một công ty con do FIFA sở hữu 100%. FIFA cũng kiếm hàng tỉ USD từ bản quyền quảng cáo, với doanh thu hơn 1 tỷ USD trong giải đấu năm 2018.
Dẫu vậy, cơ quan này sẽ phải trang trải các chi phí chính để tổ chức giải đấu. Họ sẽ phải trả cho quốc gia đăng cai World Cup 2022 là Qatar số tiền 1,7 tỷ USD, bao gồm giải thưởng 440 triệu USD tiền thưởng cho các đội bóng.
Nhưng theo ước tính, Qatar đã chi hơn 200 tỷ USD cho kỳ World Cup này và cơ sở hạ tầng trên khắp đất nước, trong đó có xây dựng khách sạn và trung tâm giải trí, sửa chữa toàn bộ mạng lưới đường bộ và xây dựng hệ thống đường sắt.
Với hơn 1 triệu du khách nước ngoài dự kiến đến Qatar tham dự giải đấu bóng đá kéo dài 1 tháng, nước chủ nhà sẽ chứng kiến lượng khách du lịch tăng đột biến. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu cho các chủ khách sạn, nhà hàng và những địa điểm tương tự. Nhưng lượng du khách tăng cao đòi hỏi đất nước phải xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng có sức chứa lớn hơn. Theo đó, chi phí cho hoạt động này thường lớn hơn nhiều so với doanh thu tạo ra trong ngắn hạn.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới báo cáo: “Giá khách sạn tăng trong thời gian cháy vé, nhưng tiền lương của những người làm dịch vụ không hẳn sẽ tăng cùng mức. Điều đó nghĩa là lợi nhuận của chủ các doanh nghiệp có thể cao hơn lợi nhuận của người lao động”. Vậy nên, những người có tiền sẽ tiếp tục kiếm thêm nhiều tiền. Còn những người không có tiền, vẫn sẽ… không có tiền.
Vậy nên, ít nhất là trong ngắn hạn, việc tổ chức một kỳ World Cup không có ý nghĩa về mặt tài chính.
Bên cạnh đó, việc du khách đến xem World Cup và mua hàng hóa, đồ uống hoặc bất kỳ sản phẩm nào từ các thương hiệu đối tác của FIFA, sẽ không đóng góp vào nguồn thu thuế của nước chủ nhà. Nguyên nhân là bởi trong quy trình đấu thầu World Cup, quốc gia đăng cai bắt buộc phải giảm thuế khổng lồ cho FIFA cũng như các thương hiệu tài trợ.
Khách du lịch không tham dự World Cup có xu hướng tránh đến nước chủ nhà trong thời gian diễn ra sự kiện này do họ muốn tránh đám đông, giao thông ùn tắc và giá cả tăng cao. Đối với Qatar 2022, nếu không có vé xem trận đấu, du khách sẽ không thể nhập cảnh vào quốc gia này từ ngày 1/11 cho đến khi World Cup bế mạc.
Phan Anh